Yêu cầu chung

Một phần của tài liệu ĐƯA DÂN CA QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG VÀO HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ÂM NHẠC TẠI TRƯỜNG THCS TÂY SƠN TP. ĐÀ NẴNG (Trang 43 - 44)

4. Bố cục đề tài

2.1.2.1. Yêu cầu chung

Đất nước Việt Nam với hơn bốn ngàn năm lịch sử đã hình thành nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc, trong đó, âm nhạc dân gian nói chung, dân ca nói riêng là tinh hoa văn hóa đặc sắc, là linh hồn của dân tộc. Đó là những điệu hò man mác xa khơi, là tiếng ru con vời vợi trưa hè, là nỗi niềm người đi khi nghe câu dân ca sao mà thương, mà nhớ và là dòng sữa nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách của mỗi con người. Khi đất nước ngày càng đổi mới, con người càng hiện đại thì những câu dân ca thấm đượm tình người đã phai dần đi ít nhiều và được thay thế cho nền âm nhạc hiện đại, những đứa trẻ không còn được nghe mẹ hát ru, những câu hò, điệu lý, làn điệu dân ca thay vào đó là những ca khúc thiếu nhi nước ngoài. Chính vì vậy, việc đưa các làn điệu dân ca QN - ĐN vào HĐNK âm nhạc tại THCS Tây Sơn, TP. Đà Nẵng là một biện pháp cơ bản, quan trọng để truyền bá và giáo dục một cách gián tiếp cũng như trực tiếp lòng yêu mến và tự hào với những di sản âm nhạc dân gian nói riêng, văn hóa dân gian nói chung.

Trường THCS Tây Sơn nên phối hợp với các ngành văn hóa địa phương đã tạo ra các phong trào đưa dân ca vào trường học dưới hình thức các tiết học ngoại khóa và lồng vào một số tiết học dân ca QN - ĐN. Từ chỗ hiểu rõ các làn điệu và biết nghe dân ca, các em học sinh đã hiểu rõ giá trị của dân ca và có thể hát thành thạo một số loại hình dân ca cổ. Ngoài ra, nên tổ chức chương trình thi hát dân ca cho giáo viên và học sinh, cùng với đó là tham gia các hội thi do Quận đoàn, Huyện đoàn phối hợp với các nhà trường tổ chức... Có thể nói, việc thực hiện sân khấu học đường và việc đưa dân ca vào trường học có những khởi sắc đáng kể.

Thực tế hiện nay, công tác giảng dạy chương trình dân ca còn chưa bài bản và thời gian giảng dạy còn ở mức khiêm tốn, đội ngũ GV giảng dạy âm nhạc tại trường THCS Tây Sơn hiện nay đều được cử đi học để giảng dạy. Mặt khác, do số tiết âm nhạc không nhiều nên việc giáo dục dân ca cho HS khó có thể đi vào chiều sâu. Việc tìm nội dung các bài hát, làn điệu dân ca cơ bản, gần gũi, phù hợp với nhận thức cũng như khả năng của các em để tập hợp thành một tập tài liệu hỗ trợ cho việc đưa dân ca vào trường học cũng là một câu chuyện khó.

Vấn đề quan trọng hiện nay là cần tổ chức các đợt chuyên đề, tập huấn cho đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn âm nhạc về dân ca QN - ĐN để họ có thể truyền lại cho các em HS trong quá trình dạy học và tổ chức đưa làn điệu dân ca vào HĐNK âm nhạc trong nhà trường. Để việc dạy và học dân ca trong trường THCS Tây Sơn phát huy hiệu quả, cần coi việc diễn xướng như một phương pháp dạy. Hiện nay, việc dạy “dân ca chay” vẫn là hiện tượng phổ biến tại các trường học nói chung và tại trường THCS Tây Sơn nói riêng: học thuộc lời, hát đúng giai điệu là xong, ít GV sử dụng phương pháp diễn xướng. Phần lớn giáo viên dạy theo sách giáo khoa, kết quả chỉ dừng lại ở việc thuộc lòng lời bài hát, làn điệu, tiết học nhạc trở nên khô cứng. Mặt khác, dân ca liên quan đến môi trường diễn xướng như: cây đa, con sông, bến nước, sân đình..., điều này các trường không thực hiện được trong khuôn viên chật hẹp trong khi môi trường thật lại không thể vì chưa có sự liên kết với cơ sở.

Việc đưa dân ca QN - ĐN vào trường THCS Tây Sơn là một trong những biện pháp cơ bản và quan trọng để truyền bá giáo dục lòng yêu mến và tự hào với những di sản âm nhạc dân gian. Để làm tốt công tác này, cần có sự vào cuộc và sự nỗ lực thực sự của các cấp, ngành, các nhà trường và toàn xã hội. Không chỉ dạy hát, học hát, ngành giáo dục cần đa dạng hóa các hoạt động để các em học sinh được tìm hiểu nhiều hơn về dân ca QN - ĐN như: Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, phát thanh măng non, mời nghệ nhân về nói chuyện, tổ chức hội thi tiếng hát dân ca... Có thể tổ chức cuộc vận động sưu tầm các làn điệu, bài hát trong kho tàng ca dao dân ca hay cuộc thi viết lời mới cho các làn điệu dân ca QN - ĐN nói riêng và dân ca nói chung trong học sinh để các em thêm hiểu biết và yêu mến dân ca của quê hương. Bên cạnh đó, cũng cần có những chương trình phong phú hơn về nội dung giảng dạy, biểu diễn và đặc biệt là phương pháp dạy dân ca nên đổi mới thích ứng với đặc thù của nó thì mới thu hút và tạo được chất lượng học tập của HS trong các nhà trường. Để các làn điệu, bài hát trong kho tàng ca dao, dân ca luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của lớp trẻ hôm nay và mai sau, được lưu giữ và phát huy cùng với nền văn hóa dân tộc Việt Nam.

Một phần của tài liệu ĐƯA DÂN CA QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG VÀO HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ÂM NHẠC TẠI TRƯỜNG THCS TÂY SƠN TP. ĐÀ NẴNG (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)