CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
3.2.2. Đa dạng về sự phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh
Các loài cây thuốc khác nhau thì thích nghi với điều kiện sống khác nhau. Chúng có điều kiện sống rất phong phú và phức tạp: có loài sống ven đường, ven suối, có loài mọc ở rừng tự nhiên, có loài được trồng tại vườn nhà, rừng trồng, cũng có loài có lối sống thích nghi khắp nơi.
Căn cứ vào thảm thực vật và địa hình, chúng tôi tạm chia khu vực nghiên cứu thành 5 kiểu sinh cảnh với sự kí hiệu như sau:
R: Sinh cảnh rừng tự nhiên Rt: Sinh cảnh rừng trồng
B: Sinh cảnh trảng cây bụi, trảng cỏ V: Sinh cảnh vườn nhà
S: Sinh cảnh ven suối
Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 3.4 và biểu đồ 3.2
Bảng 3.4. Sự phân bố cây thuốc theo sinh cảnh
STT Sinh cảnh Số loài Tỷ lệ % so với tổng số loài
1 Sinh cảnh rừng tự nhiên 69 24
1.60%
Dicotyledoneae 75.82% 22.58%
3 Sinh cảnh trảng cây bụi 46 16
4 Sinh cảnh vườn nhà 101 35
5 Sinh cảnh ven suối 14 5
Thông qua bảng chúng tôi vẽ được biểu đồ 3.2
Biểu đồ 3.2. Sự phân bố cây thuốc theo sinh cảnh
Từ biểu đồ ta thấy số lượng cây thuốc phân bố ở vườn nhà chiếm tỉ lệ cao nhất 35% với 101 loài, đối với sinh cảnh ven suối chiếm tỉ lệ thấp nhất với 14 loài chiếm 5%. Đây vừa là thuận lợi cũng là khó khăn cho việc bảo tồn nguồn dược liệu, là minh chứng cho sự thu hẹp diện tích phân bố nguồn tài nguyên cây thuốc trong tự nhiên. Với 69 loài phân bố sinh cảnh rừng tự nhiên chiếm 24%, giảm dần sự phân bố đối với sinh cảnh rừng trồng và trảng cây bụi lần tượt 20%, 16%.
Như vậy nguồn cây thuốc phân bố trong tự nhiên không nhiều mà thay vào đó là phân bố tại các vườn dược liệu và vườn nhà. Nguyên nhân phần lớn là do sự khai thác không kiểm soát của người dân, ngoài ra do sự phát triển cơ sở hạ tầng, sự thay đổi cơ cấu cây trồng làm suy giảm nguồn tài nguyên cây thuốc trong tự nhiên, mất đi nguồn gen quý hiếm. Do đó cần có biện pháp nâng cao nhận thức người dân trong công tác sử dụng và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên.
24% 20% 16% 35% 5% Sinh cảnh rừng tự nhiên Sinh cảnh rừng trồng Sinh cảnh trảng cây bụi Sinh cảnh vườn nhà Sinh cảnh ven suối
Dựa vào tài liệu của Võ Văn Chi (1997). Qua thống kê cho thấy tất cả các bộ phận của cây điều được sử dụng làm thuốc. Tuy nhiên các bộ phận sử dụng chữa các nhóm bệnh khác nhau phụ thuộc vào cách chữa của các ông lang bà mế (bảng 3.5).
Bảng 3.5. Sự đa dạng về các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc
STT Bộ phận sử dụng SL Tỷ lệ % 1 Lá 78 33,3 2 Thân 46 19,6 3 Qủa 19 8,1 4 Hạt 16 6,84 5 Củ 9 3,8 6 Rễ 40 17 7 Hoa 14 6 8 Ngọn 2 0,86 9 Vỏ 9 3,8 10 Mủ 1 0,43
Thông qua bảng chúng tôi vẽ được biểu đồ 3.3
Biểu đồ 3.3. Sự đa dạng trong việc sử dụng các bộ phận của cây để làm thuốc
Qua biểu đồ ta thấy được sự đa dạng trong việc sử dụng các bộ phận khác nhau của cây để làm thuốc chữa bệnh của người dân huyện Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Sử dụng nhiều nhất là bộ phận lá của cây để làm thuốc chiếm 33,3% tương ứng với 78 loài.
33,3 % 19,6 % 8,1 % 6,84 % 3,8 % 17 % 6 % 0,86 % 3,8 % 0,43 % 0 5 10 15 20 25 30 35 1 Lá 2 Thân 3 Qủa 4 Hạt 5 Củ 6 Rễ 7 Hoa 8 Ngọn 9 Vỏ 10 Mủ
chiếm 17 % và bộ phận ít được sử dụng làm thuốc đó là ngọn non và mủ của cây. Kết quả cho thấy người dân ở khu vực này sử dụng lá, thân và rễ để chữa các bệnh thời tiết, bệnh tiêu hóa, các bệnh đau xương khớp.
3.2.4. Danh sách các loài cây có tên trong Sách đỏ Việt Nam
Qua thống kê về cây thuốc quý hiếm chúng tôi lập bảng sau:
Bảng 3.6. Các loài cây thuốc có tên trong Sách đỏ Việt Nam
STT Tên khoa học Tên Việt Nam Tên địa phương Mức độ nguy cấp 1 Acanthopanax gracilistylus W. W. Sm Ngũ gia bì hương Ngũ gia bì EN
2 Curculigo orchioides Gaertn Sâm cau Sâm cau VU Ghi chú:
* EN: mức độ nguy cấp – Endangered * VU: mức độ sẽ nguy cấp – Vulnerable
Bảng trên thống kê được 2 loài có trong Sách đỏ Việt Nam: Ngũ gia bì hương (Acanthopanax gracilistylus W. W. Sm) mức độ nguy cấp ( EN) và Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn) mức sắp nguy cấp (VU). Trong 134 loài đã thống kê 2 loài này mang nguồn gen quý hiếm chiếm 1,5% tổng loài.
3.3. Kết quả điều tra các bài thuốc thuốc do người dân huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi sử dụng Quảng Ngãi sử dụng
Kinh nghiệm y học cổ truyền thông qua tri thức bản địa cho thấy một cây có thể tác dụng với nhiều loại bệnh và ngược lại sử dụng nhiều cây mới chữa được một bệnh. Theo tài liệu của Đỗ Tất Lợi [9], Võ Văn Chi [4], Đỗ Huy Bích [2]…chúng tôi chia việc sử dụng các cây thuốc để chữa bệnh theo các nhóm bệnh như sau:
Bảng 3.7. Tổng hợp các bài thuốc theo nhóm bệnh
STT Các nhóm bệnh Số lượng bài Số lượng loài Tỉ lệ % Số loài 1 Bệnh ngoài da (ghẻ, mày đay, mụt cóc) 6 17 12,7 2 Bệnh xương khớp (đau lưng, tê bại…) 14 31 23,1
4 Bệnh hô hấp (ho có đờm, ho gió, ho lao…) 6 14 10,4 5 Bệnh hệ tuần hoàn (hạ huyết áp, thiếu máu…) 8 25 18,65 6 Bệnh về gan (viêm gan B, gan nhiễm mỡ…) 4 14 10,45 7 Bệnh về thận (sỏi thận, phù thận…) 6 11 8,2 8 Bệnh về hệ tiêu hóa (táo bón, thương hàn…) 17 37 27,6 9 Bệnh hệ sinh dục (giang mai, liệt dương…) 3 15 11,2 10 Bệnh trẻ em (đổ mồ hôi trộm, đau ban đỏ) 8 20 15 11 Bệnh phụ nữ (sản hậu, mất sữa…) 9 24 18 12 Bệnh do động vật cắn (rắn cắn) 1 1 0,75 13 Bệnh do thời tiết (trúng gió, trúng nước…) 5 25 18,6 14 Bệnh tai, mắt, mũi, họng (ho gà, viêm xoang…) 9 14 10,45
15 Bệnh sốt rét 3 1 0,75
16 Bài thuốc xông (cảm cúm, mày đay, ngứa…) 7 26 19,4 17 Bệnh ung thư, bứu cổ (ung thư vú, bazedow…) 5 9 6,7
18 Trúng độc 1 10 7,4
19 Bài nước uống hằng ngày 2 3 2,25
Qua bảng, thống kê được 19 nhóm bệnh, 97 bệnh sử dụng 117 bài thuốc Nam để chữa bệnh. Trong đó bệnh tiêu hóa (táo bón, thương hàn…) với 37 loài chiếm 27,6% so với tổng số loài điều tra, tiếp đến là bệnh xương khớp (đau lưng tê bại…) với 31 loài chiếm 23,1%, bệnh về thời tiết (trúng gió, sốt, trúng nước…) với 25 loài chiếm 18,6%. Đây là những bệnh thường gặp hằng ngày, nên tần suất sử dụng các cây thuốc để chữa bệnh nhiều. Hơn nữa khi chữa khỏi bệnh tạo niềm tin vào bài thuốc đã sử dụng hay thầy lang chữa khỏi nên mọi người truyền miệng nhau từ thế hệ này đến thế hệ khác, từ người này sang người khác. Một số loại bệnh như: bệnh về hệ tuần hoàn, gan, bệnh của trẻ em cũng sử dụng cây thuốc để chữa bệnh chiếm tỉ lệ trung bình lần lượt (25 loài, 18,65%; 14 loài, 10,45%; 20 loài; 15%). Đối với bệnh sốt rét hay trúng độc ít được người dân sử dụng cây thuốc Nam để chữa bệnh.
Nhìn chung, người dân huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi sử dụng thuốc Nam để chữa hầu hết các bệnh gặp phải. Ngoài ra đối với một số bệnh nan y họ sử dụng thuốc Nam kết hợp thuốc Tây để kéo dài sự sống.
Ngãi sử dụng để phòng và chữa bệnh
Nhóm bệnh
Các bài thuốc Người
cung cấp 1. Bệnh ngoài da 1.Mày đay
Các vị: bộ phận trên mặt đất Rau răm, muối
Cách dùng: Dùng Rau răm vò nát, xoa nơi nổi mày đay 6 Các vị : lá Trầu không, toàn cây Rau đắng, lá Cây xoan
Cách dùng: Sao vàng hạ thổ, sắc lấy nước uống 2
2. Cầm máu
Các vị: lá Ngũ sắc
Cách dùng: lá Ngũ sắc nhai nuốt nước, đắp xác vào vết
thương
1
3. Ghẻ
Các vị: rễ Cỏ tranh, toàn cây (Cỏ mực, Cỏ sữa lá lớn, Rau má,
Mã đề), Củ gấu, toàn cây bỏ hạt Cam thảo dây, rễ Thơm, củ Chua lẻ (chưa tìm thấy khu vực nghiên cứu), hạt Đậu đỏ.
Cách dùng: sao vàng hạ thổ, sắc uống.
6
Các vị: quả Ớt, dầu Dừa.
Cách dùng: Ớt giã nhỏ hòa với dầu dừa, phếch lên vết thương. 6 Các vị: cây Sứ trắng
Cách dùng: lá cây Sứ trắng giã nhỏ đắp vào đầu ghẻ lở
4. Mụt cóc Các vị: hoa Mười giờ kép
Cách dùng: giã nát xoa lên mụt cóc 2
Bệnh về xương
khớp
5. Đau lưng
Các vị: toàn cây Dầm hôi
Cách dùng: Dùng lá ngâm rượu uống 8
Các vị: toàn cây (Mắt cỡ, Ngũ sắc), Đột muối (chưa tìm thấy
khu vực nghiên cứu), lá cây Lá lốt, rễ Bùm sụm
Cách dùng: trộn chung sắc uống
- Lần 1: 2 chén còn ½ chén - Lần 2: 2 chén còn ¼ chén
8
Các vị: Rễ cây Ngũ sắc, rễ cây Đại bi, lá Lốt rừng, Củ gấu,
Các vị: Rễ Nhàu vàng, Củ gấu (tẩm rượu), rễ Cỏ xước, lá cây
Lá lốt, vỏ thân vỏ rễ Ngũ gia bì, vỏ Đa búp đỏ.
Cách dùng: sắc nước hòa 1 lượng nhỏ rượu và uống.
1
6. Tê bại
Các vị: rễ Nhàu vàng, củ Kim Cang , cả cây cỏ Vòi voi, Củ
gấu
Cách dùng: sao vàng sắc nước uống
Xông tê bại: lá Tre đổ nước sôi và ít phèn chua đợi nước nguội
khoảng 36-370C ngâm chân.
4
7. Phong thấp
Các vị: Củ gấu, Củ kim cang, rễ Cỏ xước, toàn cây Cối xay,
rễ Nhăn vàng, cây Vòi voi, Cỏ sữa lá lớn.
Cách dùng: tất cả các vị trộn chung sắc uống
8
Các vị: toàn cây Vòi voi, Củ gấu, Ké đầu ngựa, Cỏ xước, dây
Muống biển
Cách dùng: sao vàng sắc uống.
8
Các vị: Củ gấu, toàn cây Ngũ trảo, cây Từ bi, Củ kim cang,
rễ Cỏ xước, cây Vòi voi, lá cây Lá lốt, vỏ cây Ngũ gia bì, rễ Nhàu vàng.
Cách dùng: trộn chung sắc uống, hòa chung với rượu làm
tăng tác dụng của thuốc.
8
8. Đau xương khớp
Các vị: rễ Cỏ xước, rễ cây Nhàu vàng, vỏ cây Ngũ gia bì, Củ
gấu, Củ kim cang, Rễ muống biển, cây Vòi voi, cây Lá lốt.
Cách dùng: sao vàng hạ thổ, sắc uống.
1
Các vị: toàn cây (Vòi voi, Cỏ xước), gốc rau Muống biển
Cách dùng: trộn chung, sắc uống 1
Các vị: toàn cây (Vòi voi, Chết giả, Cỏ tranh)
Cách dùng: sao vàng, sắc uống 10
9. Trẹo chân tay
Các vị: Củ kim cang, Củ gấu giã dập ngâm rượu để qua 1
đêm, toàn cây (Cỏ xước, cây Vòi voi), củ Thiên niên kiện, rễ Nhàu vàng, rễ cây Phòng phong.
10. Gai cột sống
Các vị: rễ cây Gai, rễ cây Hoàn Ngọc, rễ Cây dâu.
Cách dùng: trộn chung sắc uống. 3
11. Bong gân
Các vị: rễ cây Ngủ trảo, lá Xoan
Cách dùng: dầm rượu thoa 5 đến 7 ngày 3
Bệnh hệ thần kinh
12. Mất ngủ
Các vị: lá cây Ngũ sắc mọc 1 mình, toàn cây hoa Trinh nữ,
dây Tầm gửi.
Cách dùng: dùng cả lá, thân, rễ, bằm nhỏ sao vàng. Sắc lấy
nước uống 10 Các vị: 7 đột Trầu không Cách dùng: nấu canh 10 13. Đau đầu kinh niên
Các vị: lá Mãng cầu, toàn cây bỏ hạt Cam thảo dây, Củ gấu,
rễ Đinh lăng, củ Bạch chỉ, lá non cây Dâu
Cách dùng: trộn chung sắc uống 1 Bệnh hệ hô hấp 14. Bệnh ho có đờm
Các vị: lá, rễ Chanh, lá Hương nhu tía, lá Tía tô, toàn thân bỏ
hạt Cam thảo dây
Cách dùng: sao vàng hạ thổ sắc uống
1
15. Ho thổ huyết
Các vị: lá Huyết dụ (sao đen), toàn cây (Cỏ sữa lá lớn sao vàng, Mã đề (sao vàng)), rễ Tranh (sao vàng)
Cách dùng: trộn chung sắc uống
1
16. Suyễn
Các vị: hạt Tía tô, rễ cây Rẻ quạt, vỏ Quýt, Củ kim cang Cách dùng: (8 - 10 gram) hạt Tía tô, (8 – 10 gram) rễ cây Rẻ
quạt, (6 – 10 gram) vỏ Quýt, (10 – 12 gram)Củ kim cang. Sắc 750 ml còn 200 ml chia làm 2 lần uống sau khi ăn.
1
17. Ho cảm gió
Các vị: lá Hương nhu tía, toàn thân (Cam thảo đất, Cam thảo
dây, Rau má), lá Chanh rừng, vỏ Quýt, rễ Dâu.
Cách dùng: trộn chung sắc uống
1
18. Lao
Các vị:
-Củ chóc xắt mỏng phơi khô (tẩm gừng 3 lần trong 3 ngày 3 đêm)
- Bông Khế chua (sao vàng)
Cách dụng: trộn chung sắc uống
19. Đen phổi
Các vị: hoa Khế chua, đường phèn
Cách dùng: bông Khế chưng với đường phèn, uống trong vòng 5 đến 7 ngày. 10 Bệnh về hệ tuần hoàn 20. Bổ máu
Các vị: rễ cây Đinh lăng (3 gram), củ Khoai mài (3 gram), Củ
chóc, Củ gấu, lá cây Đại bi, rễ Lạc tiên, toàn thân Cỏ mực mỗi vị 2 gram. Cách dùng: trộn chung sắc uống Nước nhất: 4 chén còn 1 chén Nước nhì: 3 chén còn 2/3 chén Uống từng phần 6
Các vị: củ Khoai mài, rễ Đinh lăng, củ Chua lẻ (chưa tìm thấy
ở khu vực nghiên cứu), Củ gấu, rễ Sâm cau, Củ chóc, rễ Hồng tiên, lá Ích mẫu, toàn cây cỏ Sữa lá lớn.
Cách dùng: trộn chung sắc uống 10 21. Va chạm gây tụ máu Các vị: củ Sâm đại hành
Cách dùng: thái củ mỏng, phơi khô ngâm rượu uống 6
22. Sưng lá lách
Các vị: Củ gấu (tẩm nước tiểu để qua đêm), toàn cây (cỏ Mần
trầu, Mã đề), rễ Cỏ tranh, toàn cây (Cỏ sữa, cây Chó đẻ, Ngải cứu (sao vàng), Cam thảo dây).
Cách dùng: trộn chung, sắc uống
1
23. Yếu tim
Các vị: Củ gấu, rễ Nhãn lồng, toàn cây (Mã đề, Rau má, Cam
thảo dây, dây Kim cang, Cỏ mực), Cỏ sữa lá lớn, rễ Đinh lăng.
Cách dùng: trộn chung sắc uống
1
24. Tim lớn Các vị: Lá Nhãn lồng, lá Dâu tằm
25. Thiếu máu
Cách dùng: Sâm đại hành xắt lát mỏng phơi khô tán thành
bột, Củ gấu sao vàng tán bột. Cộng với nước cơm ve thành viên bảo quản uống.
6
26. Hạ huyết áp
Các vị: toàn cây Dừa cạn bông màu trắng (chưa tìm thấy ở
khu vực nghiên cứu), Hoa hèo, toàn cây Lạc tiên, hạt Thảo tuyết minh Cách dùng: trộn chung sắc uống 6 Bệnh về gan 27. Gan sưng có mủ
Các vị: Cỏ may, cỏ Mần trầu, Củ kim cang, rễ Cỏ xước, rễ
Cây duối.
Cách dùng: sắc uống
1
28. Đau gan
Các vị: toàn cây (Cỏ may, Mã đề, Rau má, Cỏ xước), Củ gấu,
rễ và lá Dâu tằm, lá Tre.
Cách dùng: sao vàng khử thổ, sắc uống trước khi ăn
1
29. Viêm gan B
Các vị: toàn cây Diệp hạ châu
Cách dùng: sắc uống chú ý: uống 2 tuần ngừng uống 1 tuần
sau đó tiếp tục uống như vậy.
5
30. Gan nhiễm mỡ
Các vị: lá Vằng, toàn cây bỏ rễ Râu mèo
Cách dùng: trộn chung sắc uống 5 Bệnh về thận 31. Phù thận Các vị: gốc cây Chuối chát
Cách dùng: Cây chuối chát chặt ngang thân cách mặt đất
khoảng 10 cm, khoắt 1 lỗ chính giữa, bỏ vào cục đường, cách 1 đêm, sáng ngày lấy nước uống.
5
32. Đái đường
Các vị: Vỏ Cây gòn có gai, rễ cây Trạch tả
Cách dùng: sắc lấy nước uống 5
Các vị: rễ Ổ qua, toàn cây (cỏ Mần trầu, Cỏ may, Rau má, Cỏ
mực), quả Thơm, râu Ngô, rễ Tranh
Cách dùng: trộn chung sắc uống.
7
33. Bí đái Các vị: củ Chuối, (đọt non, thân, rễ) Dứa dại, râu Ngô
+ (Rễ, thân, đọt non) Dứa dại sao vàng + râu Bắp sắc uống 34. Nước
tiểu vàng
Các vị: ngọn lá non Cây gòn
Cách dùng: lấy 7 ngọn Gòn đem giã vắt nước hòa với đường
uống
5
35. Sỏi thận Các vị: vỏ Ngũ gia bì, vỏ Cây gòn
Cách dùng: trộn chung, sắc uống 5 Bệnh hệ tiêu hóa 36. Sán lãi Các vị: Hạt cau già Cách dùng: sắc 3 chén còn 1 chén. Ngày uống 2 lần lúc bụng đói. 10 37. Tiêu hạ Các vị: Củ gấu
Cách dùng: củ sao vàng, giã nhuyễn thành bột, uống lúc
chướng bụng.
7
38. Trúng thực
Các vị: lá Húng chanh, quả Thơm, toàn thân (Cỏ mực, Củ gấu, vỏ Cây quế.
Cách dùng: sao vàng hạ thổ, sắc lấy nước uống.
7
39. Thổ tả Các vị: thân rễ Dong riềng
Cách dùng: dầm rượu, uống 2 đến 3 ngụm 10
40. Đau bụng do thức ăn
Các vị: củ Cỏ ống, củ Sả, củ Dong riềng, Củ gấu
Cách dùng: trộn chung sắc uống 10
41. Đau bụng
Các vị: Củ gấu, củ Dong riềng, rễ Cỏ ống
Cách dùng: trộn chung sắc uống 10
42. Táo bón
Các vị: toàn thân (Mã đề 3 gram. Rau má, Cỏ sữa lá lớn, Cỏ
mực, Rau húng chanh), lá Mồng tơi các vị mỗi vị 2 gram, quả Bí ngô.
Cách dùng: trộn chung sắc lấy nước
Nước nhất: 3 chén còn 1 chén Nước nhì : 2 chén còn ½ chén