XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NHẰM KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC HIỆU QUẢ

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG GIS VÀ MÔ HÌNH SWAT TRONG MÔ PHỎNG LP DÒNG CHẢY MẶT TRÊN LƯU VỰC SÔNG BUNG PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG 10600797 (Trang 87 - 90)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.4. XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NHẰM KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC HIỆU QUẢ

HIỆU QUẢ VÀ HỢP LÝ ĐỐI TẠI LƯU VỰC SÔNG BUNG

3.4.1. Biện pháp chung

Ở Việt Nam, tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với phát triển bền vững đã có sự chuyển biến rõ rệt cả về nhận thức và hành động. Theo đó, đặt ra yêu cầu phải quản lý bền vững và hiệu quả hơn các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và phòng chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; quản lý tài nguyên nước.

Về quy định: Cần chỉnh sửa, điều chỉnh, bổ sung một số nội dung về phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc, chính sách về tài nguyên nước. Thực hiện chủ trương kinh tế hóa, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và thực hiện quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên nước theo lưu vực sông kết hợp với quản lý theo địa bàn hành chính.

Về điều tra, chiến lược quy hoạch tài nguyên nước mặt: Tăng cường công tác điều tra cơ bản tài nguyên nước và quản lý tài nguyên nước theo chiến lược, quy hoạch, gồm các quy định về quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước; quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh và quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố.

Về khai thác, sử dụng tài nguyên nước: Bổ sung các quy định về tiết kiệm nước nhằm thực hiện chủ trương chống lãng phí trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, các quy định về chuyển nước lưu vực sông; điều hòa, phân phối tài nguyên nước.

Về Bảo vệ tài nguyên nước: Bổ sung quy định cụ thể về các biện pháp phòng, chống ơ nhiễm, suy thối, cạn kiệt nguồn nước; các biện pháp ứng phó và khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; giám sát tài nguyên nước; bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy; hành lang bảo vệ nguồn nước; bảo đảm sự lưu thơng dịng chảy.

3.4.2. Biện pháp thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và hổ trợ quản lý khai thác hiệu quả hướng đến phát triển bền vững khai thác hiệu quả hướng đến phát triển bền vững

Thực hiện có hiệu quả việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông trong điều kiện xét tới biến đổi khí hậu, đặc biệt là các lưu vực sông liên quốc gia, khi mà

88

trạng thái dòng chảy (kể cả lượng và chất) bị phụ thuộc nhiều vào tình hình phát triển kinh tế của các quốc gia ở thượng lưu.

Củng cố, nâng cấp và xây dựng bổ sung các cơng trình khai thác nguồn nước trong điều kiện BĐKH và nước biển dâng nhằm bảo đảm các nhu cầu phát điện, cấp nước và bảo vệ mơi trường sinh thái, phịng chống thiên tai về nước, phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Rà sốt lại tiêu chuẩn, tần suất thiết kế các cơng trình, đảm bảo làm việc an tồn trước tình trạng BĐKH. Xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa các nhà máy thủy điện và cơng trình thủy lợi phía thượng nguồn.

Giảm thiểu tác hại do nước gây ra. Lập quy hoạch phát triển bền vững TNN các lưu vực sông, các vùng trên cơ sở gắn kết với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Trước tiên, cần rà soát, xây dựng các hồ thuỷ lợi; thuỷ điện; hệ thống đê điều,...có tính đến BĐKH. Thực hiện việc sử dụng nguồn nước tiết kiệm và hợp lý, phổ biến các biện pháp tưới tiêu khoa học và tiết kiệm nước trong ngành nông nghiệp như tưới phun; tưới nhỏ giọt.

Tăng cường nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về điều tra, khảo sát, quan trắc, đánh giá TNN và năng lực thích ứng với BĐKH. Cần chuẩn bị nguồn nhân lực - vật lực để có đủ khả năng đối phó và thích ứng với BĐKH trong khu vực.

Hồn chỉnh; nâng cấp và hiện đại hố hệ thống quan trắc, dự báo dài hạn TNN, dự báo thời tiết; năm về TNN, về thiên tai; lũ lụt; xâm nhập mặn;...xây dựng hệ thống cảnh báo lũ quét.

Hoàn thiện thể chế, tổ chức.

3.4.3. Biện pháp hạn chế tác động của phát triển kinh tế đến lớp dòng chảy mặt lưu vực sông Bung lưu vực sông Bung

Dựa trên những biện pháp đã đề xuất ở trên, đồng thời kết hợp những yếu tố đặc trưng của lưu vực sông Bung, đề tài đưa ra một số biện pháp hạn chế cho lưu vực nghiên cứu.

Nguồn nước lưu vực sông Bung dồi dào và phong phú nhưng phân bố rất không đồng đều. Mùa mưa mức độ tập trung nước rất cao (chiếm 85 - 90 % tổng lượng nước) nên dễ gây lũ lụt. Mùa cạn một số nơi lại thiếu nước nghiêm trọng, thậm chí nước sinh hoạt cũng gặp nhiều khó khăn trong khi đó nhu cầu nước trong mùa cạn lại rất lớn, nhất là cần thiết cho vụ mùa Đơng - Xn. Vì vậy, để hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do lũ lụt gây ra, nhằm điều hịa nguồn nước dồi dào sẵn có, cần kết hợp giữa hai biện pháp cơng trình và phi cơng trình.

Biện pháp cơng trình: tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống các hồ chứa (thủy lợi và hồ chứa của các nhà máy thủy điện) theo quy hoạch để tạo điều kiện tốt trong việc chủ động điều hịa nguồn nước trên tồn lưu vực, trong điều kiện cần thiết có thể xây các cơng trình chuyển nước lưu vực để giải quyết cho những vùng khan hiếm. Trên cơ sở các cơng trình thủy lợi hiện có, cần quản lý và khai thác hết cơng suất của các hồ, đập, kết hợp với việc tính tốn xây dựng các cơng trình mới. Đồng thời, cần đẩy mạnh

89

việc trồng rừng, phủ xanh đồi trọc nhằm điều hòa nguồn nước, giảm lũ và tăng lưu lượng nước vào mùa kiệt.

Đối với nông nghiệp: ngành sử dụng nước nhiều nhất, chiếm tới hơn 35 % tổng các nhu cầu nước của lưu vực, trong mùa cạn cần áp dụng các hình thức tưới tiết kiệm nước (tưới phun, tưới rỉ, đồng thời giữ nước, giữ ẩm cho đất để giảm lượng nước tưới cho các loại cây trồng), qua đó có thể tiết kiệm được lượng nước đáng kể cung cấp cho các ngành khác vốn sử dụng nước ít hơn so với ngành trồng trọt.

Trong lĩnh vực công nghiệp: áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật cho phép sử dụng tiết kiệm nước mà vẫn đảm bảo hiệu quả sản xuất.

Các ngành sử dụng nước khác nhau cũng cần có chương trình sử dụng nước tiết kiệm cụ thể. Riêng đối với thủy điện thì cần có quy trình vận hành hợp lý để vừa đảm bảo yêu cầu ngành điện và phục vụ các yêu cầu sử dụng nước ở hạ lưu cũng như duy trì dịng chảy sinh thái.

90

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG GIS VÀ MÔ HÌNH SWAT TRONG MÔ PHỎNG LP DÒNG CHẢY MẶT TRÊN LƯU VỰC SÔNG BUNG PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG 10600797 (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)