a. Cơ hội
- Chuyển đổi từ mô hình KCN truyền thống sang mô hình KCNST trên nền tảng của vị trí khu đất hiện có, không cần hình thành trên một địa điểm mới, do vậy không ảnh hưởng tới quỹ đất đô thị và không bị chi phối bới sự bành trướng của quá trình đô thị hóa và không xâm phạm tới đất đai nông nghiệp có giá trị.
- Sử dụng có hiệu quả hệ thống hạ tầng kỹ thuật sẵn có.
- Sử dụng mạng lưới giao thông vận chuyển hiện hữu của vùng và kết nối với mạng lưới giao thông thủy, đường bộ, đường sắt và đường hàng không quốc gia và quốc tế.
b. Thách thức
Trường hợp trên khu đất của KCN cũ:
- Khó xây dựng được hệ sinh thái công nghiệp đối với bán thành phẩm, phụ phẩm, chất thải nguyên liệu và năng lượng ở đầu vào, đầu ra, vận chuyển trong một số DN hiện hữu và chuyển đổi thành công nghệ BVMT.
- Khó giải quyết mâu thuẫn giữa các DN có sẵn hay mới vào KCNST.
- Khó xác định chính xác năng lực của hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện hữu và các hệ thống dịch vụ khác để chuyển đổi sang hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo chủ đề môi trường đã định. Thật sự khó khăn đối với các DN không đủ tiêu chuẩn là DN thành viên của KCNST phải di dời hay chuyển đổi ngành nghề sản xuất để trờ thành các sinh thái công nghiệp.
Trường hợp trên khu đất hoàn toàn mới:
- Thuận lợi triển khai hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo chủ đề môi trường đã định. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho hệ thống này sẽ rất cao và phụ thuộc rất nhiều vào tiềm lực hệ thống hẹ tầng kỹ thuật toàn vùng.
- Tối ưu hóa dòng năng lượng và nguyên liệu còn phụ thuộc khả năng tổ chức, quản lý.
Sự hỗ trợ: KCNST đòi hỏi một chi phí ban đầu cao hơn, thời gian thu hồi vốn và
lợi nhuận dài hơn các KCN thông thường. Chủ đầu tư cần phải có sự đảm bảo cung cấp tài chính ( ngân hàng, các tổ chức bảo trợ,…) cho dự án với thời gian dài hơn. Vì vậy, xây dựng mô hình KCNST cho các khu/ cụm công nghiệp hiện hữu đòi hỏi sự hỗ trợ của Nhà nước về chính sách, chủ trương và các giải pháp cụ thể như:
- Miễn giảm chi phí thuê đất cho các DN và người thuê đât.
- Khuyến khích các DN tham gia KCNST. Đưa ra các tiêu chí định hướng phát triển bền vững công nghiệp của Bộ Công Nghiệp.
So sánh với mô hình KCN truyền thống
So sánh mô hình KCN truyền thống với mô hình KCNST cho thấy: mô hình KCN truyền thống vận hành theo quy trình, phát sinh nhiều chất thải là khó tránh khỏi. Trong khi đó, mô hình KCNST vận hành theo hệ thống khép kín trên nguyên tắc: cộng sinh công nghiệp, thực hiện trao đổi chất, tái sinh tái chế, tuần hoàn năng lượng và vật chất nhằm giảm thiểu chất thải, đem lại lợi ích kinh tế, đồng thời đạt được hiệu quả môi trường.
Phân tích và tổng hợp các quan điểm về sinh thái công nghiệp của nhiều nhà khoa học trên thế giới, nhận thấy có sự đồng thuận: các nhà khoa học không nhìn nhận sản xuất công nghiệp thông qua một công ty riêng rẽ hoặc viễn cảnh một dây chuyền sản xuất đơn lập, mà nhận thức sản xuất công nghiệp như là hệ sinh thái của mọi tổ chức – trao đổi thông tin, năng lượng và vật chất với nhau và với môi trường của chúng.