Tác động của điển cố đối với văn bản nghệ thuật ỘTruyện KiềuỢ

Một phần của tài liệu Điển cố biểu thị về sự biến thiên của đời sống xã hội trong văn học Trung đại Việt Nam. (Trang 68 - 71)

CHƯƠNG MỘT : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

3.1. TẦM TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỂN CỐ ĐỐI VỚI THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT

3.1.2 Tác động của điển cố đối với văn bản nghệ thuật ỘTruyện KiềuỢ

Thơ ca Trung đại đạt đến đỉnh cao của sáng tác, là thời hồng kim của thi nhân. Thơ khơng chỉ có lời lẽ cơ đọng, hàm súc, niêm luật chặt chẽ theo luật Đường thi, đạt được Ộý tại ngơn ngoạiỢ mà cịn chứa đựng lượng thơng tin dồi dào, phong phú, rất dễ phân biệt với thơ hiện đại ngày nay. Bên cạnh đó, chúng ta khơng thể bỏ qua một biện pháp nghệ thuật vô cùng độc đáo trong sáng tác thơ Trung đại đó là nghệ thuật sử dụng điển cố. Nhờ biện pháp nghệ thuật này, câu thơ trở nên hàm súc, đạt đến chuẩn mực, thể hiện nhiều tầng bậc ý nghĩa, và tác giả có thể mượn điển cố để nói lên những bâng khuâng, ưu tư, trăn trở về thời thế, những suy nghĩ, chiêm nghiệm về cuộc sống mà xã hội khơng cho phép được nói ra.

Trong số các tác gia Trung đại, nghệ thuật sử dụng điển cố của Nguyễn Du có thể xem là đặc sắc nhất, nó vừa có tắnh hàm súc vừa thể hiện được tâm tư, tình cảm của tác giả, những triết lý về cuộc đời, số phận của người phụ nữ. Trong

Truyện Kiều, Nguyễn Du không chỉ là một nhà họa sĩ lỗi lạc khi khắc họa chân

dung các nhân vật. Ơng cịn là một nhà tâm lý hết sức tài ba. Ông am hiểu tâm trạng của nhân vật một cách sâu sắc như mình đang sống cùng nhân vật vậy. Để diễn tả nỗi lòng băn khoăn, nỗi nhớ người thương, Nguyễn Du đã dùng điển Ộ liễu Chương

ĐàiỢ chỉ qua vài nét phác họa, đã bộc lộ hết những thần sắc, những cung bậc cảm

xúc của tâm trạng chờ mong, nỗi nhớ thương người yêu:

Khi vè hỏi liễu Chương Đài, Cành xuân đã bẻ cho người chuyền tay.

(Kiều)

Theo Toàn Đường thi thoại: Hàn Hoành người đời Đường, tự Quân Bình, giỏi thơ và kết duyên với người con gái ở phố Chương Đài trong thành Trường An là Liễu Thị. Năm sau họ Hàn về quê thăm nhà, để Liễu Thị ở lại Trường An. Không may kinh đơ có biến, Liễu Thị bị tướng giặc cướp mất. Khi loạn được dẹp yên, Hàn Hoành cho người đem vàng bạc và thơ ỘChương Đài liễuỢ dò thăm Liễu Thị. Người

nhà Hàn Hồnh đã dị được tin vào trao thơ cho Liễu Thị. Liễu Thị đề thơ trả lời. Về sau nhờ mưu của Hứa Tuấn mà Liễu Thị được trở về đoàn tụ với Hàn Hoành. Qua điển cố này, câu chuyện tình u trắc trở, xa cách của Hàn Hồnh và Liễu Thị được hiện lên. Và rồi bạn đọc thấy thấp thoáng thân quen tâm trạng của Kiều lúc bấy giờ cũng như tâm trạng của Hàn Hoành khi gặp biến cố, ngăn cách với người thương, cũng âu sầu day dứt, cũng băn khoăn không biết liệu rằng ỘCành xuân đã bẻỢ hay chưa? Chỉ qua một điển cố hết sức ngắn gọn tuy nhiên ý nghĩa biểu đạt lại vô cùng to lớn, nếu dùng lời lẽ diễn đạt thì sẽ khơng bao giờ cô đọng đến như vậy, sức lan tỏa của bài thơ sẽ bị giới hạn.

Nhìn một cách tổng quan ta thấy điển cố mang nét đẹp của sự giản ước. Bản thân điển cố đã thâu tóm cả q trình lịch sử, tư tưởng, sự kiện, bài họcẦ vào trong một vài từ. Vì thế nó đáp ứng được yêu cầu của văn chương trung đại là hàm súc, bác học, trang nhã, trong sáng. Điều này thể hiện rất rõ qua Truyện Kiều của Nguyễn Du. Với những điển cố được đưa vào đều qua sự lựa chọn, sàng lọc rất kĩ càng của tác giả. Cho nên nó mang lại hiệu quả bất ngờ, vượt bậc. Góp phần làm cho câu thơ có được nhiều tầng bậc ý nghĩa, chứa đựng nhiều thông tin mà vẫn gọn gàng, súc tắch, cô đọng hơn bao giờ hết.

Người Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn sống trong quan niệm sùng cổ, hồi cổ, u chuộng những gì xưa cũ, ln cho những việc xưa là đúng, có tắnh giáo dục và sức thuyết phục cao, xem đó là những bài học quý báu, những kinh nghiệm sống để học hỏi và trau dồi bản thân. Vì thế, trong văn chương hay trong giao tiếp hằng ngày nếu xen vào một ắt kinh nghiệm, tư liệu cổ xưa thì lời nói, thơ văn sẽ tăng thêm sức nặng, thuyết phục mọi người hơn. Trong văn chương, muốn thuyết phục người đọc thì câu văn, câu thơ cần có tư liệu trong sách sử, phải biết Ộviện cổ suy

kimỢ hay Ộôn cố nhi tri tânỢ, ôn cái cũ để biết cái mới, phải giáo dục con người

thông qua những câu chuyện xưa, tắch cũ trong sách sử, Kinh thiẦ Có như thế mới mong thuyết phục người tiếp nhận. Văn chương gắn liền với việc giáo dục tâm hồn con người, là tấm gương để mọi người soi rọi bản thân, nhân cách. Do đó, văn chương càng phải thuyết phục. Muốn lập luận có sức thuyết phục cao thì khơng có cách nào hay hơn là việc mượn những chuyện xưa đã đi vào Kinh Thánh, sách sử,

những câu chuyện đạt đến chuẩn mực về đạo đức, thánh hiềnẦ Hay nói chung là dùng điển cố trong văn chương.

Từ xưa đến nay, ai cũng công nhận Thúy Kiều là đẹp, có nhan sắc tuyệt trần khơng ai sánh bằng, một sắc đẹp có một khơng hai, một người con gái có sắc đẹp trời ban. Nếu Kiều có vẻ đẹp khơng thì Kiều cũng là một người bình thường mà thơi, không được mọi người yêu thương đâu, vì người xưa luôn sống trong quan niệm phong kiến, nho gia. Người con gái phải Ộcơng, dung, ngơn, hạnhỢ, Ộtam tịng

tứ đứcỢ, nếu có Ộtài sắc vẹn tồnỢ thì Ộcái tài phải gắn liền với cái tâmỢ. Ở đời phải

đặt Ộcái tâm, cái đứcỢ lên hàng đầu. Nguyễn Du cũng là người của thời đại đó nên ông tả Thúy Kiều là mẫu người lý tưởng đó. Cái tâm của Kiều trong sáng , nhân hậu, vị tha nên Kiều mới bán mình chuộc cha cho trịn chữ hiếu. Hành động của nàng khơng thua gì Ộnàng Oanh, ả LýỢ ngày xưa:

Vẻ chi một mảnh hồng nhan, Tóc tơ chưa chút đền ơn sinh thành.

Dâng thư đã thẹn nàng Oanh, Lại thua ả Lý bán mình hay sao

(Kiều)

ỘNàng Oanh, ả LýỢ là hai tấm gương hiếu thảo nhất của Trung Quốc, là hai

người con gái hiếu thảo, ngoan hiền. ỘNàng OanhỢ tức là Đề Oanh đời Hán. Theo

Liệt nữ truyện, Đề Oanh là con gái Thuần Vu Ý. Ông mắc tội, bị kết án tử hình,

than rằng vì khơng có con trai nên gặp cơn nguy biến khơng trông cậy vào ai được. Đề Oanh bèn theo cha về kinh dâng biểu xin vào cung làm nơ tì để chuộc tội cho cha. Hán Vũ Đế thương tình bèn xá tội cho Thuần Vu Ý. ỘẢ LýỢ tức là Lý Kắ đời Hán. Theo Sưu thần kắ, quận Mâu Trung đất Đơng Việt, Trung Quốc có hang lớn,

trong hang có rắn thần. Hàng năm địa phương phải cung tiến một cung nữ đồng trinh cho rắn thần, một năm bọn quan lại địa phương khơng sao tìm được một cơ gái hợp chuẩn để cung tiến, đang bối rối lo lắng thì có một người con gái ở xa tìm đến xưng tên là Lý Kắ, tình nguyện bán mình để cung tiến thần rắn, lấy ắt tiền phụng dưỡng cha mẹ. Đến ngày bị đưa vào hang, Lý Kắ dùng gươm chém chết rắn, trừ hại

cho dân. Đông Việt Vương nghe được chuyện đó, bèn cho người đón nàng vào cung, lập làm Vương Phi.

Qua các điển cố trên, ta thấy chân dung Kiều hiện lên rõ nét và sâu sắc, một người có nhan sắc và phẩm chất đạo đức tốt, có nét thoát khỏi tư tưởng phong kiến bảo thủ xưa. Nguyễn Du hết sức tài tình, lập luận sắc bén, vững chắc nên mới thành công đến như vậy. Nguyễn Du đã vận dụng những tắch xưa, chuyện cũ, những tấm gương tốt trong lịch sử Trung Hoa để minh chứng cho nhân vật của mình thì cịn gì thuyết phục cho bằng. Và Kiều khơng cịn đơn thuần là hình tượng nghệ thuật nữa mà đã trở thành hình tượng của xã hội, là một tấm gương tốt đại diện cho cả dân tộc, đất nước Việt Nam nói chung, người phụ nữ Việt Nam nói riêng.

Như vậy nghệ thuật sử dụng điển cố đã tạo nên những lập luận, dẫn chứng vô cùng thiết thực, chắnh đáng và sinh động, Nguyễn Du đã sử dụng điển cố như một phương tiện nhằm tác động một cách mạnh mẽ vào thị hiếu thẩm mĩ của người đọc. Điển cố đã góp phần to lớn tạo nên sự thuyết phục, bởi đó là những dẫn chứng từ trong sách xưa, những cái cổ xưa đã được người xưa cho là mẫu mực cần phải tin theo, noi theo mà học hỏi. Hiểu được tâm lý đó, Nguyễn Du đã khơng dùng nhiều lời lẽ cho nhân vật của mình mà ơng chỉ dùng điển cố để chứng minh cho nhân vật, để lập luận của ơng là xác đáng. Những gì ơng miêu tả về con người , tắnh cách, số phận Kiều là hoàn toàn hiện thực, thuyết phục được người đọc. Do đó, Truyện Kiều thành cơng rực rỡ, là dấu son quan trọng trong tiến trình phát triển của văn học và dân tộc.

Như vậy, điển cố có tác dụng làm tăng tắnh hàm súc, sức thuyết phục, cảm xúc thẩm mỹ cho người tiếp nhận. Nhờ vào những tác dụng đó đã nâng giá trị của điển lên rất nhiều, làm cho câu thơ càng thêm ngắn gọn, súc tắch, cô đọng đến mức tối đa mà lập luận vẫn vững chắc, thuyết phục người đọc phải tin theo. Lời lẽ trong sáng, trang nhã đem đến giá trị thẫm mỹ cao. Tất cả đã thể hiện rất rõ thông qua nghệ thuật sử dụng điển cố trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Có thể nói, Nguyễn Du đã làm cho điển phát huy hết những tác dụng một cách sâu sắc, độc đáo. Đó cũng là tài năng, sự uyên bác của ông.

Một phần của tài liệu Điển cố biểu thị về sự biến thiên của đời sống xã hội trong văn học Trung đại Việt Nam. (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)