4. Bố cục đề tài
1.4.1.2. Cơ sở vật chất
Trường có khuôn viên rộng 6.500m2, các phòng học khang trang, xanh - sạch - đẹp. Cơ sở vật chất của trường cơ bản đáp ứng được công tác dạy và học, trong đó có 08 phòng học bộ môn (04 PBM đạt chuẩn); thư viện đạt thư viện Tiên tiến; trường đạt trường chuẩn Quốc gia, về công tác Kiểm định chất lượng giáo dục được công nhận Cấp độ 3… Năm học 2018-2019 trường có 49 lớp với 2.192 học sinh, trong đó 09 lớp học ngoại ngữ chính là tiếng Nhật. Trường có trên 100 CB-GV-NV thuộc 07 tổ chuyên môn và 01 tổ Văn phòng.
1.4.2. Thực trạng về hoạt động giảng dạy âm nhạc và hoạt động ngoại khóa âm nhạc tại trƣờng THCS Tây Sơn, thành phố Đà Nẵng âm nhạc tại trƣờng THCS Tây Sơn, thành phố Đà Nẵng
Để tìm hiểu thực trạng về hoạt động giảng dạy âm nhạc và hoạt động ngoại khóa âm nhạc tại trường THCS Tây Sơn, thành phố Đà Nẵng, tác giả đã tiến hành
điều tra, khảo sát giáo viên âm nhạc cũng như học sinh khối 7, 8 tại trường THCS Tây Sơn, TP. Đà Nẵng.
Mục đích khảo sát: Nhằm đánh giá toàn diện việc sử dụng phương pháp dạy
học trong môn âm nhạc và hoạt động ngoại khóa âm nhạc phát huy tính tích cực học tập của HS tại trường THCS Tây Sơn, làm căn cứ cho những đề xuất các giải pháp đưa dân ca QN - ĐN vào HĐNK âm nhạc tại trường THCS Tây Sơn.
Nội dung khảo sát: Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, tôi
khảo sát chủ yếu ở một số vấn đề cơ bản sau đây:
+ Đánh giá nhận thức của GV âm nhạc và HS trường THCS Tây Sơn về vai trò của môn âm nhạc và HĐNK âm nhạc sau giờ học.
+ Tìm hiểu thực trạng về hoạt động giảng dạy âm nhạc và hoạt động ngoại khóa âm nhạc tại trường THCS Tây Sơn
Đối tượng khảo sát: 03 GV âm nhạc trường THCS Tây Sơn, 160 HS các khối
lớp (7,8) trường THCS Tây Sơn, TP. Đà Nẵng.
Địa điểm và thời gian khảo sát: Tác giả đã bắt đầu tiến hành khảo sát thực tiễn
dạy học âm nhạc tại trường THCS Tây Sơn vào đầu học kỳ II (năm học 2020-2021) trong quá trình thực tập sư phạm tại trường THCS Tây Sơn, TP. Đà Nẵng.
* Kết quả thu được như sau: