Nguyên tắc xây dựng KCNST

Một phần của tài liệu Đánh giá sơ bộ khả năng thực hiện mô hình khu công nghiệp sinh thái tại khu công nghiệp Hòa Cầm – Đà Nẵng. (Trang 26 - 28)

Phát triển KCNST theo quy luật của hệ sinh thái tự nhiên:

Tạo sự cân bằng sinh thái từ quá trình hình thành đến phát triển của KCN (lựa chọn địa điểm, quy hoạch thiết kế, thi công xây dựng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, lựa chọn doanh nghiệp, quá trình hoạt động, quản lý,…)

Mọi hoạt động liên quan tới phát triển KCNST cần được tiến hành đồng bộ, hợp nhất trên nguyên tắc BVMT và phù hợp với hệ sinh thái tự nhiên.

Thiết lập hệ sinh thái công nghiệp trong và ngoài KCNST

Thành phần chính của hệ STCN gồm:

 Bộ phận sản xuất nguyên liệu và năng lượng ban đầu.  Bộ phận chế biến/ sản xuất nguyên vật liệu.

 Bộ phận tiêu thụ sản phẩm.  Bộ phận xử lý/ tái chế chất thải.

Hình 1.7. Các thành phần chính của hệ sinh thái công nghiệp

Sơ đồ hình 1.7 phản ánh mô hình hoạt động sản xuất công nghiệp theo hệ thống, các dòng năng lượng và vật chất luân chuyển tuần hoàn. Những bán thành phẩm, chất thải hoặc năng lượng thừa có cơ hội quay vòng tối đa ngay bên trong hệ thống, giảm đến mức thấp nhất các chất thải phát tán vào môi trường tự nhiên. Do vậy mô hình này đáp ứng mục tiêu là các cơ sở sản xuất thu được nguồn lợi về kinh tế do trao đổi, chuyển nhượng hoặc bán các sản phẩm phụ của mình cho các các DN khác trong cùng hệ thống trong mối quan hệ cung – cầu, đôi bên cùng có lợi. Giảm đáng kể những chi phí xử lý, khắc phục sự cố môi trường đối với chất thải.

Thiết lập hệ STCN trong và ngoài KCNST là:

- Tạo chu trình sản xuất tuần hoàn giữa các DN trong KCN cũng như giữa DN trong KCN với các DN hay các khu vực chức năng khác ở bên ngoài.

- Giảm thiểu và tái sử dụng các nguồn năng lượng, nước. Tận dụng các nguồn năng lượng, nước thừa trong quá trình sản xuất, Sử dụng rộng rãi các nguồn năng lượng tái sinh: mặt trời, sức gió, sức nước,…

- Giảm thiểu sử dụng các nguồn tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên không thể tái tạo lại được. Khuyến khích sử dụng các nguyên vật liệu tái sinh. Hạn chế sử dụng các chất độc hại.

- Giảm thiểu lượng phát thải, đặc biệt là các chất độc hại. Bộ phận chế biến/ sản xuất

nguyên liệu và năng lượng

Bộ phận xử lý/ tái chế chất thải

Bộ phận sản xuất nguyên liệu và năng lượng ban đầu

Bộ phận tiêu thụ sản phẩm

- Thu gom và xử lý triệt để các chất thải bằng các công nghệ thân thiện với môi trường. Tái sử dụng tối đa các chất thải.

Thiết lập “cộng đồng” doanh nghiệp trong KCNST:

Hợp tác mật thiết và toàn diện giữa các DN trong KCNST cũng như với các DN bên ngoài, chia sẻ thông tin và các chi phí dịch vụ chung như: quản lý chất thải, đào tạo nhân lực, hệ thống thông tin môi trường cùng các dịch vụ hỗ trợ khác.

Khuyến khích các DN sản xuất sạch và đổi mới công nghệ thân thiện với MT. Khuyến khích các DN và cá nhân hợp tác tham gia bảo vệ và phát triển môi trường sinh thái trong và ngoài KCN.

Phát triển tổ hợp các chức năng ( công nghiệp, dịch vụ, công cộng, nhà ở,…) và phát huy tối đa mối quan hệ tương hỗ giữa chúng.

Một phần của tài liệu Đánh giá sơ bộ khả năng thực hiện mô hình khu công nghiệp sinh thái tại khu công nghiệp Hòa Cầm – Đà Nẵng. (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)