7. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
3.3.3.1. Những tác động của sự tăng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển kinh tế Quá
kinh tế. Quá trình phát triển đô thị, các khu dân cư nông thôn
Nhu cầu đẩy mạnh phát triển kinh tế là một nguyên nhân gây áp lực cho đất đai và tạo sự biến động sử dụng đất. Đặc biệt là chuyển các loại đất nông nghiệp, ở huyện Đức Thọ chủ yếu là đất lúa sang đất ở và đất xây dựng, thương mại.
- Ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản
Giai đoạn 2005 - 2010 ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp của huyện có tốc độ tăng trưởng nhanh, năm 2010 giá trị sản lượng ngành Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp đạt 489,5 tỷ đồng, tăng gấp 3,6 lần so với năm 2005. Tốc độ phát triển chung cả giai đoạn đạt 31%. Các làng nghề truyền thống được khôi phục, duy trì và phát triển đó là tài nguyên nhân văn của huyện. Các loại hình sản xuất được khôi phục và duy trì phát triển như hộ gia đình, tổ hợp, HTX và doanh nghiệp tư nhân. Đến năm 2010 đã thành lập được 48 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn huyện lên 79 doanh nghiệp, các doanh nghiệp bước đầu hoạt động có hiệu quả, thu hút gần 500 lao động.
- Thương mại - Dịch vụ
Ngành thương mại và dịch vụ có những bước phát triển mạnh mẽ . Doanh thu của ngành Thương mại - Dịch vụ năm 2010 đạt 615,9 tỷ đồng tăng 2 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt trên 13% trong đó năm 2005 - 2010 đạt 6,30%.
- Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
Thị trấn Đức Thọ có tổng diện tích tự nhiên là 339,81 ha, chiếm 1,67% diện tích tự nhiên của huyện và 6,9% diện tích đất đô thị của tỉnh. Trên địa bàn thị trấn Đức Thọ có quốc lộ 8A, tuyến đường sắt thống nhất Bắc-Nam chạy qua. Đất cho xây dựng đô thị có diện tích 90ha, chiếm 26,49% diện tích tự nhiên, trong đó đất chuyên dùng có 89,95ha và đất ở có 37,11ha. Các công trình xây dựng trên địa bàn thị trấn có quy mô từ 1- 4 tầng, đất xây dựng trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất còn ít. Nhà ở của nhân dân đang được xây dựng cao tầng với tốc độ nhanh, tạo cảnh quan hiện đại cho đô thị của thị trấn.
Dân cư nông thôn của huyện đã được hình thành từ rất lâu đời, đến nay đã hình thành khu quần cư là các thôn, xóm. Trong các thôn xóm mỗi hộ gia đình đều có diện tích vườn lớn nên trong quá trình sử dụng thường tự động chuyển sang các mục đích sử dụng khác gây sự biến động về đất ở.
- Ở vùng đồng bằng ( vùng lúa và ngoài đê) các điểm dân cư được phân bố dọc theo các trục giao thông chính hoặc ven theo các sông lớn.
- Ở vùng đồi núi (các xã vùng Thượng Đức) thì các điểm dân cư thường phân bố ở địa hình ven chân đồi hoặc các đồi thấp có địa hình tương đối bằng phẳng.
Do địa điểm sản xuất và phong tục, tập quán nên việc phát triển mở rộng khu dân cư nông thôn thường lấy vào đất Nông nghiệp ở gần các khu dân cư hiện có.