4. Bố cục đề tài
2.1.2.2. Tiêu chí chọn làn điệu dân ca Quảng Na m Đà Nẵng vào hoạt
động ngoại khóa âm nhạc.
Việc đưa các làn điệu dân ca QN - ĐN vào HĐNK âm nhạc tại trường THCS Tây Sơn, TP. Đà Nẵng không phải để đào tạo các nhạc sĩ, nghệ sĩ tương lai mà chỉ chú trọng đến giáo dục thẩm mỹ âm nhạc dân tộc nói chung và các làn điệu dân ca
địa phương nói riêng. Chúng ta áp dụng phương thức “Học mà chơi, chơi mà học” giúp các em lứa tuổi THCS có thể cảm thụ được âm nhạc và phân biệt được âm nhạc và nhạc cụ dân tộc, và phân loại âm nhạc của vùng miền. Vì vậy, để đảm bảo đưa các làn điệu dân ca QN - ĐN vào HĐNK âm nhạc thì tiêu chí chọn làn điệu dân ca QN - ĐN vào HĐNK âm nhạc cần phải phù hợp một số nguyên tắc:
- Nội dung, kiến thức về dân ca QN - ĐN phải phù hợp với độ tuổi THCS , ở lứa tuổi này các em rất hiếu kỳ, muốn khám phá, tìm hiểu nên việc lựa chọn kiến thức về dân ca QN - ĐN sao cho phù hợp là tiền đề để thu hút các em tham gia, giáo viên có thể chọn những video, hình ảnh, âm thanh sinh động cụ thể về các làn điệu dân ca gắn bó với cuộc sống hằng ngày để giúp các em có thể tiếp thu dễ dàng và ghi nhớ lâu hơn.
- Những làn điệu dân QN - ĐN được đưa vào chương trình ngoại khóa cho các trường THCS phải là những làn điệu tiêu biểu, đặc sắc, vui tươi, trong sáng,… có giai điệu, ca từ mang đậm chất QN - ĐN, để lần đầu tiên nghe các em có thể cảm nhận được đó là bài hát của địa phương mình, và cấu trúc của làn điệu dân ca phải ngắn gọn, súc tích, gần gũi dễ nhớ, dễ dàng hát theo thì các em mới nhanh chóng bắt nhịp và hòa mình trong các làn điệu dân ca trong chương trình ngoại khóa của nhà trường.
- Học sinh THCS ở độ tuổi từ 12 đến 15, nội dung khái niệm “học tập” đã được mở rộng; ở nhiều em đã có yếu tố tự học, có hứng thú bền vững đối với môn học, say mê học tập. Tuy nhiên, tính tò mò, ham hiểu biết nhiều có thể khiến hứng thú của thiếu niên bị phân tán và không bền vững và có thể hình thành thái độ dễ dãi, không nghiêm túc đối với các lĩnh vực khác trong cuộc sống. Vì thế giáo viên nên chọn những làn điệu có chủ đề về thiên nhiên, mái trường, bạn bè, gia đình với lời ca mộc mạc, gần gũi, giàu hình ảnh về cuộc sống xung quanh. Giáo viên có thể cùng các em đặt lời mới cho những làn điệu dân ca từ lời ca về tình yêu đôi lứa sẽ chuyển thành những lời ca về tình bạn, gia đình, mái trường,… như vậy sẽ giúp các em hào hứng hơn trong việc thể hiện các làn điệu dân ca.
- Giọng hát của các em Nam và Nữ ở độ tuổi THCS không phân biệt rõ rệt nhưng tầm cử giọng đã mở rộng hơn HS bậc tiểu học. Các em có thể hát được phạm vi quãng 9, quãng 10 một cách thuận lợi, âm thanh vang, sáng, trong trẻo. Vì vậy giọng hát của các em rất phù hợp với các làn điệu dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng. Dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng là loại hình âm nhạc mang mang tính chất âm nhạc
địa phương, nó được sáng tác trong quá trình lao động, làm việc của người nông dân nên nhịp điệu thoải mái, vui vẻ, nhanh nhẹn. GV nên lựa chọn những làn điệu nào ít luyến láy để các em có thể dễ dàng thực hành hát theo.
- Về giai điệu của làn điệu dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng, giáo viên nên lựa chọn các bài hát có cấu trúc ổn định, sử dụng các quãng liền bậc, cảm giác thuận tai, dễ hát. Ví dụ: Hò ba lý có giai điệu đơn giản, lời ca mộc mạc, tiết tấu khỏe khoắn, vui tươi, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ hát đúng. Tránh lựa chọn những bài hát nhảy quãng, quãng nghịch, quãng quá xa. Đồng thời không lựa chọn những bài hát có nhiều luyến láy, không phù hợp với khả năng âm nhạc của lứa tuổi THCS.
- Tiết tấu là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành ngôn ngữ âm nhạc, tiết tấu tạo nên những đặc trưng khác nhau cho từng thể loại dân ca và cho những dòng nhạc hiện đại. Đối với học sinh THCS, độ tuổi này hay nôn nóng, mau chán nản và mong nhận được kết quả nhanh chóng, vì thế GV nên chọn những bài dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng có tiết tấu rõ nét, khỏe khoắn, sôi động, vui tươi sẽ gây hấp dẫn, lôi cuốn và hứng thú với các em HS hơn.