Một số giải pháp dạy học hát dân ca Quảng Na m Đà Nẵng trong

Một phần của tài liệu ĐƯA DÂN CA QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG VÀO HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ÂM NHẠC TẠI TRƯỜNG THCS TÂY SƠN TP. ĐÀ NẴNG (Trang 47 - 48)

4. Bố cục đề tài

2.1.3. Một số giải pháp dạy học hát dân ca Quảng Na m Đà Nẵng trong

hoạt động ngoại khóa âm nhạc

2.1.3.1. Dạy học hát dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng qua phương pháp truyền khẩu

Trong chương trình môn âm nhạc THCS các em đã được tiếp cận với ba phân môn: Học hát, Nhạc lý - Tập đọc nhạc, Âm nhạc thường thức và được học nhiều bài hát thiếu nhi (gồm dân ca Việt Nam và những bài hát nước ngoài). Xem xét về mặt tổng thể lẫn chi tiết nội dung chương trình giáo dục âm nhạc của các em ít có các bài hát dân ca QN - ĐN , nên việc dạy cho các em học sinh THCS hát dân ca nơi mình đang sinh sống trong chương trình sinh hoạt ngoại khóa là điều rất cần thiết. Việc tạo điều kiện thuận lợi để học sinh có thể tiếp xúc càng nhiều càng tốt với kho tàng âm nhạc vốn rất phong phú, đa dạng của dân tộc là nhiệm vụ đặc thù và rất quan trọng của quá trình dạy học âm nhạc trong nhà trường.

Học hát dân ca có thể triển khai theo nhiều hướng khác nhau như là học bài hát có cùng đề tài, học bài hát có cùng thể loại... Việc học hát ngoại khóa hướng vào những mục tiêu cụ thể sau: giáo dục học sinh những kiến thức căn bản và cập nhật các kiến thức mới, xây dựng cơ sở để học sinh phát huy tài năng, năng lực cảm thụ riêng của bản thân. Đồng thời giáo dục tình cảm lành mạnh, có năng lực sáng tạo và biết thưởng thức cái mới, cái hay, cái đẹp trong cuộc sống, trong thiên nhiên và trong lao động.

Để việc học hát ngoại khóa dân ca QN - ĐN có hiệu quả thiết thực, GV cần giáo dục các em có ý thức trong việc học hát, phải làm cho các em hiểu rằng việc học hát dân ca QN - ĐN không chỉ là hát cho đúng lời, đúng nhịp điệu có sẵn, mà hát là để cảm nhận những ý tứ trong từng câu hát. Như thế, các em sẽ tự suy nghĩ và có thái độ học tập một cách tự lực, nghiêm túc đối với những vấn đề các em say mê. Một trong những phương pháp chủ yếu được các nghệ nhân, giáo viên thường sử dụng trong trong truyền dạy hát dân ca là phương pháp truyền khẩu. Với cách dạy và học này, học sinh tiếp cận với các làn điệu bằng tai chứ không phải bằng mắt, học sinh được nghe và học bằng giọng thật của các nghệ nhân và giáo viên. Bởi vậy, ngay từ lúc bắt đầu học thì học sinh có thể cảm nhận cụ thể âm thanh, giai điệu của dân ca, khi mà những tính chất đó không được thể hiện trên bản kí âm, sách vở,

tài liệu. Vì vậy, người học dễ dàng hơn trong việc thẩm thấu tính chất của bài hát trong cả quá trình học, sẽ hiểu và nhớ nhanh hơn.

Phương pháp học hát truyền khẩu chủ yếu là hát qua toàn bộ bài hát một vài lần, hướng dẫn học sinh đọc lời, chú ý giải thích những từ khó trong bài vì các làn điệu dân ca có sử dụng một số từ địa phương. Sau đó học từng câu, từng chữ theo lối móc xích cho đến hết bài. Với các em, những việc này cần được hướng dẫn tỉ mỉ bởi dân ca là một bộ môn khó, đặc biệt với các em học sinh đang sống trong thời kỳ hội nhập, hàng ngày tiếp cận với các loại hình âm nhạc trong nước và thế giới. Điều đáng chú ý là không nên có sự gò ép, bắt buộc sẽ dễ gây cho học sinh cảm giác căng thẳng, gò bó dẫn đến hậu quả là giảm dần hứng thú học hát cho các em.

Phương pháp này đòi hỏi người học dựa hoàn toàn vào tai nghe và trí nhớ của bản thân, buộc người học phải thuộc lòng và nắm được tính chất của làn điệu. Mặc dù, quá trình diễn ra châm, nhưng nhờ vậy mà học sinh nắm được bài học rất chắc. Trong phương pháp truyền khẩu các làn điệu dân ca QN - ĐN, người dạy thường ngồi hướng mặt về phía học sinh, còn học sinh thì ngồi quây quần, gần gũi, có khi cả người dạy và học cùng nhau đứng thành vòng tròn để tạo cho buổi học sinh động, thoải mái hơn.

Ở phương pháp này, quá trình truyền thụ diễn ra chậm, mất nhiều thời gian và gặp khó khăn khi truyền dạy những bài có khuôn khổ lớn. Người học phải lắng nghe từng câu, đôi khi với một câu nhạc, người dạy mỗi lần hát khác đi một chút, khiến học sinh có cảm giác không nhất quán, khó nắm bắt, thụ động, học đến đâu biết đến đó. Mỗi người dạy lại tự sáng tạo, biến tấu theo cách riêng của mình nên khó định ra được chuẩn mực chung, dẫn đến bài hát có nhiều dị bản. Tuy vậy đây là phương pháp truyền dạy truyền thống, sử dụng phổ biến nhất trong dạy hát dân ca QN - ĐN.

Một phần của tài liệu ĐƯA DÂN CA QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG VÀO HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ÂM NHẠC TẠI TRƯỜNG THCS TÂY SƠN TP. ĐÀ NẴNG (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)