Xuất biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc bài thuốc qua tri thức bản địa của người dân huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi. (Trang 93)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.5. xuất biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc

3.5.1. Khai thác hợp lí

Cây thuốc là nguồn tài nguyên thực vật có thể tái sinh được, nhưng hiện nay cây thuốc đang bị khai thác quá mức mà không có biện pháp trồng, phục hồi. Cứ như vậy, nguồn cây thuốc ở đây sẽ cạn kiệt dần không còn đủ cung cấp cho người bản địa cũng như người dân cả nước. Vì thế cần phải tuyên truyền cho người dân về giá trị,

nguyên cây thuốc. Cụ thể là:

- Không khai thác cây thuốc khi chưa đến tuổi khai thác.

- Những cây không cần lấy củ, rễ thì không được đào bới, phá cả cây. - Khi thu hái quả, hạt cây thuốc cần giữ lại một số quả, hạt để làm giống - Đối với cây leo mà sản phẩm là thân cây, phải chặt cây cách mặt đất 15 – 30 cm để cây có thể tái sinh.

- Đối với những cây lấy củ sau khi khai thác phải trồng ngay lại, có thể lấy đoạn thân hoặc đoạn củ trồng lại.

- Đối với những cây lấy hoa, quả, hạt thì không được làm hại đến cả cây mà chỉ cần khai thác những bộ phận cần dùng.

- Thu hái theo thời vụ để mang lại hiệu quả chữa bệnh cao, có thể dự trữ cây thuốc trong thời gian dài.

- Khuyến khích hình thức vừa khai thác vừa trồng dược liệu tại nhà. Điều này giúp bảo tồn vừa giúp người dân sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc tiện lợi hơn.

3.5.2. Tư liệu hóa các bài thuốc dân tộc

Tri thức bản địa về sử dụng cây thuốc của các dân tộc ở Việt Nam là nguồn tài nguyên quý giá, có giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn. Tuy nhiên, việc giữ được bài thuốc dân tộc thì chỉ có một số người trong huyện (đặc biệt là cụ già), nhưng những người này chỉ truyền lại những kinh nghiệm này cho người trong nhà. Cứ như thế, càng ngày kiến thức bản địa về bài thuốc dân tộc bị mai một dần, có khi bị xuyên tạc, đổi khác đi một ít. Do đó, việc tư liệu hóa để bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc là điều quan trọng nhằm bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên do thiên nhiên ban tặng.

Để có thể tư liệu hóa các bài thuốc chữa bệnh cần phải có sự hỗ trợ nhiệt tình của người dân địa phương, những ông lang, bà mế, những cụ già có kinh nghiệm. Cùng với đó là những cán bộ có trình độ, thân thiện, quan hệ tốt với người dân địa phương. Đồng thời cần nâng cao kiến thức cho của người dân về ý thức bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc, xóa bỏ quan niệm bảo thủ là điều rất cần thiết trong công tác bảo tồn và phát triển.

bố, bộ phận sử dụng, các bài thuốc kết hợp. Ghi chép đầy đủ, đóng thành tập có đầy đủ thông tin, hình ảnh đem lưu giữ cẩn thận. Có như vậy, nguồn tri thức bản địa về nguồn tài nguyên cây thuốc của cộng đồng người dân mới mong được lưu truyền cho đời sau. Việc tư liệu hóa các bài thuốc dân tộc góp phần vào công cuộc phát triển cây thuốc cổ truyền dân tộc nói chung và tri thức y học của người dân huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi nói riêng.

3.5.3. Công tác bảo tồn

Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có 2 hình thức bảo tồn cơ bản có thể áp dụng tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi: Bảo tồn nguyên vị và Bảo tồn chuyển vị.

a. Bảo tồn nguyên vị (in - situ)

Bảo tồn nguyên vị là hình thức bảo tồn tại chỗ. Hình thức này được áp dụng cho tất cả mọi đối tượng cần được bảo tồn, những đối tượng chưa có nguy cơ tuyệt chủng hoặc xâm hại.

Hình thức này có chi phí thấp, muốn thực hiện được hình thức này cần xác định được vùng phân bố của cây thuốc mới có thể thực hiện tốt công tác bảo tồn này. Việc huy động cần có sự tham gia của người dân địa phương, đặc biệt là người am hiểu về cây thuốc là vô cùng quý báu giúp cho hoạt động bảo tồn đem lại nhiều kết quả khả quan hơn.

Tuy nhiên, căn cứ vào địa hình nơi đây, chúng tôi nhận thấy đối với công tác này thì vẫn còn một số khó khăn. Ở rừng thì thực vật rất phong phú và đa dạng. Trong khi đó đa số loài cây thuốc lại mọc phân tán khắp nơi, trữ lượng cũng không nhiều. Hơn nữa, người dân tại nơi đây xem nguồn tài nguyên rừng là của thiên nhiên, ai gặp thứ gì quý thì lấy, không có khái niệm tái sinh, bảo tồn.

Mặc dù vậy, thông qua kết quả điều tra về thái độ của người dân đối với công tác bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc. Chúng tôi thấy rằng có thể khắc phục được những khó khăn trên.

Bảng 3.12. Thái độ của người dân đối với việc bảo tồn tài nguyên cây thuốc

STT Thái độ của người dân Số người Tỷ lệ (%)

là không quan trọng

4 Không quan tâm 10 12,5

Qua kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy người dân ở đây rất quan tâm đến công tác bảo tồn tài nguyên cây thuốc. Nhu cầu khám và chữa bệnh là cấp thiết hằng ngày, vì thế đa số người dân đều cho rằng việc bảo tồn tài nguyên cây thuốc để duy trì, phát triển là điều đương nhiên con số này chiếm đến 72,5%. Đây là yếu tố quan trọng giúp cho công tác bảo tồn được tiến hành nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao. Đối với số người không quan tâm đến công tác bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc (chiếm 12,5%), cần cho họ thấy được vai trò dược liệu to lớn của cây thuốc cũng như tình hình nguy cấp của chúng và sự quan trọng của công tác bảo tồn làm thay đổi tư duy, cách nhìn nhận và động viên họ tham gia vào công tác bảo tồn.

Nhận thức của người dân là một trong những vấn đề rất quan trọng trong công tác bảo tồn nguyên vị. Vì họ chính là người trực tiếp tác động đến nguồn tài nguyên cây thuốc. Khi người dân nơi đây nhận thức được việc bảo tồn tài nguyên cây thuốc là bảo tồn quyền lợi, lợi ích của bản thân thì khi đó công tác bảo tồn mới thực sự đạt được kết quả cao.

b. Bảo tồn chuyển vị (ex – situ)

Bảo tồn chuyển vị là hình thức chuyển dời các loài cây và các sinh vật ra khỏi môi trường sống tự nhiên của chúng.

Hình thức này được áp dụng đối với những đối tượng có nguy cơ bị đe dọa và tuyệt chủng cao, những loài đặc biệt quý hiếm trong tự nhiên, phục vụ cho mục đích nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu...

Từ đời này sang đời khác, người dân ở các xã đã lưu truyền và phát triển những phương thuốc cổ truyền của họ, làm cho các loài cây thuốc và công dụng của chúng trở nên có ý nghĩa. Từ việc đi rừng và thu hái cây thuốc họ biết rõ được nơi nào có nhiều cây thuốc, cây nào có giá trị kinh tế và quý hiếm. Mỗi loài cây chỉ mọc ở những nơi nhất định như ở nơi ẩm thấp hay những cây chỉ mọc ở trong rừng sâu. Do đó công tác bảo tồn muốn đem lại hiệu quả cao thì cần phối hợp chặt chẽ với người dân địa phương, kiến thức bản địa của họ là rất quan trọng giúp cho việc xác

vườn nhà hoặc tại vườn thuốc Nam của địa phương.

Tri thức bản địa của cộng đồng người dân là rất quan trọng trong việc bảo tồn. Vì thế, cần chuyển giao kỹ thuật đến cộng đồng dân cư ở đây. Đối với những giống cây quý và đang có nguy cơ dẫn đến tuyệt chủng thì cần nhân giống, bảo tồn là điều cần thiết

1. Kết luận

Qua quá trình điều tra và nghiên cứu, chúng tôi thu được một số kết quả như sau.

1.1. Điều tra, thống kê, mô tả được 134 loài cây thuốc thuộc 113 chi, 62 họ. Trong đó có 2 loài có trong Sách đỏ.

1.2. Các cây thuốc ở đây phân bố không đồng đều trên các sinh cảnh khác nhau. Phần lớn là có nguồn gốc từ tự nhiên.

1.3. Về bộ phận sử dụng làm thuốc bộ phận lá (chiếm 33,3%), thân cây (chiếm 19,6%) và rễ chiếm (17%). Các bộ phận như quả, hoa, hạt số lượng không lớn.

1.4. Điều tra, thống kê được 117 bài thuốc phân bổ trong 15 nhóm bệnh. 1.5. Những nguyên nhân chủ yếu tác động đến sự thất truyền nguồn tài nguyên cây thuốc:

- Do khai thác không hợp lý dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên cây thuốc. - Ngoài những thiên tai tự nhiên (sạt lở, xói mòn, cháy rừng) việc người dân đốt rừng trồng cây công nghiệp cũng là nguyên nhân gây suy giảm nguồn tài nguyên cây thuốc.

1.6. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn.

- Tuyên truyền cho người dân về giá trị cũng như tầm quan trọng của nguồn tài nguyên cây thuốc. Khuyến khích về việc khai thác hợp lí.

- Tư liệu hóa bài thuốc dân tộc, tìm đầy đủ các thông tin về cây thuốc, ghi chép, in ấn, đóng tập và lưu trữ.

2. Kiến nghị

Với nguồn cây thuốc phong phú, thì cần có những nghiên cứu để đi sâu hơn nữa việc kế thừa, sàng lọc những kinh nghiệm, tri thức từ người dân địa phương, góp phần nâng cao tri thức bản địa trong y học của cộng đồng người dân huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

Tài liệu tiếng việt.

[1] Phạm Hồng Ban, Nguyễn Thượng Hải (2000), Cây thuốc truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở huyện Quỳ Hợp và Quế Phong, miền núi tỉnh Nghệ An. Hội nghị toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5.

[2] Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương (1980), Sổ tay cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản y dược Hà Nội.

[3] Lưu Đàm Cư (2014), Cây thuốc truyền thống của người Dao, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Báo cáo nghiên cứu họckhoa hội nghị toàn quốc, nghiên cứu cơ bản trong hoa học sự sống, định hướng y dược học. NXBKH và KT, Hà Nội. [4] Võ Văn Chi (1999), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, tập 1. NXB Y học Hà Nội. [5] Nguyễn Thúy Dần (2007), Giáo trình dược liệu. NXB Hà Nội.

[6] Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, tập 1. NXB trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.

[7] Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, tập 2. NXB trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.

[8] Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, tập 3. NXB trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.

[9] Đỗ Tất Lợi (2000), Cậy thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học Hà Nội. (11) [10] Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. NXB nông nghiệp Hà Nội. (18)

[11] Nguyễn Nghĩa Thìn ( 2001), Cây thuốc của đồng bào Thái ở Con Cuông, Nghệ An. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[12] Tuệ Tĩnh (1996), Nam thần dược liệu ( bản dịch, tái bản lần thứ tư). NXB Ydược, Hà Nội. (12).

[13] Lý Thời Trân (1963), Bản thảo cương mục. NXB Y học Hà Nội. (1963) [14] Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Bộ Y tế, Viện Dược liệu (2005), Nghiên cứu thuốc từ thảo dược, Giáo trình sau Đại học, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ. (10) [15] Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Bộ Y tế, Viện Dược liệu (2005), Nghiên cứu thuốc từ thảo dược, Giáo trình sau Đại học, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. (8)

2015.

[17] Khoa học và Công nghệ, Viện hoa học và Công nghệ Việt Nam ( 2007), Sách Đỏ Việt Nam, phần II – Thực vật. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ.

[18] Andrew Chevallier Fnimh ( 2006), Dược thảo toàn thư ( sách dịch), NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

Tài liệu nước ngoài.

[19] Anon (1996), Recording and using indigenous knowledge: A manual, IIRR, Silang, Cravite, Philippines.

[20] Brummitt R. K (1992), Vascular plant Fammilies and Genera, Kew, Great Britain, Royal Botanic Garden.

[21] He.S.A and Cheng Z.M ( 1991), The role of Chinese hotanical gardens in conservation of medicinal plans, In O, Akerele, V. Heywood and H. Synge, The role of Chinese hotanical gardens in conservation of medicinal plans, p.229 – 237. Cambridge University Press.

Phỏng vấn người dân

Cây thuốc được người dân thu hái

Sinh cảnh rừng tự nhiên

Sinh cảnh ven suối

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc bài thuốc qua tri thức bản địa của người dân huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi. (Trang 93)