Tác động của điển cố đối với phong cách ngôn ngữ Nguyễn Du

Một phần của tài liệu Điển cố biểu thị về sự biến thiên của đời sống xã hội trong văn học Trung đại Việt Nam. (Trang 71 - 76)

CHƯƠNG MỘT : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

3.1. TẦM TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỂN CỐ ĐỐI VỚI THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT

3.1.3. Tác động của điển cố đối với phong cách ngôn ngữ Nguyễn Du

Ngôn ngữ là công cụ, chất liệu của các tác phẩm văn học Ộlà yếu tố thứ nhất

của văn họcỢ (M.Gorki). Nó thể hiện đầy đủ cá tắnh sáng tạo, phong cách, tài năng

của mỗi nhà văn. Thiên tài văn học Nguyễn Du cũng không ngoại lệ. Làm nên kiệt tác Truyện Kiều, phải kể đến đầu tiên là vai trị của yếu tố ngơn ngữ. Với ngơn ngữ Truyện Kiều, Nguyễn Du đuợc xem là Ộbậc thầy ngôn ngữ của dân tộcỢ, là nguời đã nâng ngôn ngữ văn học của dân tộc, của thời đại lên đến đỉnh cao chói lọi.

Phải nói rằng việc sử dụng điển cố trong văn chương giống như người họa sĩ đang quét lên lớp sơn bóng bẩy, làm cho bức tranh của mình trở nên tươi mới, bắt ánh nhìn hơn, trang trọng hơn. Việc dụng điển có tầm tác động không nhỏ đến phong cách ngơn ngữ của người dùng nó, ngơn ngữ trong Truyện Kiều có tắnh bác học, là ngơn ngữ cố chất cổ điển là vì lắ do đó. Với cách sử dụng từ ngữ trau chuốt điêu luyện, trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng nhiều điển cố làm cho ngôn ngữ trở nên trang trọng, giàu tắnh bác học.

Điển cố làm cho lời văn gọn gàng, hàm súc, là người bạn Ộtri kỷỢ của tác giả để nói thay những điều khó nói, những việc tế nhị trong cuộc sống, thi nhân khơng thể nói trực tiếp được, nhưng câu thơ vẫn trong sáng, thanh cao, trang nhã vô cùng. Điều này chúng ta bắt gặp rất nhiều trong Truyện Kiều, thay vì phải nói việc trai gái ái ân thì ơng đã khéo dùng điển Ộmây mưaỢ để ý thơ vẫn không thay đổi, câu văn hàm súc, trong sáng hơn. Điển tắch này được ông sử dụng rất nhiều trong Truyện Kiều:

Mây mưa đánh đổ đá vàng, Quá chiều nên đã chán chường yến anh

Cũng là lỡ một, lầm hai Đá vàng ai nỡ ép nài mưa mây

Biết tình nổi trận mây mưa

Quát rằng: những giống bơ thờ quen thân

(Kiều)

Theo lời tựa bài phú Cao Đường của Tống Ngọc: Vua Sở lên thăm đền Cao Đường, mệt quá ngủ thiếp đi, mộng thấy một phụ nữ có nhan sắc tâu rằng: ỘThiếp là thần nữ núi Vu Sơn được biết nhà vua ngự chơi nơi đây nên đến xin được hầu hạ

chăn gốiỢẦ Khi ra về, thần nữ lại tâu: ỘThiếp ở tại phắa Nam núi Vu Sơn, sớm làm mây, chiều làm mưa, sớm hôm chiều chiều ở dưới Dương ĐàiỢ. Ở đây, Nguyễn Du đã khéo léo vận dụng những ưu điểm của điển cố để đưa vào sáng tác, làm cho câu thơ trang trọng, trong sáng, mà nếu khơng dùng điển thì chắc lời lẽ khơng được trang nhã, bóng bẩy đến như vậy, đơi khi cịn thơ tục, tầm thường, phản mỹ cảm đối với người đọc. Vì chuyện ái ân là một việc vơ cùng tế nhị của con người, là nhu cầu cần thiết của cuộc sống nhưng không được phép nói một cách sỗ sàng, trần tụ c trong văn chương. Nhất là văn chương trung đại thì càng khơng dung chứa những lời lẽ phàm phu, dung tục, thiếu thẫm mỹ đến như vậy. Nó sẽ đánh mất sự trang trọng, tao nhã của văn chương. Đây là điều tối kị trong thơ văn trung đại.

Văn chương Trung đại, lực lượng sáng tác chủ yếu là trắ thức nho gia, có học, kiến thức sâu về lịch sử Trung Hoa, khi sáng tác từ ngữ phải trau chuốt, gọt giũa, bóng bẩy, bác học. Văn chương không chấp nhận sự cẩu thả, bình dân. Họ sáng tác nhằm vào mục đắch trao đổi kinh nghiệm, để tìm bạn tri âm, tri kỷ, tìm người để hiểu được tâm sự thầm kắn của mình. Đối tượng chủ yếu là trắ thức cùng trình độ hiểu biết như họ mà thơi. Đến Nguyễn Du có sự thay đổi, Truyện Kiều sáng tác không dành cho một tầng lớp nào trong xã hội, hướng đến tất cả mọi đối tượng, chủ yếu là người nông dân lao động, đến bọn quan lại xấu xa, thối nát. Có thể nói

Truyện Kiều được ơng sáng tác dành riêng cho người bình dân. Nguyễn Du đã có sự

tiến bộ khác xa với các thi nhân xưa. Điều đó cho thấy, ông luôn quan tâm, sống gần gũi, gắn bó với nhân dân, thấu hiểu hết những đoạn trường mà người dân phải gánh chịu, có ý thức truyền đạt đến mọi người những hiểu biết của mình để mong con người có thể đấu tranh chống lại những bất cơng, áp bức trong xã hội trên mặt trận lẫn trong tư tưởng.

Vì thế, trong Truyện Kiều ta bắt gặp lớp từ ngữ rất quần chúng, bình dân, Nguyễn Du sử dụng nhiều những thành ngữ, tục ngữ thuần Việt. Điều đặc biệt là Nguyễn Du đã vận dụng, kết hợp linh hoạt cả yếu tố quần chúng và yếu tố bác học trong ngơn ngữ của mình. Đó là sự kết hợp với những điển cố. Việc dùng điển khiến cho ngôn ngữ vươn lên một tầng bậc mới, thể hiện tầm kiến văn sâu rộng của

tác giả. Đồng thời, dùng điển địi hỏi bạn đọc phải có đủ hiểu biết, tri thức để tiếp nhận tác phẩm một cách hiệu quả nhất. Vì vậy, trong Truyện Kiều lượng lớn điển cố đã được Việt hóa, nhằm mục đắch hướng tới mọi đối tượng bạn đọc. Việc kết hợp ngôn ngữ quần chúng và việc dụng điển đã làm cho ngôn ngữ của Nguyễn Du vừa bác học quần chúng, vừa bác học cao siêu. Nguyễn Du vừa thể hiện được tầm hiểu biết sâu rộng, tài năng vận dụng kết hợp ngơn ngữ của mình vừa đáp ứng thị hiếu của mọi tầng lớp bạn đọc. Và ông đã thật sự thành công, Truyện Kiều nhờ vào lớp ngơn từ bình dân, dễ hiểu, gần gũi với người lao động vừa ẩn chứa sự uyên thâm, tao nhã, tài năng bác học của tác giả, lúc này Nguyễn Du đã biến tác phẩm của mình thành một áng văn có ngơn ngữ bác học quần chúng, nên Truyện Kiều

được mọi người, mọi thế hệ, giai cấp đón tiếp rất nồng hậu, nhiệt tình. Ai cũng biết, cũng thuộc, xem nó như là một triết lý sống về số phận con người, đặc biệt là thân phận nhỏ bé của người phụ nữ lúc bấy giờ.

3.2 TẦM TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỂN CỐ ĐỐI VỚI THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT ỘCUNG OÁN NGÂM KHÚCỢ ỘCUNG OÁN NGÂM KHÚCỢ

3.2.1 Tác động của điển cố đối với nội dung thể hiện

Trong các di sản văn học Nôm cổ điển Việt Nam, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều là tác phẩm được xếp ở hàng đầu, bên cạnh Thơ quốc âm của Nguyễn Trãi, Chinh phụ ngâm, Truyện Kiều, và Thơ Nôm Hồ Xuân Hương Ầ Cung

oán ngâm khúc tuy là tác phẩm văn chương bác học, cung đình, nhưng chủ đề của

tác phẩm đã xoáy trúng vào một vấn đề nghiêm trọng, nhức nhối, đã và thậm chắ vẫn đang tồn tại trong xã hội lồi người. Đó là số phận bi kịch của người phụ nữ có nhân phẩm cao quắ bị vùi dập thảm thương bởi những thể chế, tập tục của một xã hội phi nhân đạo. Đó là số phận của những người con gái Ả Rập xinh đẹp thời cổ bị giết hại ngay sau đêm đầu tiên phải hiến thân cho nhà vua (Truyện Nghìn lẻ một

đêm ). Đó là bi kịch của các cung nữ đời Tần, Hán, ĐườngẦ bên Trung Hoa, bị

hủy hoại cuộc đời trong cung cấm. Đó là bi kịch của những người con gái tuyệt sắc như Chiêu Quân, Ban Tiệp dưẦ

Tục tuyển cung nữ là thực trạng tội ác của vua chúa phong kiến kéo dài hàng nghìn năm. Ngày xưa, các bậc vua chúa tự đặt ra quyền được có: Ba trăm mĩ nữ, sáu mươi cung tần phục vụ. Hàng trăm thiếu nữ trẻ đẹp được tuyển vào cung. Người trúng tuyển phải ở Ộtiêu phòngỢ cho đến già, đoạn tuyệt với gia đình, làng xóm, khơng được liên lạc với mọi sinh hoạt của xã hội bên ngồi. Trong Cung ốn

ngâm khúc, nếu như thiếu sự góp mặt của các điển cố thì chắc hẳn rằng câu chuyện

về người cung nữ sẽ không được hiện lên một cách ai oán và da diết chân thực đến như thế. Nhờ những điển cố viết về người phụ nữ mà câu chuyện về người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc như dẫn dụ người đọc ngược dòng lịch sử trở về với

thân phận người phụ nữ từ muôn đời nhất là người cung nữ qua các triều đại. Nguyễn Gia Thiều như muốn gom tất cả hoàn cảnh, tâm trạng, nỗi niềm nhân vật của mình qua một điển cố: Nàng Ban.

Nhị hoa chưa mắm miệng cười, Gấm nàng Ban đã lạt mùi thu dung.

(CONK)

Nàng Ban Tiệp Dư, con gái Ban Huống, Hán Thành Đế chọn vào hậu cung, phong làm tiệp dư lúc đầu Ban được vua yêu, sau Phi Yến họ Triệu gièm pha, sợ nguy đến thân, bà xin vua cho chầu bên Thái hậu ở cung Thường Tắn. Từ khi ấy, sự yêu thương của vua đối với nàng cũng lạnh nhạt dần. Ta thấy thấp thống đâu đó cuộc đời của nàng Ban trong chắnh nhân vật của Nguyễn Gia Thiều. Chỉ với một điển cố, Nguyễn Gia Thiều đã đưa bạn đọc thấu hiểu, cảm nhận một cách sâu sắc nhất số phận đầy tủi nhục của những cô cung nữ, và đặc biệt hơn cả, điển cố Ộnàng

BanỢ đã tơ đậm thêm hồn cảnh ai ốn, tâm trạng đầy đọa, giày vò của người cung

nữ, nỗi hờn tủi cứ theo ngày tháng mà dâng lên tràn ngập tâm hồn, giày vị, day dứt nàng khơn ngi, ở trong cung cấm, nàng xót thương cho thân phận mình và ốn trách nhà vua phụ bạc.

Phải nói rằng việc dùng điển cố đã phần nào góp giọng để người cung nữ cất lên tiếng nói tố cáo chế độ đa thê, chế độ cung tần mĩ nữ tàn bạo của các vua chúa thời phong kiến. Đồng thời, điển cố được sử dụng trong Cung oán ngâm khúc cũng phần nào thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của tác giả, người đã thấu hiểu và đồng

cảm sâu sắc với số phận oan nghiệt của những cô gái đầy khát vọng sống nhưng khơng may bị biến thành trị mua vui cho vua chúa và bất cứ lúc nào cũng có nguy cơ bị vứt bỏ, bị lãng quên trong cung cấm thâm u.

Một phần của tài liệu Điển cố biểu thị về sự biến thiên của đời sống xã hội trong văn học Trung đại Việt Nam. (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)