HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG GIS VÀ MÔ HÌNH SWAT TRONG MÔ PHỎNG LP DÒNG CHẢY MẶT TRÊN LƯU VỰC SÔNG BUNG PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG 10600797 (Trang 35)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XÃ HỘI

2.2.1. Dân cư và nguồn lao động

Theo niên giám thống kê của huyện Nam Giang năm 2009, toàn huyện có 25364 người trong đó có 13527 nam và 11837 nữ. Tỷ lệ phát triển dân số 2.5%, mật độ dân số 12 người/km2. Tỉ lệ sinh năm 2009 là 23.11%, tỉ lệ chết là 5.35%, tỉ lệ tăng tự nhiên là 16%.

Dân tộc Cơ Tu chiếm đa số với 12912 người (chiếm 56.2%), dân tộc Kinh có 4856 người (chiếm 21% tập trung chủ yếu ở thị trấn Thạnh Mỹ, xã Cà Dy và Tà Bhing), dân tộc Gié Triêng 48157 người (chiếm 21.1%) và các dân tộc khác chiếm khoảng 1.7%.

Phân chia theo tỷ lệ dân tộc thiểu số và dân số nghèo trên toàn huyện và xã LaÊÊ, La Dêê và Chà Vàl được thống kê như sau:

Bảng 2.16. Dân tộc thiểu số và tỷ lệ dân nghèo của huyện Nam Giang

Huyện/xã Tỷ lệ dân tộc thiểu số (%) Tỷ lệ dân số nghèo (%) Kinh Cờ Tu Gié Triêng Dân tộc khác Nam Giang 21 56 21 2 52.6 Xã Chà Vàl 5 92 3 - 60.3 Xã La Dêê 3 17 80 - 84.6 Xã La ÊÊ 1 80 19 - 76.5

36

Phân chia dân số theo dân tộc và giới tính trên toàn huyện và xã LaÊÊ được thống kê như sau:

Bảng 2.18. Phân chia dân số theo dân tộc và giới tính của huyện Nam Giang

Dân tộc Kinh Cờ Tu Gié + Triêng Dân tộc khác

Người

Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ

4269 2131 11443 5632 4305 2148 350 169

Hộ 832 2141 741 97

Nguồn: Niên Giám Thống Kê huyện Nam Giang, 2009

Số người trong độ tuổi lao động của huyện Nam Giang năm 2006 là 10930 người chiếm 53.66% dân số, trong đó có 5413 nữ. Lao động trong lĩnh vực lâm, nông nghiệp là 7897 người chiếm 72.25%; thương mại, dịch vụ 498 người chiếm 4.56%, công nghiệp – TTCN có 22 lao động. Trình độ lao động còn thấp, việc làm không ổn định, lao động nhàn rỗi còn nhiều.

2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

Đa số các hộ sống bằng nghề nông, có một số ít hộ buôn bán nhỏ để sinh sống. Dân cư hầu hết là người dân tộc Cờ Tu và số ít là người Kinh di dân tự do, dân trí còn thấp, đời sống còn khó khăn, số hộ đói nghèo trong xã chiếm tỉ lệ <35% tổng số hộ.

2.2.2.1. Nông – lâm nghiệp

a. Nông nghiệp

Tổng diện tích đất theo NGTK năm 2009 là 183650 ha. Phân bố sử dụng đất trên địa bàn huyện năm 2009 như sau:

- Đất nông nghiệp: 4177.47 ha

- Đất lâm nghiệp có rừng: 90669.55 ha - Đất chuyên dùng: 602.63 ha

- Đất ở: 133 ha

- Đất chưa sử dụng: 88067.35ha

Nông, lâm nghiệp là ngành sản xuất chính, giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2009 đạt 35.4 tỷ đồng (theo giá thực tế), trong đó nông nghiệp chiếm 28.6 tỷ.

Trồng trọt: các loại cây lương thực chính bao gồm lúa, sắn, ngô...; cây công nghiệp chủ yếu là mía, lạc, mè...; cây thực phẩm bao gồm rau đậu các loại.

Chăn nuôi: Những năm gần đây đã có hướng phát triển ngành chăn nuôi với con vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gia cầm...

37

Tuy nhiên phương thức chăn nuôi vẫn còn lạc hậu, chưa có hướng phát triển chăn nuôi tập trung và thói quen sử dụng chuồng trại.

b. Lâm nghiệp

Công tác khoanh nuôi, khoán quản lý bảo vệ được quan tâm đẩy mạnh; hàng năm khoanh nuôi, trồng mới từ 500-600 ha rừng. Nạn khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy giảm đáng kể. Huyện đã có chính sách thực hiện giao đất, giao rừng cho nhân dân theo Nghị định 163/CP của Chính phủ là 1132.32 ha, số hộ được giao là 370 hộ.

2.2.2.2. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Đây là lĩnh vực chưa phát triển trên địa bàn huyện Nam Giang, chưa có các cơ sở sản xuất với quy mô lớn, chủ yếu tập trung phát triển các ngành như khai thác đá, chế biến nông lâm sản, thức ăn gia súc, mộc dân dụng, đan lát, dệt vải...

2.2.2.3 Thương nghiệp và dịch vụ

Toàn huyện có 231 cơ sở trong đó có 148 cơ sở có đăng ký thuế. Có tổng cộng 265 lao động làm việc trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Trong đó thương nghiệp chiếm 175 người, 90 người còn lại làm việc trong lĩnh vực ăn uống, giải khát.

2.2.3. Tình hình phát triển xã hội của địa phương

2.2.3.1. Y tế và giáo dục

a. Y tế

Tổng số cán bộ y tế 114 người (trong đó có 1 thạc sỹ, 15 bác sĩ), bình quân 5.4 cán bộ y tế/1000 dân. Công tác khám chữa bệnh tăng 29.5% khách hàng, trong đó tuyến xã chiếm 48.6%; công suất sử dụng giường bệnh đạt 92.5%. Tại các xã LaÊÊ, La Dêê và Chà Vàl đều có trạm y tế với cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế còn thiếu thốn, lực lượng cán bộ y tế còn mỏng nên công tác khám và chữa bệnh cho người dân chưa mang lại hiệu quả cao.

Phong trào phòng chống bệnh được thực hiện rộng khắp đến từng thôn bản trong toàn huyện. Nhờ làm tốt công tác phối hợp, kiểm tra, giám sát và công tác tuyên truyền vận động đồng bào thực hiện ăn, uống, ở đảm bảo hợp vệ sinh phòng chống dịch bệnh nên tình hình dịch bệnh không xảy ra.

c. Giáo dục

Trong năm học 2008- 2009, tổng số đơn vị trường học là 23 (có 1 trường THPT), tăng 1 trường mẫu giáo so với năm học trước, đến đầu tháng 12/2007 tổng số học sinh 6809 em/294 lớp, so với năm học trước: mẫu giáo tăng 84 cháu, tiểu học giảm 221 em, THCS giảm 142 em, PTTH tăng 204 em. Tại các xã LaÊÊ, La Dêê và Chà Vàl đều có trường cấp 1 và cấp 2, tuy nhiên còn khó khăn và thiếu thốn .

Đội ngũ giáo viên được tăng cường, chất lượng nhà giáo từng bước được chuẩn hóa (hiện nay tỷ lệ CB – GV đạt chuẩn và trên chuẩn 95%). Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học tiếp tục được đầu tư, nâng cấp.

38

2.2.3.2. Đặc điểm văn hóa

a. Cấu trúc thôn bản

Cấu trúc thôn Cơ Tu có một mô hình cơ bản của một thôn tập trung với nhà Gươl ở giữa những nhà khác ở xung quanh hoặc nhà Gươl ở ranh giới của thôn và các nhà ở xung quanh dọc theo đường chính. Nhà Gươl luôn mở, có sân xung quanh hoặc cạnh nhà Gươl, có cột buộc trâu để làm lễ đâm trâu và chỗ để tổ chức lễ hội truyền thống cũng như thể thao.

Nhà cộng đồng gọi là nhà "Gươl" là trái tim của đời sống văn hoá và xã hội người Cơ Tu. Đó là nơi họp của toàn bộ dân làng, do đó nó to hơn và cao hơn tất cả các nhà khác. Tất cả các cuộc họp của những người già cũng ở trong nhà Gươl. Khách đến thăm làng cũng được tiếp đón ở nhà Gươl. Tất cả mọi người trong làng được phép vào nhà Gươl nhưng chỉ có những người con trai chưa vợ mới được ngủ trong nhà Gươl.

Nhà Gươl là trung tâm tinh thần và văn hoá của làng. Tất cả các lễ tết và cúng bái như lễ cúng gạo mới, cúng cầu mưa, kỷ niệm chiến thắng, lập thôn mới, hội đâm trâu, ... được tổ chức ở nhà Gươl. Một số lễ kỷ niệm tinh thần, sự kiện về dân số như múa dân gian và biểu diễn âm nhạc cũng được tổ chức ở nhà Gươl.

b. Tập quán canh tác

Người Cơ Tu sinh sống bằng nghề nông. Trồng trọt lúa rẫy và các cây màu như bắp, khoai mì để bổ sung vào nhu cầu lương thực. Đặc trưng của nền kinh tế nương rẫy là tự sản, tự tiêu, phá rừng làm rẫy, du canh từ vùng đất này sang vùng đất khác. Ngoài trồng trọt, người Cơ Tu còn chăn nuôi trâu, heo, gà theo phương thức thả rông. Trong những năm gần đây, cùng với việc định canh – định cư, người Cơ Tu còn được Nhà nước giúp đỡ và hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa nước có năng suất cao tại các vùng trũng, thấp gần nguồn nước.

2.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng Giao thông Giao thông

Trong huyện có các tuyến giao thông chính như sau:

- Đường Hồ Chí Minh: có 55 km đi qua địa bàn huyện, đang được xây dựng, nền rộng 9-12m, kết cấu bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng.

- Quốc lộ 14B và 14D: đây là 2 tuyến nối liền cảng biển Đà Nẵng đi cửa khẩu Đắc Ốc; tuyến 14B có 6.7 km và tuyến 14D có 76.6 km đi qua địa bàn huyện. Hiện các tuyến này đang được thi công nâng cấp mở rộng, tương lai sẽ trở thành tuyến xuyên Á khu vực vùng nam Hải Vân.

Đây là 3 tuyến giao thông có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện.

- Huyện lộ: có 3 tuyến với tổng chiều dài 52 km, hiện trạng là đường đất, chất lượng xấu, đi lại khó khăn vào mùa lũ.

39

- Đường xã, thôn: có tổng chiều dài khoảng 70 km, rộng trung bình 3-5m; hầu hết là đường đất, chật hẹp, sử dụng cho đi bộ, xe thồ là chính.Hiện đã có 8 xã, thị trấn có đường ôtô tới xã.

Hiện nay, việc đi lại giữa xã LaÊÊ với các xã khác trong địa bàn huyện còn nhiều khó khăn. Đường giao thông chính (liên huyện, liên xã) là đường đất nối liền quốc lộ 14D và xã LaÊÊ. Đây là đường đất cấp phối xuất phát từ quốc lộ tẻ vào các thôn của xã, dọc theo các triền đồi, uốn lượn và có nhiều dốc.

Công trình thủy lợi huyện Nam Giang

Hiện nay tại huyện Nam Giang có khoảng 60 công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho 195 ha đất sản xuất nông nghiệp.

2.3. TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRÊN LƯU VỰC SÔNG BUNG TRÊN LƯU VỰC SÔNG BUNG

2.3.1. Tiềm năng nước mặt trên lưu vực sông Bung

Lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn là lưu vực lớn ở miền Trung Việt Nam, nằm trọn trong địa phạn hai tỉnh/thành phố Quảng Nam và Đà Nẵng. Sông Bung giữ vai trò khá độc lập trên một lưu vực riêng của hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn. Nó cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất,… và góp phần nuôi sống người dân trên lưu vực sông từ bao đời nay. Tiềm năng lớn nhất là đem lại nguồn năng lượng điện vùng kinh tế trọng điểm khu vực miền Trung. Nguồn nước sông Bung không chỉ cung cấp cho các nhu cầu phát triển trong lưu vực mà còn cho vùng lân cận và hạ lưu.

Tiềm năng thủy điện

Hình 2.2. Sơ đồ bậc thang thủy điện trên sông Bung Thủy điện ĐăcPring

Thủy điện Sông Bung 2 Thủy điện Chà Val

Thủy điện Sông Bung 3A

40

Lưu vực sông Bung có địa hình bậc thang nên có tiềm năng lớn về thủy điện. Hiện nay, trên lưu vực sông Bung đã được đầu tư xây dựng xong bốn công trình thủy điện gồm Đắc Pring, Sông Bung 2, Chà Val, Sông Bung 3A hòa vào lưới điện quốc gia để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của cả nước, đồng thời cấp nước cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho vùng hạ du.

Thủy điện Đăk Pring: Công suất 7.5 MW, điện lượng 33.19 triệu kWh, tổng mức đầu tư khoảng 216.5 tỷ VNĐ. Thủy điện Cha Val: Công suất 5.6 MW, điện lượng 27.3 triệu kWh, tổng mức đầu tư khoảng 135.1 tỷ VNĐ. Thủy điện Sông Bung 3: Công suất 7.5 MW, điện lượng 29.6 triệu KWh, tổng mức đầu tư khoảng 255.59 tỷ VND.

Việc đầu tư xây dựng bốn nhà máy thủy điện nêu trên, đặc biệt là thủy điện Sông Bung 3A trên sông Bung được đánh giá là hệ thống khai thác hoàn chỉnh nhất về bậc thang thủy điện trong cả nước.

Tiềm năng cung cấp nước cho tưới tiêu và sinh hoạt

Sông Bung được đánh giá là một con sông khai thác khá triệt để tiềm năng nguồn nước mặt trong lưu vực khá dồi dào. Tuy nhiên do TNN trong vùng phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian nên xãy ra nguy cơ thiếu hụt nước hoặc không đảm bảo các yêu cầu sử dụng nước, nhất là mùa khô. Đây là một vấn đề bất lợi cho việc sử dụng nguồn nước mặt cho sinh hoạt và phát triển sản xuất. Hiện nay và trong tương lai nguồn nước trong sông Bung được sử dụng với nhiều mục đích và điều tiết cho lưu vực lân cận nên vấn đề quản lý nguồn nước sông Bung là rất cần thiết.

2.3.2. Nhu cầu sử dụng nước lưu vực sông Bung

Lưu vực sông Bung có nguồn nước dồi dào trong hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn. Theo nghiên cứu VQHTLMN (2007), LLDC trung bình hàng năm trên lưu vực là 255 m3/s. Với tiềm năng phong phú nói trên, nguồn nước lưu vực được sử dụng để đáp ứng nhu cầu nước không chỉ của các tỉnh nằm trên lưu vực mà còn cho các địa phương lân cận.

Theo tài liệu nghiên cứu các hộ dùng nước tại các bậc thang trên Sông Bung hiện tại và đến năm 2020 bao gồm nhu cầu tưới nước cho nông nghiệp, nhu cầu nước cho thủy điện, nhu cầu chuyển nước cho hồ chứa Sông Bung 2 và dòng chảy môi trường cho vùng hạ lưu sông Vu Gia – Thu Bồn

Tuy nhiên trong những năm gần đây, tình trạng thiếu nước cục bộ vẫn xảy ra trên lưu vực sông Bung. Nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng nước ngày một tăng cao dưới áp lực gia tăng dân số và phát triển kinh tế - xã hội.

41

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT TRONG MÔ PHỎNG DÒNG CHẢY MẶT VÀ PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI LỚP DÒNG CHẢY

CỦA LƯU VỰC SÔNG BUNG

3.1. TỔNG QUAN VỀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 3.1.1. Tổng quan về dữ liệu nghiên cứu 3.1.1. Tổng quan về dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu đầu vào của SWAT được sắp xếp theo từng cấp độ chi tiết: lưu vực, tiểu lưu vực hay đơn vị thủy văn. Những đối tượng đơn lẻ như: hồ, nguồn điểm có dữ liệu đặc trưng của đối tượng đó, và cũng nằm trong của lưu vực. Phương pháp được lựa chọn để mô hình hóa khả năng bốc hơi trực tiếp và gián tiếp sẽ ứng dụng trên tất cả các đơn vị thủy văn (HRU). Dữ liệu ở mức độ tiểu lưu vực là những số liệu giống nhau trên tất cả HRUs trong tiểu lưu vực đó nếu dữ liệu thuộc một quá trình được mô hình trong HRU. Tương tự với dữ liệu ở cấp HRUs.

42

3.1.1.1. Dữ liệu địa hình

Dữ liệu địa hình được thể hiện bằng bản đồ số mô hình độ cao (DEM – Digital Elevation Model) được trích xuất từ dữ liệu ASTER GDEM (ASTER Global Digital Elevation Model). Dữ liệu DEM của khu vực nghiên cứu nằm trên hai cảnh ảnh đó là N15E107 và N15E108.

• Giá trị độ cao ở dạng số nguyên hoặc số thực cho các giá trị cao.

• Đơn vị đo xác định độ phân giải GRID (X, Y) và độ cao (Z) có thể khác nhau. Ví dụ, độ phân giải GRID có thể là mét trong khi độ cao có thể là feet.

• Độ phân giải GRID được xác định theo một trong các đơn vị sau đây: meters, kilometers, feet, yards, miles, decimal degrees.

• Độ cao được xác định theo một trong các đơn vị sau đây: meters, centimeters, yards, feet, inches.

3.1.1.2. Dữ liệu sử dụng đất

Dữ liệu sử dụng đất trong mô hình SWAT rất quan trọng, thông thường sử dụng đất biến đổi theo thời gian và không cố định. Tùy thuộc vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hay vùng thì sử dụng đất lại khác nhau. Hình thức sử dụng đất trong SWAT được phân chia thành hai nhóm chính sau:

Thực vật và các hoạt động canh tác nông nghiệp của con người: đất rừng, đất trồng lúa, đất trồng hoa màu…

Bản đồ sử dụng đất/thảm phủ ở định dạng ESRI GRID, Shapefile, Feature Class Format Danh sách các loại hình sử dụng đất/thảm phủ cần phải được phân loại và biên tập theo cấu trúc dữ liệu đầu vào các loại cây trồng/thảm phủ theo quy định trong SWAT.

Phương pháp: Tạo bảng tra dưới định dạng ASCII (Text Document ) gán các loại hình sử dụng đất/thảm phủ trên bản đồ tương ứng với các loại cây trồng/thảm phủ chứa 4 ký tự mã hóa trong SWAT (có trong bảng crop/urban trong SWAT2012.mdb).

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG GIS VÀ MÔ HÌNH SWAT TRONG MÔ PHỎNG LP DÒNG CHẢY MẶT TRÊN LƯU VỰC SÔNG BUNG PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG 10600797 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)