Tư liệu hóa các bài thuốc dân tộc

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc bài thuốc qua tri thức bản địa của người dân huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi. (Trang 94 - 95)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.5.2. Tư liệu hóa các bài thuốc dân tộc

Tri thức bản địa về sử dụng cây thuốc của các dân tộc ở Việt Nam là nguồn tài nguyên quý giá, có giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn. Tuy nhiên, việc giữ được bài thuốc dân tộc thì chỉ có một số người trong huyện (đặc biệt là cụ già), nhưng những người này chỉ truyền lại những kinh nghiệm này cho người trong nhà. Cứ như thế, càng ngày kiến thức bản địa về bài thuốc dân tộc bị mai một dần, có khi bị xuyên tạc, đổi khác đi một ít. Do đó, việc tư liệu hóa để bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc là điều quan trọng nhằm bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên do thiên nhiên ban tặng.

Để có thể tư liệu hóa các bài thuốc chữa bệnh cần phải có sự hỗ trợ nhiệt tình của người dân địa phương, những ông lang, bà mế, những cụ già có kinh nghiệm. Cùng với đó là những cán bộ có trình độ, thân thiện, quan hệ tốt với người dân địa phương. Đồng thời cần nâng cao kiến thức cho của người dân về ý thức bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc, xóa bỏ quan niệm bảo thủ là điều rất cần thiết trong công tác bảo tồn và phát triển.

bố, bộ phận sử dụng, các bài thuốc kết hợp. Ghi chép đầy đủ, đóng thành tập có đầy đủ thông tin, hình ảnh đem lưu giữ cẩn thận. Có như vậy, nguồn tri thức bản địa về nguồn tài nguyên cây thuốc của cộng đồng người dân mới mong được lưu truyền cho đời sau. Việc tư liệu hóa các bài thuốc dân tộc góp phần vào công cuộc phát triển cây thuốc cổ truyền dân tộc nói chung và tri thức y học của người dân huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi nói riêng.

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc bài thuốc qua tri thức bản địa của người dân huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi. (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)