Đánh giá biếnđộng sử dụng đất cho từng giai đoạn

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS và công nghệ viễn thám đánh giá biến động sử dụng đất huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2000 – 2010 10600794 (Trang 58 - 65)

7. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Đánh giá biếnđộng sử dụng đất cho từng giai đoạn

- Nhận xét sự thay đổi các loại đất giai đoạn 2000 - 2005:

Trong bảng chu chuyển này, theo đường chéo là diện tích phần không biến động, các ô còn lại thể hiện quá trình chu chuyển của từng loại đất. Căn cứ vào bảng chu chuyển đất đai từ năm 2000 – 2005 ta thấy, một số loại đất chính như đất lúa, đất khu dân cư, đất cây hàng năm hay đất rừng sản xuất thì chưa có sự biến động nhiều, chủ yếu là tăng lên nhưng không nhiều. Trong đó, đất lúa chỉ tăng từ 8123.39ha năm 2000 lên 8148.40ha năm 20005, đất khu dân cư là 3257.18ha năm 2000 tăng lên 3589.79ha năm 2005, chủ yếu được chuyển qua từ đât lúa và đất hàng năm. Biến động tăng của đất khu dân cư giai đoạn 2000-2005 là 362ha.

Các loại đất biến động mạnh ở đây phải kể tới đó là đất trống và đất rừng tự nhiên. Năm 2000, diện tích đất trống là 764.4ha chiếm 3.79% giảm xuống còn 349.81ha chiếm 1.73% vào năm 2005, chủ yếu chuyển qua đất hàng năm và đất rừng sản xuất. Điều này cũng là dễ hiểu bởi diện tích đất trống phân bố chủ yếu ở các đồi và khu vực ven sông, gần khu vực rừng và đất cây hàng năm. Trong khi đất rừng tự nhiên bị giảm chủ yếu do chuyển qua đất trồng rừng sản xuất. Diện tích đât rừng tự nhiên năm 2000 là 1108.54ha giảm còn 636.03ha năm 2005. Biến động giảm của loại đất này là 479.63ha.

- Nhận xét sự thay đổi các loại đất giai đoạn 2005 - 2010:

Căn cứ vào bảng chu chuyển đất đai từ năm 2005 – 2010 ta thấy, một số loại đất chính như đất lúa, đất khu dân cư, đất cây hàng năm hay đất rừng sản xuất thì đã có sự biến động mạnh, đặc biệt là đất lúa và đất khu dân cư. Trong đó, đất lúa đã giảm hơn 10% diện tích từ 8148.40ha năm 20005 xuống còn 7240.89ha năm 2010, chủ yếu chuyển sang đất khu dân cư và đất cây hàng năm. Biến động giảm của đất lúa giai đoạn này là 907.51ha. Trong khi đất lúa giảm thì đất khu dân cư đã có sự tăng mạnh, diện tích tăng hơn 13 ngàn ha từ 3589.79ha năm 2005 tăng lên 4873.57ha năm 2010, chủ yếu được chuyển qua từ đât lúa, đất cây hàng năm và đất rừng sản xuất. Biến động tăng của đất khu dân cư giai đoạn 2000-2005 là 1283.78ha. Sự biến động này phù hợp với sự phát triển và mở rộng phát triển kinh tế của huyện nhà. Các loại đất như đất cây hàng năm, đất cây lâu năm và đất mặt nước có biến động tăng nhưng không nhiều.

Xét về biến động giảm về diện tích thì chủ yếu vẫn là đât trống và đất rừng tự nhiên. Năm 2000, diện tích đất trống là 349.81ha chiếm 1.73% vào năm 2005 giảm còn 183.78 chiếm 0.91%, chủ yếu vẫn chuyển qua đất hàng năm và đất rừng sản xuất. Điều này cũng là dễ hiểu bởi diện tích đất trống phân bố chủ yếu ở các đồi và khu vực ven sông, gần khu vực rừng và đất cây hàng năm. Trong khi đất rừng tự nhiên bị giảm chủ yếu do chuyển qua đất trồng rừng sản xuất. Diện tích đât rừng tự nhiên năm 2005 là 636.03ha giảm còn 329.32 năm 2010. Biến động giảm của loại đất này là 306.71ha.

- Nhận xét sự thay đổi các loại đất giai đoạn 2000 - 2010:

Tổng hợp từ hai giai đoạn trên ta thấy, các loại đất biến động mạnh nhất là đất lúa, đất khu dân cư, đất rừng tự nhiên và đất trống. Trong đó, đất khu dân cư có nét đặc biệt là chủ yếu là biến động tăng, không có biến động giảm và vì huyện Đức Thọ chủ yếu là đất lúa và đất đồi khu vực dân ở tránh lũ lụt mà diện tích chuyển qua chủ yêu từ đất lúa và đất rừng sản xuất. Đất lúa vừa có biến động tăng vừa có biến động giảm. Trong khi các khu vực huyện miền núi khác đất rừng sản xuất biến động rất mạnh thì đất rừng sản xuất ở huyện Đức Thọ chủ yếu biến động tăng nhưng không nhiều và chủ yếu chuyển qua từ đất rừng tự nhiên và đất trống. Điều này là do khu vực đất ở của người dân ở các đồi gần như là gần với đất rừng sản xuất, hơn thế nữa là diện tích đồi núi tập trung chủ yếu khu vực phía Nam không nhiều.

Sự thay đổi của các loại đất qua từng giai đoạn, đặc biệt là sự thể hiện rõ ràng qua năm 2000 và năm 2010 cho thấy sự phù hợp trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và mở rộng sản xuất của huyện trong những năm qua. Sự thay đổi này, đặc biệt là đã giảm một diện tích lớn đất trống và tăng về đất khu dân cư, đât rừng sản xuất là một sự thay đổi tích cực, thể hiện bộ mặt nông thôn của huyện đang ngày càng thay đổi. Tuy nhiên, trong sự thay đổi đó cũng có những mặt hạn chế trong sư chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt là sự giảm diện tích đất lúa sang đất ở và đất rừng tự nhiên bị chặt phá làm đất trồng rừng sản xuất và đất cây hàng năm.

Bảng 3.5. Tình hình sử dụng và biến động một số loại đất chính giai đoạn 2000-2010 ST T Loại hình sử dụng đất

Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010

Diện tích (ha)

Phần

trăm (%) Diện tích (ha)

Phần

trăm (%) Diện tích (ha)

Phần trăm (%)

1 Đất trống 764.4 3.79 349.81 1.73 183.78 0.91

2 Đất cây hàng năm 2574.66 12.75 2970.21 14.71 2909.42 14.41

3 Đất cây lâu năm 118.54 0.59 201.32 1.00 210.91 1.04

4 Đất trồng lúa 8123.39 40.23 8148.40 40.35 7240.89 35.86

5 Đất khu dân cư 3257.18 16.13 3589.79 17.78 4873.57 24.13

6 Đất rừng tự nhiên 1108.54 5.49 636.03 3.15 329.32 1.63

7 Đất rừng sản xuất 2444.24 12.10 2609.94 12.92 2904.56 14.38

8 Đất mặt nước 1803.19 8.93 1688.65 8.36 1541.71 7.63

Biểu đồ 3.1. Sự thay đổi diện tích của các loại đất từ năm 2000-2010

BCS: đất bằng chưa sử dụng; BHK: đất trồng cây hàng năm; CLN: đất trồng cây lâu năm; LUA: đất trồng lúa; ONT: đất ở dân cư; RPN: đất rừng tự nhiên; RSX: đất rừng

sản xuất; SMN: đất mặt nước

Bảng 3.6. Hệ số sử dụng đất của huyện Đức Thọ thời điểm 2000-2010 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010

Diện tích đất thực

tế sử dụng ha 19429.75 19844.34 20010.37

Diện tích đất hiện có ha 20194.15 20194.15 20194.15

Hệ số sử dụng đất 0.96 0.98 0.99

Sự phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nguyên nhân dẫn đến biến động các loại đất. Cơ cấu sử dụng đất của huyện Đức Thọ có sự thay đổi theo xu thế chung đó là đất sử dụng cho mục đích ở và sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng trong khi đất chưa sử dụng ngày càng được sử dụng triệt để hơn.

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS và công nghệ viễn thám đánh giá biến động sử dụng đất huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2000 – 2010 10600794 (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)