Biếnđộng đất khu dân cư

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS và công nghệ viễn thám đánh giá biến động sử dụng đất huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2000 – 2010 10600794 (Trang 67)

7. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

3.3.2.4.Biếnđộng đất khu dân cư

Từ những phân tích về các loại đất trên ta có thể thấy hầu như các loại đất khác đều chuyển sang đất khu dân cư. Như vậy diện tích dân cư đã tăng lên đáng kể từ năm 2000 – 2010.

Diện tích đất khu dân cư đã tăng 1616.39ha từ 3257.18ha, chiếm 16.13% tăng lên 4873.57ha, chiếm 24.13%. Tỉ lệ biến động là 49.63%.

Đất khu dân cư tăng là do đất vườn và đất nhà ở kết hợp làm cho diện tích được tính chung vào đất dân cư là lớn. Điều này phù hợp với chính sách của huyện trong những năm qua chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất. Tuy nhiên cũng cần có sự quản lý nhằm sử dụng hợp lý, đặc biệt là hạn chế chuyển từ đất lúa sang đất khu dân cư gây ảnh hưởng tới an ninh lương thực của huyện.

Bảng 3.7. Tỉ lệ biến động của một số loại đất chính của huyện Đức Thọ giai đoạn 2000 – 2010

STT Loại hình sử

dụng đất Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Tỷ lệ biến động (%)

1 Đất trống 764.4 349.81 183.78 -75.96

2 Đất cây hàng năm 2574.66 2970.21 2909.42 +13.00

3 Đất cây lâu năm 118.54 201.32 210.91 +77.92

4 Đất trồng lúa 8123.39 8148.4 7240.89 -10.86

5 Đất khu dân cư 3257.18 3589.79 4873.57 +49.63

6 Đất rừng tự nhiên 1108.54 636.03 329.32 -70.29

7 Đất rừng sản xuất 2444.24 2609.94 2904.56 +18.83

8 Đất mặt nước 1803.19 1688.65 1541.71 -14.50

Tổng diện tích tự nhiên 20194.15 20194.15 20194.15 0.00

3.3.3. Nguyên nhân gây biến động hiện trạng sử dụng đất huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên biến động sử dụng đất ở một số địa phương. Có thể kể ra đó là các nguyên nhân: sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay quá trình chu chuyển đất đai, những tác động của quy hoạch, quản lý sử dụng đất, những tác động của nhu cầu sử dụng đất qua các quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Căn cứ vào tình hình thực tế của huyện Đức Thọ, chúng tôi đưa ra hai nguyên nhân chính:

3.3.3.1. Những tác động của sự tăng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển kinh tế. Quá trình phát triển đô thị, các khu dân cư nông thôn kinh tế. Quá trình phát triển đô thị, các khu dân cư nông thôn

Nhu cầu đẩy mạnh phát triển kinh tế là một nguyên nhân gây áp lực cho đất đai và tạo sự biến động sử dụng đất. Đặc biệt là chuyển các loại đất nông nghiệp, ở huyện Đức Thọ chủ yếu là đất lúa sang đất ở và đất xây dựng, thương mại.

- Ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản

Giai đoạn 2005 - 2010 ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp của huyện có tốc độ tăng trưởng nhanh, năm 2010 giá trị sản lượng ngành Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp đạt 489,5 tỷ đồng, tăng gấp 3,6 lần so với năm 2005. Tốc độ phát triển chung cả giai đoạn đạt 31%. Các làng nghề truyền thống được khôi phục, duy trì và phát triển đó là tài nguyên nhân văn của huyện. Các loại hình sản xuất được khôi phục và duy trì phát triển như hộ gia đình, tổ hợp, HTX và doanh nghiệp tư nhân. Đến năm 2010 đã thành lập được 48 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn huyện lên 79 doanh nghiệp, các doanh nghiệp bước đầu hoạt động có hiệu quả, thu hút gần 500 lao động.

- Thương mại - Dịch vụ

Ngành thương mại và dịch vụ có những bước phát triển mạnh mẽ . Doanh thu của ngành Thương mại - Dịch vụ năm 2010 đạt 615,9 tỷ đồng tăng 2 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt trên 13% trong đó năm 2005 - 2010 đạt 6,30%.

- Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

Thị trấn Đức Thọ có tổng diện tích tự nhiên là 339,81 ha, chiếm 1,67% diện tích tự nhiên của huyện và 6,9% diện tích đất đô thị của tỉnh. Trên địa bàn thị trấn Đức Thọ có quốc lộ 8A, tuyến đường sắt thống nhất Bắc-Nam chạy qua. Đất cho xây dựng đô thị có diện tích 90ha, chiếm 26,49% diện tích tự nhiên, trong đó đất chuyên dùng có 89,95ha và đất ở có 37,11ha. Các công trình xây dựng trên địa bàn thị trấn có quy mô từ 1- 4 tầng, đất xây dựng trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất còn ít. Nhà ở của nhân dân đang được xây dựng cao tầng với tốc độ nhanh, tạo cảnh quan hiện đại cho đô thị của thị trấn.

Dân cư nông thôn của huyện đã được hình thành từ rất lâu đời, đến nay đã hình thành khu quần cư là các thôn, xóm. Trong các thôn xóm mỗi hộ gia đình đều có diện tích vườn lớn nên trong quá trình sử dụng thường tự động chuyển sang các mục đích sử dụng khác gây sự biến động về đất ở.

- Ở vùng đồng bằng ( vùng lúa và ngoài đê) các điểm dân cư được phân bố dọc theo các trục giao thông chính hoặc ven theo các sông lớn.

- Ở vùng đồi núi (các xã vùng Thượng Đức) thì các điểm dân cư thường phân bố ở địa hình ven chân đồi hoặc các đồi thấp có địa hình tương đối bằng phẳng.

Do địa điểm sản xuất và phong tục, tập quán nên việc phát triển mở rộng khu dân cư nông thôn thường lấy vào đất Nông nghiệp ở gần các khu dân cư hiện có.

3.3.3.2. Sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất gồm có hai nguyên nhân:

- Do các chỉ tiêu trong kỳ quy hoạch sử dụng đất của UBND huyện đưa ra. Với huyện Đức Thọ, trong kỳ quy hoạch năm 2001 – 2010 huyện chủ trương khai thác và đưa vào sử dụng số diện tích đất trống. Chủ yếu chuyển sang đất trồng cây hàng năm hoặc trồng rừng sản xuất. Đối với diện tích đất lúa, những khu vực trồng lúa nhưng không đem lại hiệu quả cao hoặc bị hạn hán thiếu nước thì chuyển sang các loại đất khác. Bên cạnh đó nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu xây dựng các nhà máy, công trình giao thông đã phải chuyển bớt các loại đất khác sang, trong đó có một phần diện tích đất lúa khu vực hai bên đường.

Trong kỳ quy hoạch 2001-2010, huyện chủ trương quy hoạch đất rừng sản xuất sẽ giảm 58,17ha do chuyển sang các mục đích sử dụng phi nông nghiệp, đất đô thị, đất khu dân cư nông thôn... trong đó:

- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh : 30,00 ha - Đất nghĩa trang, nghĩa địa : 2,00 ha - Đất di tích lịch sử : 24,90 ha - Đất phát triển cơ sở hạ tầng : 1,27 ha

Đồng thời trong kỳ quy hoạch đất rừng sản xuất sẽ tăng 456,90 ha, được sử dụng từ đất chưa sử dụng.

Đối với diện tích đất trồng cây hàng năm, trong kỳ quy hoạch đất trồng cây hàng năm cũn lại sẽ giảm 306,34 ha do chuyển sang các mục đích sử dụng phi nông nghiệp, đất đô thị, đất khu dân cư nông thôn… .

Trong kỳ quy hoạch giai đoạn 2001-2010 đất phi nông nghiệp sẽ giảm 90,91 ha, do chuyển sang đất nông nghiệp. Đồng thời trong kỳ quy hoạch đất phi nông nghiệp sẽ tăng 1.496,52 ha cho các mục đích khác như đất trụ sở CQ, CT sự nghiệp, đất khu công nghiệp, đất cơ sở sx, kinh doanh.

- Do sự tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất vườn của các hộ gia đình làm biến động sử dụng đất của huyện. Đặc biệt là trong giai đoạn 2005 – 2010.

Trong các nguyên nhân gây sự biến động sử dụng đất ở huyện Đức Thọ có nguyên nhân do các hộ gia đình tự chuyển sang các mục đích khác. Đặc biệt là các hộ có diện tích nhà ở và diện tích vườn, cây hàng năm hoặc nhà ở và đất rừng trồng sản xuất

chuyển sang các loại đất khác. Chủ yếu là các hộ gia đình ở sát khu vực rừng phía Nam. Sự thay đổi chủ yếu nhất của người dân là chuyển từ đất cây hàng năm sang đất rừng sản xuất và ngược lại. Điều này dẫn đến số diện tích vườn hoặc rừng sản xuất được cho vào đất ở và kéo theo sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đât và trong bản đồ địa chính là khu vực cho khu dân cư.

3.3.4. Một số ý kiến đề xuất

3.3.4.1. Quan điểm sử dụng đất

- Sử dụng đất phải ưu tiên cho nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, thực hiện chiến lược an toàn lương thực, thoả mãn nhu cầu nông phẩm cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp.

- Quản lý, bảo vệ và sử dụng tốt tài nguyên rừng hiện còn; đẩy nhanh việc khoanh nuôi, tu bổ, trồng mới diện tích đất trống đồi núi trọc.

- Dành quỹ đất hợp lý cho phát triển công nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp thế mạnh; hình thành các điểm, cụm công nghiệp tập trung. Gắn liền với việc phát triển công nghiệp với quá trình đô thị hoá.

- Cần có quan điểm hợp lý, linh hoạt trong việc huyển đổi mục đích sử dụng đất, phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đức Thọ.

- Khai thác, sử dụng đất phải tôn trọng nguyên tắc tiết kiệm, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường.

3.3.4.2. Định hướng sử dụng đất a) Nhóm đất nông nghiệp a) Nhóm đất nông nghiệp

- Đất sản xuất nông nghiệp: Cần phải mở rộng và cải tạo đất, phát triển một nền

nông nghiệp toàn diện, bảo đảm an toàn lương thực, thực phẩm, thoả mãn nhu cầu sản xuất cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên diện rộng, đầu tư các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như các giống lúa mới có năng suất chất lượng cao vào trong sản xuất, hình thành vùng chuyên canh lúa màu, các vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung. Hạn chế sử dụng đất lúa sang các mục đích sử dụng khác như đất ở hay đất xây dựng nhằm đảm bảo an ninh lương thực cũng như duy trì vựa lúa chung của cả tỉnh.

- Đất lâm nghiệp: Diện tích đất rừng tự nhiên không còn nhiều chủ yếu chuyển sang

đất rừng sản xuất nên cần thiết phải đẩy mạnh trồng, chăm sóc, bảo vệ vốn rừng hiện có, tranh thủ các chương trình, dự án để đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, đồng thời phủ xanh diện tích đất trống đồi núi trọc. Tiếp tục khuyến khích nhân dân đưa các giống cây cho giá trị kinh tế cao vào trồng như cây keo, bạch đàn, một số khu vực có thể trồng cây cao su… để phủ xanh đất trống, chống thoái hoá đất và đem lại giá trị kinh tế cao cho nhân dân.

- Đất ở: Tiếp tục mở rộng diện tích nhưng hạn chế chuyển từ đất lúa hai bên đường quốc lộ thành đất ở.

- Đất mặt nước: Diện tích đất mặ nước là khá lớn tuy nhiên mới chỉ dừng lại cung

cấp nước cho cây lúa chứ diện tích đưa vào sử dụng cho mục đích nuôi trồng thuỷ sản là chưa nhiều như: tôm, cua, cá… Mở rộng diện tích mặt nước chuyên dùng.

b) Nhóm đất chưa sử dụng

- Đất bằng chưa sử dụng: Loại đất này có địa hình bằng phẳng, nằm phân tán, rải

rác thuận lợi cho việc phát triển các khu dân cư và đất chuyên dùng. Một số diện tích trũng cần cải tạo để đưa vào trồng lúa.

- Đất đồi núi chưa sử dụng: Đây là loại đất có độ dốc cao và thấp, chúng ta có thể

khai thác sử dụng ở những nơi có độ dốc thấp để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, rừng sản xuất. Đối với các vùng có độ dốc cao, địa hình phức tạp hay bị ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết nên trồng các loại cây có mục đích cải tạo đất, chống xói mòn rửa trôi đất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHẦN 3: KẾT LUẬN 1. Những kết quả đạt được

- Việc sử dụng kết hợp tư liệu viễn thám và hệ thông tin địa lí trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã đem lại hiệu quả cao, cho phép có thể cập nhật một cách nhanh chóng và tương đối chính xác các thông tin về hiện trạng sử dụng đất huyện Đức Thọ. Việc sử dụng ảnh Landsat và phương pháp phân loại theo đối tượng, kết hợp với các phần mềm GIS cho phép nâng cao độ tin cậy của kết quả phân loại và phần nào có thể đáp ứng được những yếu cầu nội dung mà một bản đồ hiện trạng sử dụng đất cần có.

- Với khu vực nghiên cứu là huyện Đức Thọ, đề tài đã đề ra được quy trình xử lý ảnh vệ tinh Landsat, nêu lên phương pháp nghiên cứ và đề xuất được các chỉ số liên quan đến biến động sử dụng đất phù hợp với điều kiện khu vực nghiên cứu. Với một huyện miền núi như Đức Thọ, công tác kiểm kê và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng gặp nhiều khó khăn do địa bàn huyện địa hình phức tạp. Việc sử dụng tư liệu viễn thám để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất sẽ bổ sung thêm nguồn tài liệu trong công tác quản lí đất đai huyện Đức Thọ.

- Đề tài đã tiến hành tổng hợp tình hình sử dụng đất huyện Đức Thọ tại ba thời điểm 2000, 2005 và 2010 theo cơ cấu sử dụng của từng loại đất. Qua phân tích cơ cấu sử dụng đất cho thấy, diện tích đất nông nghiệp luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất (trên 70%), tiếp theo là đất phi nông nghiệp (trên 25%). Diện tích đất chưa sử dụng tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng lại có sự biến động mạnh liên tục qua các năm.

- Thông qua phân tích, tổng hợp bản đồ hiện trạng sử dụng đất đề tài đã xây dựng ma trận chu chuyển sử dụng đất huyện Đức Thọ ở cả ba giai đoan 2000-2005, 2005- 2010 và 2000- 2010, trên cơ sở đó phân tích những nguyên nhân gây biến động sử dụng đất huyện Đức Thọ. Qua bảng ma trận, chúng tôi đã phân tích được quá trình chu chuyển đất đai và sự biến động tăng giảm của các loại đất qua từng thời kỳ.

- Đề tài cũng đã thành lập được bản đồ biến động sử dụng đất huyện Đức Thọ ở cả ba giai đoạn thể hiện sự chu chuyển của các loại đất qua từng thời kỳ nhằm dễ dàng trong quá trình so sánh một cách trực quan với số liệu diện tích đã thống kê.

2. Những tồn tại của luận văn

Trong khuôn khổ của luận văn này chưa giải quyết được hết những vấn đề có liên quan đến biến động hiện trạng sử dụng đất huyện Đức Thọ. Những tồn tại và hướng giải quyết như sau:

- Luận văn sử dụng ảnh Landsat độ phân giải không gian là 30m, vì vậy một số đối tượng có đặc trưng phản xạ phổ gần giống nhau rất khó để phân biệt trên ảnh, chỉ những đối tượng có kích thước >900m2 mới được ghi nhận, còn những giá trị nhỏ hơn thì sự đó tùy thuộc vào yếu tố khách quan liên quan như các yếu tố chiếm ưu thế trong

vùng. Chẳng hạn như đất cây công nghiệp thì khu vực nào cũng có nhưng vì diện tích quá ít nên rất khó để chọn mẫu hoặc như đất nghĩa địa khi đi thực địa cũng có rất nhiều trong khu vực nghiên cứu nhưng cũng khó phân biệt trên ảnh màu sắc giữa đất ở và đất nghĩa địa. Hay ví dụ trên một cánh đồng, có một thửa đất ở có diện tích 200m2 thì theo bản đồ địa chính vẫn là đất ở, nhưng trên ảnh sẽ không ghi nhận được loại đất này, trong khi đó đất lúa chiếm ưu thế nên sẽ giải đoán ra là đất lúa. Vì vậy mà trong điều kiện luận văn này không thể phân loại chi tiết hơn. Riêng đối với loại đất chuyên dùng, luận văn chưa thể thực hiện phân loại được vì trên thực tế việc phân loại loại đất này phải dựa vào mục đích sử dụng rất nhiều. Các loại đất trụ sở, cơ quan,

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS và công nghệ viễn thám đánh giá biến động sử dụng đất huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2000 – 2010 10600794 (Trang 67)