Ảnh hưởng của lớp dòng chảy mặt đối với hoạt động sử dụng và khai thác nguồn tà

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG GIS VÀ MÔ HÌNH SWAT TRONG MÔ PHỎNG LP DÒNG CHẢY MẶT TRÊN LƯU VỰC SÔNG BUNG PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG 10600797 (Trang 85 - 87)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.3. PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI LỚP DỊNG CHẢY MẶT LƯU VỰC SƠNG BUNG

3.3.3. Ảnh hưởng của lớp dòng chảy mặt đối với hoạt động sử dụng và khai thác nguồn tà

nguồn tài nguyên nước

3.3.3.1. Ảnh hướng tích cực

Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.

Lượng giáng thủy này được thu hồi bởi các lưu vực, tổng lượng nước trong hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác. Các yếu tố này như khả năng chứa của các hồ, lưu vực, vùng đất ngập nước và các hồ chứa nhân tạo, độ thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc điểm của dòng chảy mặt trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa phương. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước.

Các hoạt động của con người có thể tác động tích cực hoặc đơi khi phá vỡ các yếu tố này. Con người thường tăng khả năng trữ nước bằng cách xây dựng các bể chứa và giảm trữ nước bằng cách tháo khô các vùng đất ngập nước. Con người cũng làm tăng lưu lượng và vận tốc của dòng chảy mặt ở các khu vực lát đường và dẫn nước bằng các kênh.

Nước cho nơng nghiệp: nước có vai trị chủ đạo trong những thành tựu đạt được về sản xuất lúa gạo, góp phần quan trọng trong q trình sản xuất nơng nghiệp nói chung và trồng lúa nói riêng. Nước cũng đóng vai trò quyết định trong sự tăng trưởng các sản phậm cây công nghiệp, như: chè, cà phê, hồ tiêu, mía đường, cao su...

Nước cho năng lượng: Nước cũng đã góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng của huyện Nam Giang nói riêng và Quảng Nam nói chung trong điều kiện nhu cầu về năng lượng không ngừng gia tăng. Tiềm năng thuỷ điện của Quảng Nam là khá lớn, tập trung chủ yếu ở huyện Nam Giang, Tây Giang, Đông Giang, Nông Sơn,… trên hệ thống sống Vu Gia – Thu Bồn.

Nước cho sinh hoạt và vệ sinh: hiện nay, với yêu cầu cấp nước cho khoảng 30 triệu người dân cùng với nhu cầu nước cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, vệ sinh mơi trường tại khu vực thị trấn thì cần khoảng từ 8 đến 10 triệu m3/ngày. Đối với khu vực nông thôn, đến nay có khoảng 62% dân số nơng thơn được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhưng nếu xét theo tiêu chuẩn nước sạch thì tỷ lệ này chỉ đạt đạt khoảng 30%. Nguồn cấp nước cho sinh hoạt, vệ sinh của người dân ở nhiều đô thị và phần lớn khu vực nông thôn là từ nguồn nước dưới đất.

3.3.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực

Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế, xã hội, cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo, tài nguyên nước của huyện Nam Giang đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó có thể giải quyết được trong một sớm một chiều mà trái lại, đòi hỏi phải mất nhiều thời gian, nguồn lực cùng với sự nỗ lực tham gia của toàn xã

86

hội, đặc biệt là ý chí chính trị và quyết tâm của Đảng và Nhà nước. Có thể kể ra một số thách thức chính như sau:

Tổng lượng nước tại một thời điểm là vấn đề cần quan tâm. Một số đối tượng sử dụng nước có nhu cầu nước theo vụ. Ví dụ, trong mùa hè cần rất nhiều nước để phục vụ cho nông nghiệp hoặc phát điện nhưng trong mùa mưa thì khơng cần nước, vì vậy để cung cấp nước tốt cho mùa hè thì cần một hệ thống trữ nước trong suốt năm và xả nước trong một khoảng thời gian ngắn. Các đối tượng sử dụng nước khác có nhu cầu dùng nước thường xuyên như nhà máy điện cần nguồn nước để làm lạnh. Để cung cấp nước cho các nhà máy điện, hệ thống nước mặt chỉ cần đủ trong các bể chứa khi dịng chảy trung bình nhỏ hơn nhu cầu nước của nhà máy.

Nước mặt tự nhiên có thể được tăng cường thông qua việc cung cấp từ các nguồn nước mặt khác bởi các kênh hoặc đường ống dẫn nước. Cũng có thể bổ cấp nhân tạo từ các nguồn khác được liêt kê ở đây, tuy nhiên số lượng khơng đáng kể. Con người có thể làm cho nguồn nước cạn kiệt (với nghĩa không thể sử dụng) bởi ơ nhiễm.

Tình trạng ơ nhiễm, suy thối, cạn kiệt nguồn nước vẫn tiếp tục gia tăng trong khi cơ chế kiểm sốt các nguồn gây ơ nhiễm, các hoạt động chặt phá rừng chưa hiệu quả cộng với tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước đang ngày càng rõ rệt hơn. Thiên tai bão, lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, ngập úng, nước biển dâng,...đang ngày càng gia tăng cả về mức độ nghiêm trọng và phạm vi ảnh hưởng.

Tăng trưởng kinh tế không ngừng dẫn đến nhu cầu nước của các ngành kinh tế - xã hội tăng lên trong khi tình trạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả vẫn cịn phổ biến cộng với nguồn nước tiếp tục bị suy thoái, cạn kiệt và cơ sở hạ tầng về tài nguyên nước lạc hậu.

Sức ép về dân số và chất lượng cuộc sống tiếp tục gia tăng trong một vài thập kỷ tới. Sự gia tăng dân số và yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống sẽ cần nhiều nước hơn cho phát triển sản xuất và dân sinh là thách thức lớn nhất đối với sự phát triển và quản lý tài nguyên nước.

Mâu thuẫn, tranh chấp trong sử dụng nước tiếp tục gia tăng; nguồn lực đầu tư cho quản lý, bảo vệ tài nguyên nước không đáp ứng yêu cầu; hệ thống pháp luật về tài nguyên nước còn thiếu đồng bộ và việc triển khai thực hiện chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Tạo ra khúc sông “chết” đoạn giữa hạ lưu đập và nhà máy. Tuy dân cư ở vùng này thưa thớt song đối với đa dạng sinh học, hệ sinh thái thuỷ sinh, sự tổn thất không thể không xét đến.

Do điều tiết ngày đêm tạo ra nửa ngày ở hạ lưu khơng có nước xả. Ảnh hưởng này là đáng kể không những đến hoạt động kinh tế xã hội liên quan đến đường thuỷ mà ngay cả đối với các hoạt động của động vật, thực vật có liên quan đến nước.

87

Trong qui hoạch, thiết kế các hồ chứa nước, trong một thời gian dài không quan tâm đến hoặc quan tâm khơng đầy đủ đến dịng chảy mơi trường phía hạ lưu đập nên đã gây những khiếu tố của người dân, nhiều địa phương khơng đáng có.

Khi dịng nước mặt bị suy giảm thì sẽ làm suy kiệt trữ lượng nước trong mạng lưới sông, trong các tầng chứa nước, trên lưu vực sơng dẫn tới việc suy giảm nguồn nước có thể diễn ta trong thời kỳ dài. Làm thay đổi nghiêm trọng môi trường và hệ sinh thái nước ở hạ lưu các dịng sơng, lưu vực sông. Do vậy, nếu nguồn nước ở vùng hạ lưu bị suy giảm trong thời kỳ dài đều dẫn đến tình trạng mơi trường, tài ngun nước suy thối đến mức không thể khôi phục được. Chẳng hạn như: làm giảm nguồn cung cấp nước cho các tầng nước dưới đất; giảm trữ lượng, hạ thấp mực nước dưới đất trên vùng rộng lớn ven sông; gia tăng lún sụt mặt đất, sạt lở bờ, lịng dẫn... đến mức khó kiểm sốt; dẫn tới hủy hoại tài nguyên và môi trường sinh thái lưu vực.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG GIS VÀ MÔ HÌNH SWAT TRONG MÔ PHỎNG LP DÒNG CHẢY MẶT TRÊN LƯU VỰC SÔNG BUNG PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG 10600797 (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)