4. Bố cục đề tài
2.1.1.2. Hình thức tổ chức lớp học
Hình thức tổ chức HĐNK âm nhạc được tổ chức rất đa dạng: HĐNK âm nhạc được thực hiện bằng hình thức như sinh hoạt chủ điểm, lồng ghép trong các hoạt động giáo dục khác, thành lập các CLB âm nhạc, tham quan…
Hoạt động ngoại khóa âm nhạc được thực hiện bằng hình thức như sinh hoạt chủ điểm được tổ chức thông qua các hội thi, hội diễn văn nghệ giao lưu giữa các lớp, khối lớp với nhau phải có nội dung gắn liền với chủ điểm, chương trình học trong nhà trường. Đây là hình thức HĐNK rất hứng thú và có tác động nhiều mặt đối với các em HS, và từ đó những bài hát dân ca có thể được lồng ghép trong các tiết mục văn nghệ của các em học sinh, hay 100% những bài hát dân ca có thể được trình diễn tại đây, tùy theo mục đích mà GV muốn hướng đến. Trong HĐNK âm nhạc này thì hình thức biểu diễn của các em HS thể hiện cũng đa dạng và thể hiện được thế mạnh của mỗi cá nhân như: kịch, múa, hát, nhảy,…và các em có thể tham gia theo cá nhân, song ca, tam ca, tốp ca,…như vậy thì sẽ khuyến khích được nhiều
các thành viên trong lớp tham gia, gắn kết được giữa các thành viên trong cùng một lớp và các khối lớp với nhau.
Hoạt động ngoại khóa âm nhạc được lồng ghép trong các hoạt động giáo dục khác như trong giờ chào cờ và sinh hoạt lớp. Trong những tiết chào cờ và sinh hoạt lớp nếu GV âm nhạc tận dụng những giờ học này để truyền tải kiến thức âm nhạc dân ca QN - ĐN bằng hình thức mời nghệ sĩ, nghệ nhân nổi tiếng đến đàm thoại và giao lưa văn nghệ sẽ khiến các em rất thích thú khi được tiếp xúc với người thật việc thật, những câu chuyên thật, và những làn điệu dân ca QN - ĐN đúng chất đúng điệu. Ngoài ra GV có thể tổ chức các trò chơi, câu đố có thưởng về chủ đề làn điệu dân ca QN - ĐN để giúp các em bổ sung thêm kiến thức cũng như tò mò muốn tìm hiểu nó. Trong hình thức hoạt động này GV nên đưa kiến thức về các làn điệu dân ca một cách ngắn gọn, xúc tích, đầy đủ cho tiết học đó không bị nhàm chán và mệt mỏi, nên thêm nhiều yếu tố hài hước, khích lệ để các em phấn khởi, hào hứng khi tham gia.
Thành lập các CLB âm nhạc về dân ca, mục đích của CLB là tuyên truyền, vận động, tổ chức, hướng dẫn những người có cùng sở thích hát dân ca tham gia tập luyện, biểu diễn, dự thi…nhằm đẩy mạnh phong trào văn hóa - văn nghệ tại nhà trường và địa phương. Bên cạnh đó, những CLB dân ca có thể tổ chức các buổi biểu diễn về những làn điệu dân ca tại trường học hoặc địa phương để đưa làn điệu dân ca đến gần hơn với cộng đồng. Có thể giao lưu giữa những CLB khác với nhau để cùng nhau trao dồi, học hỏi và giao thoa giữa các thể loại âm nhạc để tạo nên một luồng gió âm nhạc dân ca mới đến gần hơn với giới trẻ. Để phổ biến dân ca nói chung và dân ca QN - ĐN nói riêng rất cần đến các thế hệ trẻ tương lại, những người nắm giữ và phổ biến các giá trị dân ca, tài sản vô giá của ông cha để lại.
Tham quan là hình thức HĐNK được các em HS rất thích thú trải nghiệm, đây là hình thức được tiến hành ở ngoài lớp, là hình thức tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài, tạo điều kiện cho HS nhận biết, quan sát, trải nghiệm những hoạt động nghệ thuật thực tế như xem các nghệ nhân tổ chức trò chơi bài chòi tại Hội An. Từ đó làm cho các em trở nên thích thú hơn với những làn điệu dân ca QN - ĐN, khơi dậy cảm xúc, khiến các em thêm yêu quê hương, đất nước. Để tổ chức một buổi tham quan, GV cần phải xác định đề tài và vị trí tham quan trong hệ thống kiến thức muốn truyền tải đến các em, lựa chọn lứa tuổi tham quan phù hợp với kiến thức cần truyền tải, và lựa chọn số lượng học sinh sẽ tham gia theo lớp, khối, nhóm hay
CLB. Xây dựng kế hoạch và cuối cùng là tổng kết thu hoạch rất cần thiết cho một buổi tham quan để nắm được những kiến thức mà các em thu thập được thông qua buổi tham quan đó.
2.1.1.3.Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
Để đảm bảo cho việc đưa dân ca QN - ĐN vào HĐNK âm nhạc tại THCS Tây Sơn, TP. Đà Nẵng một cách hiệu quả nhất thì việc nâng cao cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học hát dân ca vô cùng quan trọng. Hiện nay, trường THCS Tây Sơn trang bị các phòng âm nhạc cách biệt và nhạc cụ dạy học cần thiết cho một tiết học âm nhạc, nhưng nhạc cụ chủ yếu vẫn là đàn Organ, sẽ khó thích hợp để cho HS nghe và cảm nhận được âm sắc ngũ cung luyến lấy của nhạc cụ dân tộc. Tuy nhiên GV có thể tận dụng âm thanh từ đàn Organ để đệm hát sao cho phù hợp với các giai điệu của các bài hát dân ca để giúp trẻ cảm nhận và hát dân ca QN - ĐN một cách sôi động và hào hứng hơn. Và để đáp ứng tốt nhiệm vụ truyền dạy của GV và nhu cầu học tập của HS, việc nâng cao cơ sở vật chất của nhà trường cũng là việc làm cần thiết. Nhà trường nên không ngừng đổi mới trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn, các phòng học cần có đầy đủ bàn, ghế, điện, ánh sáng, quạt, máy chiếu, loa….
Việc trang bị kho tư liệu cũng rất quan trọng. Thư viện nhà trường cần tăng cường các tài liệu giảng dạy như sách, băng đĩa, trang phục, đạo cụ dân ca QN - ĐN nhiều hơn nữa, đáp ứng nhu cầu học tập cho HS. Ngoài ra, không gian tập luyện cho HS cũng rất quan trọng, để không ảnh hưởng đến các giờ học khác. Nhà trường cần có phòng chuyên cho HĐNK âm nhạc, có thể cách âm được càng tốt. Nếu như không có phòng chuyên dụng thì GV có thể tận dụng hội trường, sân trường, không gian lớp học trong những giờ sinh hoạt lớp để cho các em học sinh được thoải mái tập hát cũng như tham gia các trò chơi dân gian liên quan đến dân ca QN - ĐN.
Trong thời đại có nhiều tiến bộ về công nghệ thông tin, việc truy cập các trang website giúp học sinh nắm bắt kịp thời các thông tin về học tập, các hoạt động chính khóa cũng như ngoại khóa của nhà trường…Vì vậy, cần nâng cấp chất lượng Internet, chất lượng phát Wifi trong nhà trường. Mặt khác, để có những cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị hỗ trợ việc dạy hát dân ca QN - ĐN được đảm bảo tốt nhất, GV âm nhạc nên phối hợp với nhà trường tổ chức các cuộc thi, hội diễn hát dân ca để phụ huynh biết được các năng khiếu của con em mình, tạo động lực cho
phụ huynh cùng phối hợp với nhà trường giúp cho các em có môi trường và điều kiện tốt nhất để phát triển năng khiếu một cách toàn diện.