CHƯƠNG MỘT : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
3.1. TẦM TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỂN CỐ ĐỐI VỚI THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
3.3.3 Tác động của điển cố đối với phong cách ngôn ngữ tác giả
Trải qua hơn hai thế kỉ đến nay, Chinh Phụ ngâm luôn giữ nguyên giá trị của một viên ngọc thi ca sáng ngời, một thi phẩm làm vẻ vang cho xứ sở vốn Ộnổi tiếng
thi thưỢ (Nguyễn Trãi). Đặng Trần Côn , với thiên chức của nhà thơ, ông đã mang hết
tâm huyết mô tả và vạch ra thực chất của tấn bi kịch lịch sử thời đại ông bằng một áng văn chương bác học, với việc dụng điển rất mực điêu luyện, tài hoa. Nhiều nho sĩ Trung Hoa đương thời đã thán phục tác phẩm này của ơng. Sau đó tác phẩm được một bậc danh sĩ dịch thành một áng văn chương nôm tuyệt tác. Ngay lập tức, Chinh
phụ ngâm bằng thơ nơm đã đi vào lịng quần chúng nhân dân đương thời.
Tục ngữ có câu Ộ Nói có sách, mách có chứngỢ, điển cố nhiều khi trở thành
chứng cứ trong văn chương. Phải chăng vì sử dụng điển cố mà ngôn ngữ của tác giả có độ tin cậy cao hơn khi sử dụng từ ngữ thông thường. Viết văn, tác giả phải dẫn lời nói hoặc tắch xưa để chứng minh lắ lẽ của mình. Dùng điển, lấy chữ cũng là một cách dẫn chứng, tuy không dẫn nguyên cả câu chuyện, hay câu văn cổ nhưng cũng làm cho người đọc nhớ đến mà thừa nhận. Trong Cung oán ngâm khúc để chứng
minh cho cái mẫu mực, công-dung -ngôn-hạnh của người chinh phụ, tác giả đã dẫn điển Ộngười Tô PhụỢ để bạn đọc thấy rằng thái độ và cách ứng xử của nàng trong nghịch cảnh vượt xa những hạng đàn bà tầm thường như vợ Tô Tần ngày xưa:
Thiếp chẳng dại như người Tô phụẦ Trên khung cửi dám rẫy ruồng làm cao.
(CPNK)
Ngoài ra, trong Chinh phụ ngâm khúc, tác giả chủ yếu dùng các điển cố biểu
thị về tình yêu xa cách như: ỘẢ Chức Ờ Chàng NgưuỢ, ỘBến NgânỢ, Ộngàn dâuỢ,
ỘTương PhổỢ,.v.v
Nọ thì ả Chức chàng Ngưu, Tới trăng thu lại bắc cầu sang sơng.
(CPNK)
Điển cố Ộả Chức- chàng NgưuỢ nói về Chức Nữ và Ngưu Lang, hai người yêu nhau nhưng vì chịu phạt nên một năm chỉ được gặp người thương một lần vào đêm thất tịch. Các điển cố biểu thị một cách cơ đọng, hàm súc về sự cách trở trong tình yêu phần nào đã bộc lộ một cách hoàn hảo hoàn cảnh, tâm trạng của người chinh phụ lúc bấy giờ. Những điển cố này không những làm cho ngôn ngữ của tác giả tăng thêm tắnh hàm súc mà việc dùng số lượng nhiều các điển cố cùng biểu thị một nội dung đã thể hiện kiến thức uyên thâm, sâu rộng của tác giả về các tắch xưa. Phải nói rằng, đối với các tác gia Trung đại, việc dụng điển là không thể thiếu và là một yêu cầu bắt buộc thể hiện tầm kiến văn của người viết, và là tiêu chuẩn thẩm mĩ của văn bản.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu những điển cố biểu thị sự biến thiên của đời sống xã hội trong các tác phẩm: Truyện Kiều, Cung oán ngâm khúc và Chinh phụ ngâm khúc, chúng tôi nhận thấy rằng:
Điển cố được sử dụng rất linh hoạt, biến hóa có khi là những từ ngữ tiêu điểm thơng tin, có khi liên quan đến tên người, sự vật, sự việc, hiện tượng, tên địa danh, có khi lại là những thành ngữ, tục ngữ được hình thành từ điển, có khi chỉ là một ý thơ, một vài câu chữ trong thơ văn xưa.
Ngoài ra, nội dung biểu thị của các điển cố về sự biến thiên của đời sống xã hội cũng vô cùng phong phú. Biểu thị về cuộc đời đổi thay; cuộc đời nổi trôi, ngang trái, loạn lạc; cuộc đời hư ảo, huyền hồ; biểu thị về những hành động ứng xử của con người trong đời sống và cả sự đổi thay trong tình yêu nam nữ.
Các điển cố không chỉ đem đến cho các tác phẩm chứa đựng nó một khơng khắ cổ kắnh, xưa cũ với những lời văn, ý thơ mang màu sắc trang trọng, giàu tri thức mà còn thể hiện tầm kiến văn của người viết. Qua nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã thấy được cái hay, cái đẹp của điển cố, thấy được tài năng uyên bác của các thi nhân qua việc sử dụng điển cố, và qua đó bức tranh đời sống xã hội lúc bấy giờ được hiện lên một cách rõ nét, chân thực, để từ đây sẽ càng thêm yêu quắ, thêm trân trọng, thêm tự hào về một nền văn học đã qua. Đồng thời, cùng với các lớp từ vựng khác, điển cố khơng những góp phần làm nên sự đa dạng cho ngơn ngữ dân tộc mà cịn đóng góp vào việc bảo tồn những giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc.
Sau khi nghiên cứu ba tác phẩm, chúng tơi nhận thấy Nguyễn Du có số lượng điển cố chiếm tỉ lệ lớn nhất. Từ những điển cố của Nguyễn Du chắc hẳn phải có những nhận xét tương ứng về giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều. Mặt khác, mật độ dày đặc của các điển cố trong ba tác phẩm văn học Trung đại cho phép hiểu thêm về tắnh chất cổ điển, trang nghiêm của văn học Trung đại. Đồng thời hệ thống điển cố này là một gợi ý để khi tiếp cận tác phẩm văn học phải đặt ra vấn đề phương pháp là tiếp cận theo thể loại và tiếp cận theo loại hình. Cũng như vậy, khi đưa vào chương
trình phổ thơng thì những trắch đoạn về văn học Trung đại phải được người biên soạn và người giảng dạy trực tiếp thuyết minh cho người học.
Ngày nay, thế hệ trẻ chúng ta chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn so với người xưa về kiến thức Hán học và điển cố. Nếu giải quyết được vấn đề về điển cố thì chúng ta sẽ cảm thấy rất thú vị, hấp dẫn, sẽ càng thêm yêu quý nền văn học cổ. Nhưng ngày nay sách vở, tài liệu cổ bị thất lạc khá nhiều, muốn hiểu về điển là một việc khó khăn. Với bài nghiên cứu nhỏ về điển cố này hy vọng sẽ tạo cho bạn đọc sự thắch thú, phấn khởi hơn với nền văn học xưa cũ của dân tộc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2005), Hán Việt tự điển giản yếu, Nxb Văn hóa thơng tin. 2. Đào Duy Anh (2013), Từ điển truyện Kiều, Nxb Thanh niên.
3. Thiều Chửu (2005), Hán Việt tự điển, Nxb Đà Nẵng.
4. Hồng Đức (2009), Điển hay tắch lạ, Nxb Văn hóa thơng tin.
5. Long Điền, Nguyễn Văn Minh (1999), Từ điển văn liệu, Nxb Hà Nội. 6. Phan Huy Đơng (2003), Truyện điển tắch, Nxb văn hóa thơng tin.
7. Nguyễn Thạch Giang (2000), Từ điển văn học quốc âm, Nxb văn hóa thơng tin. 8. Nguyễn Thạch Giang (2002), Điển nghĩa văn học tập giải, Nxb Văn học. 9. Dương Quảng Hàm (2001), Việt Nam thi văn hợp tuyển, Nxb Hội nhà văn. 10. Dương Quảng Hàm (2002), Việt Nam văn học sử yếu, Nxb Hội nhà văn. 11. Diên Hương (2003), Từ điển thành ngữ điển tắch, Nxb văn hóa thơng tin.
12. Đinh Thái Hương, Chu Huy, Nguyễn Hữu Sơn (2008), Điển tắch văn học trong
nhà trường, Nxb Giáo dục.
13. Nguyễn Thúy Hồng (1997), ỘViệc sử dụng điển cố Hán học trong Chinh Phụ
Ngâm nguyên tác và bản dịch hiện hànhỢ, Tạp chắ văn học, số 1.
14. Nguyễn Văn Huân (2008), Điển tắch văn hóa Trung Hoa, Nxb văn hóa thơng
tin.
15. Bửu Kế (2005), Tầm nguyên từ điển, Nxb Thanh niên.
16. Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Thị Huế (1998), Từ điển từ nguyên giải nghĩa, Nxb
văn hóa dân tộc.
17. Đoàn Ánh Loan (2003), Điển cố và nghệ thuật sử dụng điển cố, Nxb Đại học
quốc gia TPHCM.
18. Thanh Nghị (1967), Việt Nam tân từ điển minh họa, Nhà sách khai trắ.
19. Hoàng Phê (chủ biên, 1997), Từ điển tiếng việt, Nxb Đà Nẵng trung tâm từ điển học Hà Nội Ờ Đà Nẵng.
21. Nguyễn Ngọc San (2010), Điển cố văn học dùng trong nhà trường, Nxb Giáo
dục Việt Nam.
22. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học Trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục.
23. Trần Đình Sử (2002), Thi pháp truyện Kiều, Nxb Giáo dục Hà Nội.
24. Bùi Huy Tuấn, Nguyễn Văn Huân (2008), Thành ngữ và điển cố Trung Hoa,
Nxb Hải Phòng.
25. Quách Tấn (1998), Thi pháp thơ Đường, Nxb Văn nghệ TPHCM.
26. Nguyễn Như Ý(1997), Từ điển giải thắch thành ngữ gốc Hán, Nxb Văn hóa. 27. Nguyễn Như Ý (2011), Từ điển Ngữ văn, Nxb Giáo dục Việt Nam.