Các chỉ tiêu phản ánh biếnđộng sử dụng đất

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS và công nghệ viễn thám đánh giá biến động sử dụng đất huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2000 – 2010 10600794 (Trang 56)

7. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

3.2. Các chỉ tiêu phản ánh biếnđộng sử dụng đất

Tỉ lệ biến động là một giá trị định lượng, nó được thể hiện bằng tỉ số biến động diện tích i (là hiệu số của năm cuối và năm đầu giai đo ạn so với diện tích năm đầu giai đoạn), giá trị này có thể âm (-) hoặc dương (+). Tỉ lệ biến động được tính theo công thức:

i = (S2- S1/S1)*100

I : Tốc độ gia tăng S2: Diện tích năm cuối S1: Diện tích năm đầu

3.2.2. Xu hướng biến động

Nghiên cứu xu hướng biến động hiện trạng sử dụng đất là nghiên cứu trạng thái biến động hiện trạng sử dụng đất trên cơ sở nghiên cứu khả năng biến động của từng loại đất. Xu hướng biến động có thể là tăng hoặc giảm diện tích của một số loại hình sử dụng đất so với năm gốc, có thể ảnh hưởng theo hướng tích cực hoặc tiêu cực đến môi trường và vấn đề sử dụng đất bền vững. Lý thuyết này được áp dụng để làm cơ sở cho phân tích đánh giá những ảnh hưởng của biến động hiện trạng sử dụng đất đến các vấn đề kinh tế xã hội huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

3.2.3. Hệ số sử dụng đất

Hệ số sử dụng đất (HSSDĐ) là tỉ số giữa diện tích đất thực tế sử dụng với diện tích đất hiện có.

HSSDĐ = Diện tích đất thực tế sử dụng/ Diện tích đất hiện có.

Tài nguyên đất có hạn, nên diện tích đất hiện có của một địa phương thường rất ít thay đổi. Vì vậy, hệ số sử dụng đất phụ thuộc chủ yếu vào diện tích đất thực tế sử dụng. Hệ số sử dụng đất thể hiện mức độ khai thác không gian lãnh thổ của một địa phương, và phần nào thể hiện mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với phát triển kinh tế xã hội.

3.2.4. Chu chuyển đất đai

Chu chuyển đất đai là nội dung của biến động đất đai. Bản chất của biến động đất đai rất phức tạp. Mỗi loại đất trong một thời gian vừa lấy thêm diện tích của các loại khác và bản thân nó cũng có thể chuyển một phần sang các loại khác. Biểu chu chuyển đất đai là tài liệu làm cơ sở để phân tích đánh giá biến động đất đai theo mục đích sử dụng trong kì quy hoạch, kế ho ạch sử dụng đ ất. Thực chất, biểu chu chuyển này cũng được thành lập bằng cách tạo bảng chéo (crossing) và được tổng hợp lại từ bảng ma trận biến động sử dụng đất.

Bảng 3.1. Bảng mẫu chu chuyển sử dụng đất từ năm 2000 đến năm 2010 của huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh (đơn vị ha)

Chỉ tiêu Mã số DT đầu (2000) Biến động các loại đất Cộng giảm Biến động tăng(+) giảm(-) DT cuối (2010) LUA RST CLN OCT BHK … Đất rừng tự nhiên RPN × Đất trồng lúa LUA ×

Đất rừng trồng RST × Đất trồng cây lâu

năm CLN ×

Đất dân cư OCT ×

Đất cây hàng năm BHK ×

….. ×

Cộng tăng Diện tích cuối kì năm 2010

Các ô nằm trên đường chéo chính là phần diện tích không thay đổi mục đích sử dụng trong một thời kì sử dụng đất. Phần tổng hợp là phần cộng tăng, cộng giảm, biến động tăng giảm và diện tích cuối kì ở cả phần hàng và phần cột..

Cách tính số liệu để lập biểu được tiến hành theo các bước sau:

- Chỉ tiêu cộng tăng: số liệu trong mỗi ô của hàng này bằng tổng số liệu các ô theo cột của từng mục đích sử dụng đất (không bao gồm ô nằm trên đường chéo chính).

- Chỉ tiêu cộ ng giảm: số liệu các ô của cột này bằng tổng số liệu các ô theo hàng của từng mục đích sử dụng đất (không bao gồm ô nằm trong đường chéo chính).

- Chỉ tiêu biến động tăng (+) giảm (-) bằng số liệu cộng tăng trừ đi số liệu cộng giảm của từng mục đích sử dụng đất. Khi cộng tăng lớn hơn cộng giảm thì lấy dấu cộng (+), ngược lại thì lấy dấu (-).

- Chỉ tiêu diện tích cuối kì: số liệu của cột này bằng số liệu của ô diện tích đầu kì cộng với số liệu của ô biến động tăng giảm.

Trong nghiên cứu biến động hiện trạng sử dụng đất thì biểu chu chuyển diện tích các loại đất phân theo mục đích sử dụng có một ý nghĩa rất quan trọng. Nó góp phần thống kê một cách chi tiết và hệ thống tình hình biến động đất đai, đồng thời là cơ sở phân tích đánh giá tình hình sử dụng đất của huyện Đức Thọ trong các kì quy hoạch.

3.3. Kết quả đánh giá biến động sử dụng đất huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2000 - 2010 đoạn 2000 - 2010

- Nhận xét sự thay đổi các loại đất giai đoạn 2000 - 2005:

Trong bảng chu chuyển này, theo đường chéo là diện tích phần không biến động, các ô còn lại thể hiện quá trình chu chuyển của từng loại đất. Căn cứ vào bảng chu chuyển đất đai từ năm 2000 – 2005 ta thấy, một số loại đất chính như đất lúa, đất khu dân cư, đất cây hàng năm hay đất rừng sản xuất thì chưa có sự biến động nhiều, chủ yếu là tăng lên nhưng không nhiều. Trong đó, đất lúa chỉ tăng từ 8123.39ha năm 2000 lên 8148.40ha năm 20005, đất khu dân cư là 3257.18ha năm 2000 tăng lên 3589.79ha năm 2005, chủ yếu được chuyển qua từ đât lúa và đất hàng năm. Biến động tăng của đất khu dân cư giai đoạn 2000-2005 là 362ha.

Các loại đất biến động mạnh ở đây phải kể tới đó là đất trống và đất rừng tự nhiên. Năm 2000, diện tích đất trống là 764.4ha chiếm 3.79% giảm xuống còn 349.81ha chiếm 1.73% vào năm 2005, chủ yếu chuyển qua đất hàng năm và đất rừng sản xuất. Điều này cũng là dễ hiểu bởi diện tích đất trống phân bố chủ yếu ở các đồi và khu vực ven sông, gần khu vực rừng và đất cây hàng năm. Trong khi đất rừng tự nhiên bị giảm chủ yếu do chuyển qua đất trồng rừng sản xuất. Diện tích đât rừng tự nhiên năm 2000 là 1108.54ha giảm còn 636.03ha năm 2005. Biến động giảm của loại đất này là 479.63ha.

- Nhận xét sự thay đổi các loại đất giai đoạn 2005 - 2010:

Căn cứ vào bảng chu chuyển đất đai từ năm 2005 – 2010 ta thấy, một số loại đất chính như đất lúa, đất khu dân cư, đất cây hàng năm hay đất rừng sản xuất thì đã có sự biến động mạnh, đặc biệt là đất lúa và đất khu dân cư. Trong đó, đất lúa đã giảm hơn 10% diện tích từ 8148.40ha năm 20005 xuống còn 7240.89ha năm 2010, chủ yếu chuyển sang đất khu dân cư và đất cây hàng năm. Biến động giảm của đất lúa giai đoạn này là 907.51ha. Trong khi đất lúa giảm thì đất khu dân cư đã có sự tăng mạnh, diện tích tăng hơn 13 ngàn ha từ 3589.79ha năm 2005 tăng lên 4873.57ha năm 2010, chủ yếu được chuyển qua từ đât lúa, đất cây hàng năm và đất rừng sản xuất. Biến động tăng của đất khu dân cư giai đoạn 2000-2005 là 1283.78ha. Sự biến động này phù hợp với sự phát triển và mở rộng phát triển kinh tế của huyện nhà. Các loại đất như đất cây hàng năm, đất cây lâu năm và đất mặt nước có biến động tăng nhưng không nhiều.

Xét về biến động giảm về diện tích thì chủ yếu vẫn là đât trống và đất rừng tự nhiên. Năm 2000, diện tích đất trống là 349.81ha chiếm 1.73% vào năm 2005 giảm còn 183.78 chiếm 0.91%, chủ yếu vẫn chuyển qua đất hàng năm và đất rừng sản xuất. Điều này cũng là dễ hiểu bởi diện tích đất trống phân bố chủ yếu ở các đồi và khu vực ven sông, gần khu vực rừng và đất cây hàng năm. Trong khi đất rừng tự nhiên bị giảm chủ yếu do chuyển qua đất trồng rừng sản xuất. Diện tích đât rừng tự nhiên năm 2005 là 636.03ha giảm còn 329.32 năm 2010. Biến động giảm của loại đất này là 306.71ha.

- Nhận xét sự thay đổi các loại đất giai đoạn 2000 - 2010:

Tổng hợp từ hai giai đoạn trên ta thấy, các loại đất biến động mạnh nhất là đất lúa, đất khu dân cư, đất rừng tự nhiên và đất trống. Trong đó, đất khu dân cư có nét đặc biệt là chủ yếu là biến động tăng, không có biến động giảm và vì huyện Đức Thọ chủ yếu là đất lúa và đất đồi khu vực dân ở tránh lũ lụt mà diện tích chuyển qua chủ yêu từ đất lúa và đất rừng sản xuất. Đất lúa vừa có biến động tăng vừa có biến động giảm. Trong khi các khu vực huyện miền núi khác đất rừng sản xuất biến động rất mạnh thì đất rừng sản xuất ở huyện Đức Thọ chủ yếu biến động tăng nhưng không nhiều và chủ yếu chuyển qua từ đất rừng tự nhiên và đất trống. Điều này là do khu vực đất ở của người dân ở các đồi gần như là gần với đất rừng sản xuất, hơn thế nữa là diện tích đồi núi tập trung chủ yếu khu vực phía Nam không nhiều.

Sự thay đổi của các loại đất qua từng giai đoạn, đặc biệt là sự thể hiện rõ ràng qua năm 2000 và năm 2010 cho thấy sự phù hợp trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và mở rộng sản xuất của huyện trong những năm qua. Sự thay đổi này, đặc biệt là đã giảm một diện tích lớn đất trống và tăng về đất khu dân cư, đât rừng sản xuất là một sự thay đổi tích cực, thể hiện bộ mặt nông thôn của huyện đang ngày càng thay đổi. Tuy nhiên, trong sự thay đổi đó cũng có những mặt hạn chế trong sư chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt là sự giảm diện tích đất lúa sang đất ở và đất rừng tự nhiên bị chặt phá làm đất trồng rừng sản xuất và đất cây hàng năm.

Bảng 3.5. Tình hình sử dụng và biến động một số loại đất chính giai đoạn 2000-2010 ST T Loại hình sử dụng đất

Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010

Diện tích (ha)

Phần

trăm (%) Diện tích (ha)

Phần

trăm (%) Diện tích (ha)

Phần trăm (%)

1 Đất trống 764.4 3.79 349.81 1.73 183.78 0.91

2 Đất cây hàng năm 2574.66 12.75 2970.21 14.71 2909.42 14.41

3 Đất cây lâu năm 118.54 0.59 201.32 1.00 210.91 1.04

4 Đất trồng lúa 8123.39 40.23 8148.40 40.35 7240.89 35.86

5 Đất khu dân cư 3257.18 16.13 3589.79 17.78 4873.57 24.13

6 Đất rừng tự nhiên 1108.54 5.49 636.03 3.15 329.32 1.63

7 Đất rừng sản xuất 2444.24 12.10 2609.94 12.92 2904.56 14.38

8 Đất mặt nước 1803.19 8.93 1688.65 8.36 1541.71 7.63

Biểu đồ 3.1. Sự thay đổi diện tích của các loại đất từ năm 2000-2010

BCS: đất bằng chưa sử dụng; BHK: đất trồng cây hàng năm; CLN: đất trồng cây lâu năm; LUA: đất trồng lúa; ONT: đất ở dân cư; RPN: đất rừng tự nhiên; RSX: đất rừng

sản xuất; SMN: đất mặt nước

Bảng 3.6. Hệ số sử dụng đất của huyện Đức Thọ thời điểm 2000-2010 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010

Diện tích đất thực

tế sử dụng ha 19429.75 19844.34 20010.37

Diện tích đất hiện có ha 20194.15 20194.15 20194.15

Hệ số sử dụng đất 0.96 0.98 0.99

Sự phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nguyên nhân dẫn đến biến động các loại đất. Cơ cấu sử dụng đất của huyện Đức Thọ có sự thay đổi theo xu thế chung đó là đất sử dụng cho mục đích ở và sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng trong khi đất chưa sử dụng ngày càng được sử dụng triệt để hơn.

3.3.2. Đánh giá biến động cho từng loại hình sử dụng đất

Với vị trí nằm trong khu vực đồi núi bán sơn địa mà đề tài chủ yếu tập trung vào phân tích biến động các loại đất chính của khu vực nghiên cứu bao gồm:

- Đất khu dân cư gia tăng: bằng tổng diện tích đất chu chuyển từ các loại đất khác sang như: đất trồng lúa (LUA), đất trồng màu (BHK), đất trống (BCS).

- Đất trồng lúa: bằng tổng diện tích chu chuyển từ các loại đất khác sang như: đất trồng cây hàng năm, đất mặt nước.

- Biến động đất rừng: Gồm có diện tích đất rừng tăng và giảm qua các thời kì. - Các loại biến động khác: Gồm đất trồng cây hàng năm, đất trống, đất mặt nước.

3.3.2.1. Biến động đất lâm nghiệp

Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng tự nhiên và đất rừng trồng. Đối với đất rừng tự nhiên mặc dù không có một diện tích lớn những từ năm 2000 – 2010, diện tích đất rừng tự nhiên đã giảm một cách đáng kể từ 1108.54ha, chiếm 5.49% năm 2000 giảm xuống còn 329.32ha, chiếm 1.63%. Trong khi đó, diện tích đất rừng sản xuất luôn tăng qua hai thời kỳ chủ yếu chuyển qua từ đất rừng tự nhiên và một ít từ đất trống. Diện tích đất rừng sản xuất tăng 460.32ha, từ 2444.24ha năm 2000 lên 2904.56ha năm 2010.

Tuy nhiên tính chung toàn huyện đất rừng đã bị giảm 318.9ha, tỉ lệ biến động là -8.9% chủ yếu giảm về diện tích đất rừng tự nhiên trong khi đât rừng sản xuất lại không tăng bao nhiêu. Diện tích đất lâm nghiệp giảm nguyên nhân chính là do người dân sinh sống ở các khu vực đồi nhằm tránh lũ lụt vào mùa mưa nên đã chuyển đất rừng tự nhiên thành đất sản xuất và làm nhà ở trên diện tích đất rừng sản xuất. Trên địa bàn huyện sau diện tích đất ở của mỗi hộ thì gắn liền với một diện tích đất rừng sản xuất gấp 3 - 4 lần diện tích nhà ở. Sau đó người dân tiếp tục mở rộng trồng cây hàng năm và làm nhà ở trên khu vực đất rừng sản xuất đó. Các xã có diện tích lâm nghiệp bị giảm chủ yếu ở phía Nam bao gồm Đức Lạng, Đức Đồng, Tân Hương.

3.3.2.2. Biến động đất sản xuất nông nghiệp

Biến động đất nông nghiệp thể hiện rõ xu hướng biến động giảm. Cho dù diện tích của cây lâu năm, cây hàng năm có tăng lên, tuy nhiên do diện tích lúa giai đoạn 2000 - 2010 lại bị giảm rất mạnh. Tổng diện tích đất cây hàng năm tăng lên 334.76ha, tỉ lệ biến động là 13%. Đất cây lâu năm tăng lên 92.37ha, tỉ lệ biến động là 77.92%. Còn tổng diện tích đất lúa bị giảm tới -882.5ha, tỉ lệ biến động là -10.86%. Xét chung tổng diện tích đất nông nghiệp giảm -455.37ha, tỉ lệ biến động là -4.21%.

Sỡ dĩ có sự giảm về diện tích nông nghiệp là do chủ yếu giảm về diện tích đất lúa khi người dân chuyển đất lúa sang đất nhà ở xung quanh các đường quốc lộ và chuyển sang đất trồng cây hàng năm ở một số khu vực bị hạn, thiếu nước cho cây lúa. Bao gồm một số xã như Bùi Xá, Đức Nhân, Đức Thủy, Đức Yên.

Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực khi chuyển đất trống và đất rừng sản xuất sang đất cây hàng năm và cây lâu năm nhưng do quá trình mở rộng diện tích, sự tăng dân cư đã làm cho diện tích đất nông nghiệp nói chung và đất lúa (cây trồng chủ đạo) của huyện giảm xuống.

Tổng diện tích đất trống của huyện còn rất ít và liên tục giảm mạnh qua mỗi thời kỳ. Các khu vực đất trống nhiều là khu vực quanh sông và ở các xã phía Nam trong vùng đồi núi và bán sơn địa (Thượng Đức).

Năm 2000, diện tích đất trống của toàn huyện là 764.4ha chiếm 3.79%, đến năm 2010 chỉ còn 183.78ha, chiếm 0.91%. Trong giai đoạn này diện tích đất trống đã giảm -580.52ha, tỉ lệ biến động tới -75.9%. Diện tích đất trống chủ yếu chuyển qua đất rừng sản xuất là chủ yếu và một phần sang đất cây hàng năm.

3.3.2.4. Biến động đất khu dân cư

Từ những phân tích về các loại đất trên ta có thể thấy hầu như các loại đất khác đều chuyển sang đất khu dân cư. Như vậy diện tích dân cư đã tăng lên đáng kể từ năm 2000 – 2010.

Diện tích đất khu dân cư đã tăng 1616.39ha từ 3257.18ha, chiếm 16.13% tăng lên 4873.57ha, chiếm 24.13%. Tỉ lệ biến động là 49.63%.

Đất khu dân cư tăng là do đất vườn và đất nhà ở kết hợp làm cho diện tích được tính chung vào đất dân cư là lớn. Điều này phù hợp với chính sách của huyện trong những năm qua chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất. Tuy nhiên cũng cần có sự quản lý nhằm sử dụng hợp lý, đặc biệt là hạn chế chuyển từ đất lúa sang đất khu dân cư gây ảnh hưởng tới an ninh lương thực của huyện.

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS và công nghệ viễn thám đánh giá biến động sử dụng đất huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2000 – 2010 10600794 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)