Các kinh nghiệm về áp dụng mô hình KCNST trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá sơ bộ khả năng thực hiện mô hình khu công nghiệp sinh thái tại khu công nghiệp Hòa Cầm – Đà Nẵng. (Trang 38 - 44)

Hiện tại, ngành công nghiệp nước ta chưa có bất kì kinh nghiệm nào về tổ chức xây dựng KCNST, chúng ta vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, học tập và tìm cách ứng dụng mô hình KCNST trong điều kiện công nghiệp hóa thực tiễn. Sau đây là một số KCNST điển hình trên thế giới.

a) Khu công nghiệp sinh thái Kalundborg

Là mô hình điển hình về KCNST, hạt nhân trung tâm của KCNST này là nhà máy điện Asnaes công suất 1.500 MW, sử dụng nhiên liệu hóa thạch than đá với hiệu suất chuyển hóa than thành điện năng cực đại chỉ đạt 40-60%, năng lượng dư thải ra môi trường dưới dạng nhiệt và hơi nước. Bằng cách thiết lập KCNST, nhà máy điện Asnaes đã tăng hiệu suất sử dụng năng lượng tới 90% từ than (hiệu suất sử dụng là 90%).

Những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho sự hình thành quan hệ cộng sinh trong KCN Kalundborg bao gồm:

- Sự phù hợp giữa các ngành công nghiệp trên phương diện “trao đổi chất thải”. - Khoảng cách (về vị trí địa lý) giữa các nhà máy không quá lớn.

- Mỗi nhà máy đều nắm được thông tin liên quan đến các nhà máy khác trong KCN.

- Động cơ thúc đẩy các nhà máy tham gia vào KCNST là sự phát triển kinh tế bền vững.

- Sự phối hợp giữa các nhà máy là trên tinh thần tự nguyện và phù hợp với quy định của cơ quan chức năng.

Nhà máy điện Asnaes Nhà máy lọc dầu Statoil Sản xuất acid sulphuric Công ty làm ván trát tường Gyproc Cấp nhiệt cho

khu dân cư 5000 hộ

Nhà máy sản xuất dược phẩm và enzyme Novo Nordisk Nông trại 900 kg methane và ethane/giờ 80.000 tấn Vật liệu xây dựng và làm đường Thạch cao/năm 14.000 tấn hơi/năm Methane và Ethane 215.000 tấn hơi/năm

Bùn giàu dinh dưỡng

Cấp nhiệt cho nông trại nuôi cá

225.000 tấn hơi/nă

Bùn

170.000 tấn tro và xỉ/năm

Kết quả thực tế vận hành KCNST Kalundborg, Đan Mạch mang lại những lợi ích thiết thực như sau:

- Giảm sự tiêu thụ nguồn tài nguyên:

+ Dầu : 19.000 tấn/ năm + Than đá : 30.000 tấn/ năm + Nước : 600.000 m3/ năm - Giảm tải lượng khí thải phát sinh: + CO2 : 130.000 tấn/ năm + SO2 : 3.700 tấn/ năm - Tái sử dụng phế phẩm: + Tro : 135 tấn/ năm + Sulphua : 2.800 tấn/ năm + Thạch cao : 80.000 tấn/ năm + Ni tơ trong bùn: 800.000 tấn/ năm

b) KCNST Burnside, Canada

Hình 1.14. Khu công nghiệp sinh thái Burnside, Canada

KCN Burnside có diện tích 760 ha ở Darthmouth, Nova Scotia, Canada, được chuyển đổi thành KCNST vào năm 1992, là KCN lớn nhất Canada với khoảng 1300 nhà máy và 17.000 công nhân, bao gồm các loại hình công nghiệp như sau:

Bảng 1.5. Các loại hình công nghiệp đặc trưng tại KCNST Burnside, Canada

Loại hình công nghiệp Loại hình công nghiệp

1. Nhà ở 17. Phân phối

2. Keo dán 18. Sản xuất cửa

3. Máy lạnh 19. Thiết bị điện

4. Sửa chữa máy móc 20. Dịch vụ môi trường 5. Sản phẩm nước giải khát 21. Sản xuất đồ gia dụng

6. Vật liệu xây dựng 22. Thiết bị công nghệ thực phẩm 7. Trung tâm thương mại 23. Thiết bị công nghiệp

8. Vật liệu làm thảm và sàn nhà 24. Sản xuất thép 9. Sản xuất hóa chất 25. Xưởng cơ khí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10. Máy hút bụi 26. Dụng cụ y tế

11. Máy giặt 27. Tái sử dụng sơn

12. Thiết bị truyền thông 28. Sản xuất giấy/ carton 13. Lắp ráp và sữa chữa máy vi tính 29. In

14. Xây dựng 30. Mạ

15. Bao bì và đóng gói 31. Tủ lạnh

16. Sản phẩm bơ sữa 32. Kho hàng

(Nguồn: Hội thảo công nghệ và môi trường hướng đến KCNST sonadezi)

Trong những năm qua, KCNST Burnside được sử dụng như phòng thí nghiệm về công nghiệp sinh thái. Trong quá trình ứng dụng mô hình KCNST, KCN đã áp dụng các chiến lược phát triển kết hợp với sự đô thị hóa, nhằm từng bước thay đổi cơ sở hạ tầng và hoạt động của các cơ sở sản xuất thành phần cho phù hợp với tiêu chuẩn KCNST. Các nỗ lực cộng tác theo hướng này bao gồm:

- KCN, khu đô thị và các trường đại học cùng hợp tác nghiên cứu ứng dụng mô hình KCNST.

- Trường đại học, công ty cấp điện tư nhân và cơ quan quản lý nhà nước cùng hợp tác xây dựng Trung tâm hiệu suất sinh thái (Eco – efficiency center).

- Thành lập các cơ sở sản xuất mới có khả năng tái sử dụng , cho thuê, sữa chữa, tái sinh và tái chế rác thải.

- Quản lý chuỗi nguyên liệu cung cấp trong KCN và sự cộng tác trong quá trình thu hồi phế liệu phục vụ tái sinh chất thải.

- Phối hợp hành động giữa các cơ sở sản xuất và cơ quan quản lý nhà nước trong việc huấn luyện quản lý môi trường và nâng cao nhận thức theo nhu cầu xây dựng KCNST.

Yếu tố quyết định thành công của KCNST này không chỉ nằm ở sự quan tâm và tự nguyện xây dựng KCNST của các cơ sở sản xuất, mà còn có sự tham gia liên tục, bền bỉ của các nhóm đối tác từ chính quyền đến ngành công nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu, và các tổ chức quần chúng nhân dân quan tâm đến lợi ích môi trường.

c) KCNST Fairfield, Baltimore, Maryland, USA

KCN nằm ở phía đông nam thành phố Baltimore với diện tích sử dụng 880 ha. Thành phần KCN bao gồm: các ngành dầu khí, hóa chất hữu cơ và những cơ sở sản xuất nhỏ hỗ trợ cho các công ty lớn ( lắp ráp lốp xe, sản xuất thùng chứa, bao bì,…) KCN đã được lựa chọn xây dựng mô hình KCNST lý tưởng cho tương lai. Các hoạt động nhằm chuyển đổi KCN Fairfield thành KCNST bao gồm việc mở rộng các cơ sở sản xuất hiện có gắn liền với nhu cầu bổ sung thêm các cơ sở sản xuất khác phù hợp hệ sinh thái công nghiệp theo các hướng chính sau:

- Chuyển đổi công nghệ sản xuất phù hợp với hệ STCN.

- Chuyển đổi công nghệ sản xuất phù hợp với công nghệ môi trường đang áp dụng.

- Gia tăng cơ sở và hoạt động tái sinh, tái chế, trao đổi chất thải.

KCN Fairfield đã đạt được mục tiêu, phát triển không gây ra các tác động đến môi trường, trong đó phát triển bền vững và bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động là nỗ lực chiến lược chung của KCN.

Bảng 1.6. Đặc điểm của một số KCNST khác trên thế giới

Khu công nghiệp sinh thái Đặc điểm

Brownsille, Texas, USA Đạt gần đến sự trao đổi chất thải, thương mại hóa (Lowe et al.1998)

Riverside, Burlington, Vermont, USA Thiết lập KCN nông nghiệp tại đô thị, năng lượng sinh học, xử lý chất thải Platt Sburgh, New York, USA Xây dựng lại trên khu vực căn cứ quân

sự rộng lớn, quản lý tài nguyên và chất thải

Portland Industrial District, Toronto, Canada

Nghiên cứu và phát triển trên một khu vực công nghiệp chứa nhiều khó khăn từ nhiều bộ phận của sản xuất, dịch vụ với tiềm năng trao đổi nguyên liệu và năng lượng ( Côté and Cohen – Rosenthal 1998)

Ecology Industrial Park Karlsruhe, Germany

KCNST với khoảng 40-50 DN, mạng lưới trao đổi sản phẩm hữu cơ – vô cơ, mạng lưới thông tin và cộng đồng, dây chuyền phân hủy, xử lý (Hiessl 1998) Fujisawa Factory Eco-Industrial Park,

Japan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết hợp công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, dân cư và các thành phần giải trí, bao gồm công nghiệp và các đặc điểm trong sự bảo toàn và phân tầng năng lượng, năng lượng có thể phục hồi, năng lượng mặt trời, sử dụng đất ẩm để xử lý nước thải, tái sử dụng và tái chế nguyên liệu,… (Côté and Cohen – Rosenthal 1998)

Germany mạnh mẽ, trạm năng lượng, khu nguyên liệu công nghiệp và tập hợp các DN trao đổi sản phẩm, hơi nước và năng lượng (Schwarz 1996)

Một phần của tài liệu Đánh giá sơ bộ khả năng thực hiện mô hình khu công nghiệp sinh thái tại khu công nghiệp Hòa Cầm – Đà Nẵng. (Trang 38 - 44)