Tác động của điển cố đối với nội dung thể hiện

Một phần của tài liệu Điển cố biểu thị về sự biến thiên của đời sống xã hội trong văn học Trung đại Việt Nam. (Trang 66 - 68)

CHƯƠNG MỘT : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

3.1.1Tác động của điển cố đối với nội dung thể hiện

3.1. TẦM TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỂN CỐ ĐỐI VỚI THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT

3.1.1Tác động của điển cố đối với nội dung thể hiện

Truyện Kiều là một niềm tự hào của dân tộc Việt: "trên từ các bậc văn nhân

thi sĩ, dưới đến các kẻ thường dân phụ nhụ, ai cũng thắch đọc, thắch ngâm và thuộc được ắt nhiều..." (Dương Quảng Hàm). Ca dao lại có câu:

Uống chè Mạn Hảo, xem Nôm Thúy Kiều.

Bấy nhiêu đã đủ để thấy Truyện Kiều có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ như thế nào đến không chỉ riêng văn chương mà đến cả lối sống, văn hóa, sinh hoạt của người Việt. Nó đã là một dấu ấn khơng thể hịa lẫn, khơng thể phai mờ. Vì sao câu chuyện về cuộc đời nàng Kiều lại gây nên một tiếng vang lớn như thế?

Thành công của Truyện Kiều không thể khơng kể đến sự đóng góp của việc dụng điển. Những điển cố gợi cho ta về những câu chuyện của người xưa, đưa ta về với không gian cổ kắnh, trầm mặc. Điển cố gợi dẫn về một Thế giới, một xã hội đã xa với không khắ ngập tràn huyền ảo, xa xưa. Thông qua điển cố, chúng ta sẽ bắt gặp những vẻ đẹp của con người, địa danh, thiên nhiên rất đẹp, rất huyền bắ, rất cổ xưa. Hầu hết cảnh vật thiên nhiên trong Truyện Kiều là những cảnh non tiên nơi trần thế, là chốn bồng lai tiên cảnh, nước non giao hòa nên ắt nhiều gợi cho người đọc sự tò mò khám phá ý nghĩ những khung cảnh đó:

Chày sương chưa nện cầu Lam, Sợ lần khân quá ra sàm sỡ chăng.

(Kiều)

ỘCầu LamỢ tức Lam Kiều, là chiếc cầu bắc qua sông Lam thuộc huyện Lam

Điền, tỉnh Thiểm Tây. Là nơi có động tiên, chắnh nơi đây Bùi Hàng đã gặp Vân Anh và kết duyên vợ chồng. (Nghĩa của điển cố này chúng tôi đã tường minh ở chương 2). ỘNgọc Lam ĐiềnỢ là tên núi ở huyện Lam Điền, tỉnh Thiểm Tây. Nơi sản sinh ra nhiều ngọc quý nên gọi là ngọc Lam Điền. Cũng là một nơi có phong cảnh tuyệt đẹp của Trung Quốc.

Qua hai điển cố trên đã đưa ta đến những khung cảnh thiên nhiên huyền ảo có một khơng hai, đưa ta ngược dòng thời gian trở về với không khắ cổ kắnh, với không gian huyền ảo. Điển cố gợi cảm giác xưa cũ, bạn đọc như từng được sống trong cái Thế giới với cảnh thiên nhiên đẹp thơ mộng giao hòa, với cả sự hà khắc giáo điều của xã hội phong kiến mà Kiều sống. Nhờ đó, câu chuyện về cuộc đời Kiều hiện lên chân thực, sinh động hơn, bạn đọc có sự hiểu biết và cảm thơng cho số phận của Kiều, mở rộng tầm hiểu biết người đọc lên rất nhiều. Hơn nữa khi hiểu

được nghĩa của điển cố, chúng ta mới thấy được tài năng của Nguyễn Du trong việc sử dụng ngơn từ đặc sắc, tài tình, và một tấm lịng u thiên nhiên sâu đậm của ơng.

Một phần của tài liệu Điển cố biểu thị về sự biến thiên của đời sống xã hội trong văn học Trung đại Việt Nam. (Trang 66 - 68)