Yêu cầu đối với KCNST

Một phần của tài liệu Đánh giá sơ bộ khả năng thực hiện mô hình khu công nghiệp sinh thái tại khu công nghiệp Hòa Cầm – Đà Nẵng. (Trang 28)

- Phải tương thích về quy mô diện tích chiếm đất, sử dụng nguyên – nhiên liệu, bán

thành phẩm, chất thải,…

- Giảm khoảng cách giữa các cơ sở sản xuất.

- Hạn chế thất thoát nguyên vật liệu trong quá trình trao đổi.

- Kết hợp giữa phát triển công nghiệp với các hệ sinh thái tự nhiên lân cận: vùng nông nghiệp, cộng đồng dân cư.

1.3.5. Các tiêu chí chuyển đổi từ các KCN hiện hữu thành các khu công nghiệp sinh thái [3]

a. Cơ sở khoa học, thực tiễn để xây dựng bộ tiêu chí

Tiêu chí KCNST phải được xây dựng dựa trên nguyên lý phát triển bền vững

KCNST là một mô hình KCN mới trên thế giới được đề xuất từ những năm 1990 và đã được ứng dụng tại nhiều nước trên thế giới. Mục đích cuối cùng của KCNST chính là hướng đến phát triển bền vững, tức là giải quyết được mối quan hệ hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

Hình 1.8. Nguyên lý phát triển bền vững

Do vậy, hệ thống các tiêu chí xây dựng KCNST phải bao gồm các tiêu chí về kinh tế, các tiêu chí về xã hội và các tiêu chí về môi trường.

Tiêu chí KCNST phải được xây dựng dựa trên các bậc thang quản lý chất thải

Hình 1.9 nêu ra hệ thống các bậc thang quản lý chất thải từ mức độ thấp “phát sinh chất thải” tới bậc cao “không phát sinh chất thải”. Ba giai đoạn của quá trình quản lý chất thải bao gồm: kiểm soát và xử lý chất thải, giảm thiểu chất thải, ngăn ngừa chất thải. Các tiêu chí KCNST sẽ được xây dựng dựa trên các bậc thang quản lý chất thải như trình bày tại hình 1.9, tức là phải đánh giá được các biện pháp quản lý chất thải từ xử lý tại nguồn đến các biện pháp giảm thiểu, ngăn ngừa chất thải.

Kiểm soát và xử lý chất thải Giảm thiểu chất thải Ngăn ngừa chất thải

Tiêu chí KCNST phải được xây dựng dựa trên các bậc thang quản lý môi trường

Trên thế giới hiên nay có rất nhiều mô hình quản lý môi trường với các mức độ quản lý khác nhau. Tuy nhiên, mô hình được nhiều nước sử dụng gắn liền với nguyên lý sinh thái công nghiệp, tức liên quan đến một KCN.

Hình 1.10. Bậc thang quản lý môi trường

1. Không quản lý 2. Thải bỏ chất thải rắn

3. Xử lý chất thải 4. Quản lý chất thải

5. Bảo vệ nước 6. Bảo vệ năng lượng 7. Giảm thiểu chất thải 8. Kiểm soát-quan trắc MT

9. Hệ thống QLMT 10. SXSH 11. Hệ sinh thái

Tiêu chí xây dựng KCNST tại Đà Nẵng phải dựa trên cơ sở kế thừa các tiêu chí về KCNST của thế giới và Việt Nam

Tiêu chí xây dựng KCNST tại Đà Nẵng sẽ được xây dựng dựa trên cơ sở kế thừa các tiêu chí về KCNST của thế giới và Việt Nam. Đây là những tiêu chí xây dựng một KCNST mới, cũng như chuyển đổi một KCN cổ điển thành KCNST.  Tiêu chí xây dựng KCNST tại Đà Nẵng phải dựa trên mức độ trao đổi chất thải, tái sinh, tái chế chất thải trong KCN và khu vực xung quanh.

Hình 1.11. Mô hình trao đổi chất thải trong KCNST và khu vực xung quanh

b. Các định hướng cơ bản khi xây dựng tiêu chí KCNST

Phân loại KCN hiện hữu theo các tiêu chí thân thiện môi trường hay KCNST nhằm xác định được “mức độ thân thiện môi trường” hay “mức độ sinh thái” của một KCN trước khi thực hiện chuyển đổi thành KCNST. Hai khái niệm này về bản chất là giống nhau vì một KCNST chắc chắn phải là KCN thân thiện môi trường và ngược lại. Để dễ phân biệt khi phân loại các KCN hiện hữu có thể chia các tiêu chí thành 2 nhóm: Nhóm tiêu chí bắt buộc và nhóm tiêu chí khuyến khích đối với một KCN hiện hữu muốn chuyển đổi thành KCNST hay KCN thân thiện môi trường. Các định hướng cơ bản khi xây dựng tiêu chí KCNST như sau:

Thứ nhất, phân loại mức độ sinh thái công nghiệp của một KCN trươc hết sẽ dựa vào các tiêu chí bắt buộc như tình hình tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, tiếp theo là dựa vào các tiêu chí khuyến khích. Đây là những tiêu chí mà luật pháp không bắt buộc một KCN tuân thủ, các chủ đầu tư tự nguyện hoặc cam kết thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời nâng cao hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp.

Thứ hai, phân loại theo các tiêu chí bắt buộc sẽ là cơ sở và là mục tiêu để một KCN hiện hữu phấn đấu để trở thành một KCNST. Để trở thành KCNST, trước hết một KCN hiện hữu phải đạt được tất cả các tiêu chí bắt buộc, sau đó phấn đấu trở thành KCNST với những bậc ngày càng cao hơn. Có thể phân loại các KCNST thành các bậc từ thấp đến cao tùy thuộc vào mức độ đạt được các tiêu chí khuyến khích. Quan điểm này làm cho quá trình chuyển đổi một KCN hiện hữu thành KCNST có thể triển khai theo từng bước, trong một thời gian dài, vì vậy trở nên khả thi hơn trong điều kiện thực tế tại Việt Nam.

Thứ ba, phân loại mức độ sinh thái công nghiệp theo các tiêu chí khuyến khích sẽ

chỉ ra một KCN có tiềm năng chuyển đổi thành KCNST bậc cao hơn không? KCN hiện hữu phải phấn đấu đạt được thêm những tiêu chí nào để đạt được mức độ sinh thái công nghiệp cao hơn. Khả năng áp dụng sản xuất sạch hơn trong một cơ sở sản xuất trong KCN và khả năng trao đổi năng lượng, nước, nguyên liệu và chất thải trong nội bộ một KCN sẽ là những tiêu chí chính để đánh giá mức độ sinh thái công nghiệp của một KCN. Hay nói cách khác tăng cường áp dụng sản xuất sạch hơn và trao đổi chất thải sẽ làm cho KCN hiện hữu trở nên sinh thái công nghiệp hơn.

Với những lý do nêu trên, việc đưa ra hai bộ tiêu chí bổ sung cho nhau là cần thiết. Gồm bộ tiêu chí bắt buộc và bộ tiêu chí khuyến khích.

Bộ tiêu chí bắt buộc để đánh giá một KCN: đây chính là bộ các tiêu chí cơ bản nhằm phân loại KCN hiện hữu có khả năng trở thành một KCNST không.

Bộ tiêu chí khuyến khích để đánh giá mức độ sinh thái của KCN: đây chính là bộ tiêu chí mà một KCN hiện hữu muốn đạt mức độ KCNST cần áp dụng. Dựa trên cơ sở

của bộ tiêu chí này, KCN hiện hữu sẽ được phân loại ra các mức độ sinh thái công nghiệp khác nhau từ cấp thấp đến cấp cao hơn.

Bộ tiêu chí bắt buộc và khuyến khích để đánh giá một KCN hiện hữu: Phụ lục 2

1.3.6. Xây dựng một khu công nghiệp sinh thái [7]

Một vài chiến lƣợc cơ bản để thiết kế một khu công nghiệp sinh thái

Dưới đây là một vài chiến lược cơ bản đặt nền móng để thiết kế một KCNST. Xây dựng “cộng đồng” khu công nghiệp sinh thái sẽ đạt được một hiệu quả tổng thể lớn hơn nhiều so với tổng các hiệu quả mà từng doanh nghiệp hoạt động riêng lẽ gộp lại.

 Tích hợp vào hệ thống tự nhiên

Lựa chọn vị trí xây dựng bằng cách đánh giá những lợi ích mang lại cho hệ sinh thái và thiết kế nó sao cho đáp ứng được khả năng chịu đựng của môi trường

Giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến môi trường địa phương bằng cách hội nhập hoạt động công nghiệp tại khu công nghiệp vào môi trường sinh thái tại chính địa phương.

Giảm thiểu tối đa sự đóng góp vào môi trường toàn cầu, ví dụ: hiệu ứng nhà kính,…

 Hệ thống năng lượng

Sử dụng năng lượng đạt hiệu quả tối đa bằng cách áp dụng trang thiết bị hiện đại, tái sử dụng nhiệt lượng dư thừa,…

Đạt đến hiệu suất sử dụng năng lượng cao hơn thông qua trao đổi dòng năng lượng giữa các nhà máy.

Sử dụng rộng rãi năng lượng có thể tái chế được.

 Quản lý dòng nguyên liệu và phế thải trong suốt quá trình

Chú trọng sản xuất sạch hơn và phòng ngừa ô nhiễm, đặc biệt với những độc chất khó phân hủy.

Tìm kiếm nguyên liệu có thể tái sử dụng và tái chế trong số những doanh nghiệp thuộc KCNST.

Giảm thiểu rủi ro từ nguyên liệu độc hại bằng cách thay thế nguyên liệu và kết hợp các cấp độ xử lý chất thải khác nhau.

Tạo mối quan hệ giữa các DN trong KCNST với những khu vực xung quanh, coi đó như một nguồn cung ứng và tiêu thụ những sản phẩm có thể sử dụng được thông qua trao đổi nguyên liệu và mạng lưới tái chế.

 Hệ thống nước

Thiết kế dòng nước để bảo tồn tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm bằng các biện pháp như đã trình bày hệ thống năng lượng và quản lý dòng nguyên liệu, phế thải.

 Quản lý khu công nghiệp sinh thái hiệu quả

+ Duy trì dòng trao đổi năng lượng và phế thải giữa các công ty trong KCNST + Khuyến khích sự nâng cao trong việc chấp hành các quy định về môi trường của mỗi doanh nghiệp và tổng thế KCN.

+ Vận hành hệ thống thông tin để hỗ trợ việc thông tin liên lạc giữa các công ty, thông báo đến các thành viên về điều kiện môi trường tại địa phương và cung cấp sự phản hồi về việc vận hành của KCNST.

 Xây dựng và cải tạo

Xây mới hoặc cải tạo các công trình kỹ thuật đã có sẵn theo những điều kiện môi trường tốt nhất trong các tài liệu kỹ thuật xây dựng được lựa chọn. Chúng bao gồm tái chế hoặc tái sử dụng nguyên liệu và xem xét ý nghĩa vòng đời môi trường của nguyên liệu và công nghệ.

 Hội nhập vào cộng đồng địa phương

Tìm kiếm lợi ích từ nền kinh tế địa phương và hệ thống xã hội thông qua các chương trình đào tạo và giáo dục, phát triển thương mại cộng đồng, xây dựng nhà ở cho người lao động,…

1.3.7. Những lợi ích phát triển hệ sinh thái công nghiệp và khu công nghiệp sinh thái [8, 9, 10]

Nhiều chuyên gia cho rằng KCNST là một trong số những chiến lược có thể dẫn đường cho sự phát triển công nghiệp bền vững và là một công cụ hữu ích đối với sự thực thi những ý tưởng về công nghiệp sinh thái, là kết quả của nhiều nỗ lực bảo vệ môi trường, đồng thời tạo một mô hình mới cho sự phát triền kinh tế địa phương.

Với số lượng hơn 12.600 KCN trên toàn thế giới, khu công nghiệp đã trở thành một phần của bức tranh toàn cảnh thế giới với khả năng ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế, môi trường và xã hội. Chúng ta chỉ tập trung vào số lượng hàng trăm ngàn KCN, hàng triệu lao động, trong khi tập trung về vấn đề môi trường và rủi ro an toàn bị giảm đáng kể. Do đó, nghiên cứu và xa hơn là phát triển chiến lược KCNST hoặc phát triển lại những KCN đã tồn tại mang lại tiềm năng khổng lồ để “bẻ lái” những ảnh hưởng đã đề cập ở trên của phát triển khu công nghiệp trong lĩnh vực kinh tế, môi trường và xã hội.

Tuy nhiên, lợi ích mang lại của KCNST không chỉ về phương diện phát triển bền vững. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng ảnh hưởng quan trọng hơn cả là phát triển công nghiệp sinh thái tại địa phương và cấp độ vùng miền – về phương diện xã hội và sự cải thiện môi trường cũng như lợi ích của các công ty hợp tác.

Bảng 1.4. Lợi ích của KCNST đến cộng đồng – môi trường - DN

Cộng đồng Môi trƣờng Doanh nghiệp

Mở rộng cơ hội phát triển doanh nghiệp tại địa phương

Tiếp tục cải thiện môi trường và cân bằng sinh thái

Lợi nhuận cao hơn

Căn cứ để gia tăng thuế Sử dụng nguyên liệu tốt hơn

Nâng cao hình ảnh DN trên thị trường

Niềm tự hào cộng đồng Giảm chất thải Môi trường làm việc tốt hơn

Thu hút các DN có chất lượng tốt hơn

Đổi mới các giải pháp về môi trường

Nâng cao hiệu suất lao động

Cải thiện sức khỏe cho công nhân và cộng đồng dân cư

Nâng cao sự bảo vệ của hệ thống tự nhiên

Cơ hội tiếp cận nguồn vốn, tài trợ

Cải thiện chất lượng môi trường sống cho cộng

Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên

đồng

Tạo cơ hội hợp tác với các DN nhà nước và nước ngoài

DN và nhà đầu tư có giá trị cao hơn trên thị trường

Ảnh hưởng thấp nhất đến cơ sở hạ tầng

Giảm chi phí hoạt động (năng lượng, nước, nguyên liệu)

Tăng cường chất lượng cuộc sống của khu vực gần phát triển công nghiệp sinh thái

Giảm chi phí thải bỏ

Cải thiện mỹ quan khu vực

Thu nhập từ việc bán phế phẩm, chất thải

Tạo cơ hội việc làm tốt Giảm gánh nặng và trách nhiệm pháp lý về môi trường

Cải thiện hình ảnh về sản xuất công nghiệp trong cộng đồng

Nâng cao hình ảnh trong cộng đồng

Thúc đẩy quá trình đổi mới, ứng dụng thành tựu khoa học

1.3.8. Các cơ hội và thách thức khi xây dựng KCNST [2, 11]

a. Cơ hội

- Chuyển đổi từ mô hình KCN truyền thống sang mô hình KCNST trên nền tảng của vị trí khu đất hiện có, không cần hình thành trên một địa điểm mới, do vậy không ảnh hưởng tới quỹ đất đô thị và không bị chi phối bới sự bành trướng của quá trình đô thị hóa và không xâm phạm tới đất đai nông nghiệp có giá trị.

- Sử dụng có hiệu quả hệ thống hạ tầng kỹ thuật sẵn có.

- Sử dụng mạng lưới giao thông vận chuyển hiện hữu của vùng và kết nối với mạng lưới giao thông thủy, đường bộ, đường sắt và đường hàng không quốc gia và quốc tế.

b. Thách thức

 Trường hợp trên khu đất của KCN cũ:

- Khó xây dựng được hệ sinh thái công nghiệp đối với bán thành phẩm, phụ phẩm, chất thải nguyên liệu và năng lượng ở đầu vào, đầu ra, vận chuyển trong một số DN hiện hữu và chuyển đổi thành công nghệ BVMT.

- Khó giải quyết mâu thuẫn giữa các DN có sẵn hay mới vào KCNST.

- Khó xác định chính xác năng lực của hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện hữu và các hệ thống dịch vụ khác để chuyển đổi sang hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo chủ đề môi trường đã định. Thật sự khó khăn đối với các DN không đủ tiêu chuẩn là DN thành viên của KCNST phải di dời hay chuyển đổi ngành nghề sản xuất để trờ thành các sinh thái công nghiệp.

 Trường hợp trên khu đất hoàn toàn mới:

- Thuận lợi triển khai hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo chủ đề môi trường đã định. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho hệ thống này sẽ rất cao và phụ thuộc rất nhiều vào tiềm lực hệ thống hẹ tầng kỹ thuật toàn vùng.

- Tối ưu hóa dòng năng lượng và nguyên liệu còn phụ thuộc khả năng tổ chức, quản lý.

Sự hỗ trợ: KCNST đòi hỏi một chi phí ban đầu cao hơn, thời gian thu hồi vốn và

lợi nhuận dài hơn các KCN thông thường. Chủ đầu tư cần phải có sự đảm bảo cung cấp tài chính ( ngân hàng, các tổ chức bảo trợ,…) cho dự án với thời gian dài hơn. Vì vậy, xây dựng mô hình KCNST cho các khu/ cụm công nghiệp hiện hữu đòi hỏi sự hỗ trợ của Nhà nước về chính sách, chủ trương và các giải pháp cụ thể như:

- Miễn giảm chi phí thuê đất cho các DN và người thuê đât.

- Khuyến khích các DN tham gia KCNST. Đưa ra các tiêu chí định hướng phát triển bền vững công nghiệp của Bộ Công Nghiệp.

So sánh với mô hình KCN truyền thống

So sánh mô hình KCN truyền thống với mô hình KCNST cho thấy: mô hình KCN truyền thống vận hành theo quy trình, phát sinh nhiều chất thải là khó tránh khỏi. Trong khi đó, mô hình KCNST vận hành theo hệ thống khép kín trên nguyên tắc:

Một phần của tài liệu Đánh giá sơ bộ khả năng thực hiện mô hình khu công nghiệp sinh thái tại khu công nghiệp Hòa Cầm – Đà Nẵng. (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)