Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000,2005,2010

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS và công nghệ viễn thám đánh giá biến động sử dụng đất huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2000 – 2010 10600794 (Trang 50 - 55)

7. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

2.3.2.2. Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000,2005,2010

a) Hiện trạng sử dụng đất năm 2000

Trên cơ sở đánh giá sơ bộ kết quả phân loại các đối tượng sử dụng đất huyện Đức Thọ, cùng với việc tích hợp các thông tin thu thập được và những hiểu biết về khu vực, việc phân loại dựa trên đối tượng được tiến hành trên ba ảnh Landsat năm 2000,2005,2010. Kết quả tính diện tích và phần trăm năm 2000 như sau:

Bảng 2.6. Kết quả tính diện tích và phần trăm các đối tượng trên ảnh Landsat ETM+ ngày 06/06/2000

STT Loại đất Kí hiệu Diện tích (ha) Phần trăm

1 Đất nông nghiệp NNP 14355.06 71.09

1.1 Đất rừng tự nhiên RPN 1198.50 5.93

1.2 Đất rừng sản xuất RSX 2483.66 12.30

1.3 Đất lúa LUA 8046.10 39.84

1.4 Đất cây hàng năm BHK 2488.10 12.32

1.5 Đất cây lâu năm CLN 138.70 0.69

2 Đất phi nông nghiệp PNN 5089.94 25.21

2.1 Đất dân cư ONT 3241.84 16.05

2.2 Đất mặt nước SMN 1848.10 9.15

3 Đất chưa sử dụng BCS 749.15 3.71

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu sử dụng đất huyện Đức Thọ năm 2000

Nhận xét chung về hiện trạng sử dụng đất huyện Đức Thọ năm 2000:

- Nhìn vào biểu đồ 2.2 ta có thể thấy, đất nông nghiệp luôn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu sử dụng đất của huyện. Tổng diện tích đất nông nghiệp (bao gồm đất rừng tự nhiên, đất rừng sản xuất, đất lúa, đất cây hàng năm, đất cây lâu năm) năm 2000 là 14355.06ha chiếm 71.09% cơ cấu sử dụng đất của huyện. Trong đó, đất lúa là đất chiếm diện tích cao nhất với 8046.10ha chiếm 39.84%, đất rừng tự nhiên và đất rừng sản xuất cũng chiếm một diện tích khá lớn đối với một huyện đồi núi bán sơn địa như Đức Thọ là 3682.16ha chiếm 18.23% diện tích tự nhiên của huyện. Điều này phù hợp với thực tế sản xuất của huyện với vị trí địa lý đặc biệt và điều kiện tự nhiên thuận lợi, nơi chảy qua và hợp lưu của hai con sông lớn nhất ở Hà Tĩnh là sông Ngàn Phố và sông Ngàn Sâu. Điều đó cũng chứng tỏ nông nghiệp vẫn là một nghành chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển của huyện. Diện tích đất nông nghiệp phân bố chủ yếu ở 13 xã vùng lúa (trong đê), riêng đất rừng sản xuất và đất rừng tự nhiên chủ yếu phân bố ở các xã vùng đồi núi và bán sơn địa (Thượng Đức).

- Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2010 của huyện là 5089.94ha chiếm 25.21% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, diện tích đất dân cư là 3241.84ha chiếm 16.05%, diện tích đất mặt nước (bao gồm diện tích mặt nước tự nhiên và diện tích nuôi trồng thủy hải sản) là 1848.10ha chiếm 9.15% diện tích của huyện. Là khu vực chảy qua của hai con sông lớn mà khu vực này hàng năm luôn xảy ra ngập lụt, vì vậy mà dân cư phân bố chủ yếu ở các khu vực đồi xen thung lũng ở phía Nam và giữa các đồi nhô lên trong vùng đất trồng lúa. Rất nhiều khu vực phải sống chung với lũ vào mùa mưa. Do sự đặc biệt của vị trí địa lý mà ở Đức Thọ có nhiều sông ngòi, đặc biệt là đầm lầy, rạch, bàu nước. Tuy nhiên diện tích nuôi trồng thủy sản thì lại rất ít.

- Diện tích đất chưa sử dụng tuy chỉ chiếm 3.7% trong tổng diện tích tự nhiên của huyện nhưng xét về diện tích thực tế thì cũng không phải là nhỏ. Vì vậy, cần phải đưa vào khai thác và sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả. Tổng diện tích đất chưa sử dụng của huyện năm 2000 là 749.15ha phân bố chủ yếu là ven các con sông và khu vực đồi phía Nam.

b) Hiện trạng sử dụng đất năm 2005

Diện tích và cơ cấu sử dụng đất huyện Đức Thọ được tính toán bằng phương pháp viễn thám như sau:

Bảng 2.7. Kết quả tính diện tích và phần trăm các đối tượng trên ảnh Landsat TM ngày 03/09/2006

STT Loại đất Kí hiệu Diện tích (ha) Phần trăm

1 Đất nông nghiệp NNP 14689.22 72.74

1.1 Đất rừng tự nhiên RPN 858.56 4.25

1.2 Đất rừng sản xuất RSX 2638.27 13.06

1.3 Đất lúa LUA 8238.13 40.79

1.4 Đất cây hàng năm BHK 2714.34 13.44

1.5 Đất cây lâu năm CLN 239.92 1.19

2 Đất phi nông nghiệp PNN 5226.06 25.88

2.1 Đất dân cư ONT 3329.60 16.49

2.2 Đất mặt nước SMN 1896.46 9.39

3 Đất chưa sử dụng BCS 278.87 1.38

Tổng diện tích đất tự nhiên 20194.15 100.00

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu sử dụng đất huyện Đức Thọ năm 2005

Nhận xét chung về hiện trạng sử dụng đất huyện Đức Thọ năm 2005:

- Năm 2005, diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu sử dụng đất của huyện. Tổng diện tích đất nông nghiệp (bao gồm đất rừng tự nhiên, đất rừng sản xuất, đất lúa, đất cây hàng năm, đất cây lâu năm) năm 2005 là 14689.22ha chiếm 72.74% cơ cấu sử dụng đất của huyện. Xét về diện tích các loại đất nông nghiệp hầu hết đều tăng, chỉ có đất rừng tự nhiên là giảm nhưng không nhiều. Diện tích đất lúa và đất rừng sản xuất năm 2005 tương ứng là 8238.13ha chiếm 40.79% và 2638.27ha chiếm 13.06%. Diện tích đất nông nghiệp vẫn chủ yếu phân bố ở các xã vùng lúa (trong đê), và vùng Thượng Đức.

- Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2005 của huyện là 5226.06ha chiếm 25.88% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, chủ yếu tăng về diện tích đất dân cư, còn diện tích đất mặt nước không thay đổi nhiều. Diện tích đất dân cư năm 2005 là 3329.60ha chiếm 16.49%, diện tích đất mặt nước là 1896.46ha chiếm 9.39% diện tích của huyện. Do sự đặc biệt của vị trí địa lý mà ở Đức Thọ có nhiều sông ngòi, đặc biệt là đầm lầy, rạch, bàu nước. Diện tích nuôi trồng thủy sản vẫn rất ít. Điều này phản ánh sự hợp lý khi huyện đang đẩy mạnh phát triển kinh tế và mở rộng sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống.

- Đáng chú ý là sự thay đổi đất chưa sử dụng. Diện tích đất chưa sử dụng đã giảm 470.28ha so với năm 2000 còn 278.87ha chiếm 1.38% diện tích tự nhiên của huyện. Vì vậy, cần phải đưa vào khai thác và sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả. Diện tích đất chưa sử dụng của huyện phân bố chủ yếu ven các con sông và khu vực đồi phía Nam. Sự thay đổi này chủ yếu là do người dân cải tạo đất trống sang đất rừng sản xuất và một số khu vực ở gần sông làm đất cây hàng năm.

c) Hiện trạng sử dụng đất năm 2010

Diện tích và cơ cấu sử dụng đất huyện Đức Thọ được tính toán bằng phương pháp viễn thám như sau:

Bảng 2.8. Kết quả tính diện tích và phần trăm các đối tượng trên ảnh Landsat TM ngày 09/07/2010

STT Loại đất Kí hiệu Diện tích (ha) Phần trăm

1 Đất nông nghiệp NNP 14052.97 69.59

1.1 Đất rừng tự nhiên RPN 342.25 1.69

1.2 Đất rừng sản xuất RSX 3364.65 16.66

1.3 Đất lúa LUA 7029.46 34.81

1.4 Đất cây hàng năm BHK 3085.94 15.28

1.5 Đất cây lâu năm CLN 230.67 1.14

2 Đất phi nông nghiệp PNN 5999.03 29.71

2.1 Đất dân cư ONT 4220.07 20.90

2.2 Đất mặt nước SMN 1778.96 8.81

3 Đất chưa sử dụng BCS 142.14 0.70

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu sử dụng đất huyện Đức Thọ năm 2010

Nhận xét chung về hiện trạng sử dụng đất huyện Đức Thọ năm 2010:

- So với năm 2005 và năm 2000 diện tích đất nông nghiệp huyện Đức Thọ đã giảm đi nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu sử dụng đất của huyện. Tổng diện tích đất nông nghiệp (bao gồm đất rừng tự nhiên, đất rừng sản xuất, đất lúa, đất cây hàng năm, đất cây lâu năm) năm 2010 là 14052.97ha chiếm 69.59% cơ cấu sử dụng đất của huyện. Xét về diện tích các loại đất nông nghiệp năm 2010 hầu hết đều tăng riêng đất lúa và đất rừng tự nhiên là có sự giảm mạnh. Điều này là dễ hiểu và phù hợp với quá trình phát triển chung của cả nước và của huyện nhà. Diện tích đất lúa và đất rừng sản xuất năm 2010 tương ứng là 7029.46ha chiếm 34.81% và 3364.65ha chiếm 16.66%. Diện tích đất nông nghiệp vẫn chủ yếu phân bố ở các xã vùng lúa (trong đê), và vùng Thượng Đức.

- Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2010 của huyện là 5999.03ha chiếm 29.71% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, chủ yếu tăng mạnh về diện tích đất dân cư, còn diện tích đất mặt nước không thay đổi nhiều. Diện tích đất dân cư năm 2010 là 4220.07ha chiếm 20.09%, diện tích đất mặt nước là 1778.96ha chiếm 8.81% diện tích của huyện. Do sự đặc biệt của vị trí địa lý mà ở Đức Thọ có nhiều sông ngòi, đặc biệt là đầm lầy, rạch, bàu nước. Diện tích nuôi trồng thủy sản vẫn rất ít. Điều này phản ánh sự hợp lý khi huyện đang đẩy mạnh phát triển kinh tế và mở rộng sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống.

- Bên cạnh đó là sự thay đổi về diện tích đất chưa sử dụng. Diện tích đất chưa sử dụng đã giảm đi khá nhiều so với năm 2005 còn 142.14ha chiếm 0.7% diện tích tự nhiên của huyện. Vì vậy, cần phải đưa vào khai thác và sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả. Diện tích đất chưa sử dụng của huyện phân bố chủ yếu ven các con sông và khu vực đồi phía Nam. Sự thay đổi này chủ yếu là do người dân cải tạo đất trống sang đất rừng sản xuất và một số khu vực ở gần sông làm đất cây hàng năm.

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS và công nghệ viễn thám đánh giá biến động sử dụng đất huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2000 – 2010 10600794 (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)