Một số nghiên cứu trên thế giới về đánhgiá rủiro sinh tháicác KLNtrong

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro sinh thái của một số kim loại nặng trong trầm tích mặt tại hạ lưu sông Cu Đê Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng. (Trang 27 - 32)

Hiện nay, trên thế giới, việc đánh giá rủi ro sinh thái đã đƣợc tiến hành nghiên cứu ở nhiều nƣớc, đánh giá theo nhiều hƣớng khác nhau và đã thành công trên nhiều chỉ số với tại nhiều khu vực. Điển hình nhƣ ở những nƣớc phát triển Trung Quốc[27],[39], Thụy Điển[31],…

Nghiên cứu của Hakanson và cộng sự (1980) về đánh giá rủi ro sinh thái cácKLN trong môi trƣờng trầm tích khu vực nuôi trồng thủy sản tại Thụy Điển trên 7 KLN: Zn, Cu, Pb, Cr, As, Hg, Cd . Với nghiên cứu này, tác giả tiến hành trên 15 hồ khác nhau nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm KLN trong môi trƣờng trầm tích của hoạt động nuôi trồng thủy sản. Qua nhiều thử nghiệm, phân tích, đánh giá, Hội đồng bảo vệ môi trƣờng quốc gia Thụy Điển, phòng thí nghiệm chất lƣợng nƣớc Uppsala xác định để đánh giá rủi ro sinh thái môi trƣờng thủy sản, cách tiếp cận hiệu quả nhất là môi trƣờng trầm tích. Kết quả nghiên cứu của

Hakanson cho thấy hàm lƣợng Hg dao động từ 0,2 - 3 µg/g, vƣợt tiêu chuẩn 1,7- 25 lần, hàm lƣợng Cr dao động từ 16- 2591 µg/g, vƣợt tiêu chuẩn 28,8 lần, hàm lƣợng Cu dao động từ 27-130 µg/g, vƣợt tiêu chuẩn 2,6 lần. Còn các kim loại Zn, Pb, As, Cd nằm trong giới hạn cho phép. Qua đó, mức độ ô nhiễm của các kim loại đƣợc sắp xếp theo thứ tự: Hg>Cr>Cu>Zn>As>Cd>Pb. Tác giả nhận định rằng nhờ vào hƣớng tiếp cận này họ đã kiểm soát đƣợc nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng thủy sản đồng thời xây dựng hệ thống “sạch” [31].

Năm 2008, nghiên cứu về đánh giá rủi ro sinh thái các KLN trong trầm tích ở sông Dƣơng Tử, Trung Quốc của Chuan Fu và cộng sự đã tiến hành dựa trên các phân tích kết quả của năm kim loại Pb, Cd, Cr, Cu và Zn trong trầm tích theo phƣơng pháp của Hakanson để đánh giá chất lƣợng trầm tích. Nghiên cứu thực hiện trên 8 vị trí lấy mẫu tƣơng ứng với 8 mẫu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, thứ tự sắp xếp hàm lƣợng của các KLN là Zn>Cu>Cd>Cr>Pb. Nhƣ vậy, Zn có yếu tố ô nhiễm lớn nhất và là nhân tố ô nhiễm chính trong các kim loại. Và chỉ số RI trung bình là 152,35. Tác giả cho rằng, sông Dƣơng Tử có rủi ro sinh thái ở mức trung bình [29].

Một nghiên cứu của Niu Yonghi và cộng sự (2009) về rủi ro sinh thái các KLN trên sông Peal tại phía Nam Trung Quốc với 25 vị trí lấy mẫu để xác định hàm lƣợng 5 KLN Cu, Cd, Zn, Pb và Cr. Kết quả cho thấy, Cu là yếu tố có rủi ro sinh thái cao nhất. Và thứ tự sắp xếp của từng KLN nhƣ sau: Zn>Cu>Pb>Cr>Cd. Thêm vào đó, khi kết hợp với sự so sánh hàm lƣợng KLN đo ở thời điểm hiện tại với tiêu chuẩn quốc gia SQGs thì thấy đƣợc sự tƣơng đồng. Từ đó, có biện pháp quản lí [32].

Cũng trong năm 2009, tại Trung Quốc, nghiên cứu của Sun Zhaobin và cộng sự tiến hành nghiên cứu về ô nhiễm và đánh giá rủi ro sinh thái các KLN trong trầm tích mặt tại hồ Xijiu, Trung Quốc.Cách tiếp cận đánh giá rủi ro sinh thái cácKLN của nghiên cứu này là dựa vào phƣơng pháp của Hakanson. Nghiên cứu tiến hành trên 5 kim loại Cd, Cr, Pb, Zn và Cu với 30 mẫu phân tích. Kết

quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hàm lƣợng Cd dao động từ 0,45 – 8,28 mg/kg, Cr dao động từ 1,83 – 25,45 mg/kg, Cu dao động từ 1,99 – 31,01 mg/kg, Pb dao động từ 12,47 – 175,09, Zn dao động từ 26,24 – 169,24 mg/kg. Tác giả cho rằng, Cd là yếu tố ô nhiễm chính tại khu vực này.Và chỉ số rủi ro sinh thái củaKLN tại khu vực này rất cao với giá trị RI là 225,7. Giải thích cho điều này, Sun Zhaobin cho rằng khu vực này chịu tác động trực tiếp từ việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp sang công nghiệp và quản lí việc xả thải chƣa triệt để [43].

Hay nghiên cứu của Yuxi Zhang (2010) về đánh giá rủi ro sinh thái của KLN trong trầm tích mặt tại hồ Yangzonghai ở Vân Nam, Trung Quốc với 10 KLN cho thấy, hàm lƣợng trung bình của các KLN Ti, Mn, Zn, V, Cr, Cu, Ni, Co, Pb và As lần lƣợt là 9413,1; 617,9; 149,2; 189,6; 145,8; 97,6; 55,1; 27,4; 40,3 và 31,4 mg/kg. Hàm lƣợng của tất cả các KLN đều vƣợt quá TCCP, đặc biệt Zn, Cu, Pb, As mức độ ô nhiễm rất cao. Và mức độ rủi ro sinh thái của các KLN đƣợc sắp xếp nhƣ sau: Cu>As>Zn>Pb>Co>Ni>Cr>V>Mn>Ti. Do đó Cu đƣợc coi là yếu tố rủi ro sinh thái chính cho khu vực nghiên cứu này [42].

Năm 2011, Yu H và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đánh giá rủi ro sinh thái cácKLN trong trầm tích mặt tại hồ Hồng Trạch, Trung Quốc trên 10 KLN tƣơng ứng với 50 mẫu. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lƣợng trung bình của các KLN Cu, Zn, Pb, Cd, Cr, Hg, As, Fe, Al và Mn lần lƣợt là 34,99mg/kg, 72,44 mg/kg, 18,82 mg/kg, 3,24 mg/kg, 57,59 mg/kg, 0,07 mg/kg, 23,67 mg/kg, 29,63 mg/kg, 37,19 mg/kg và 0,69 mg/kg. Mức độ ô nhiễm KLN đƣợc sắp xếp theo thứ tự: Cd> As>Cu>Cr>Zn>Hg>Pb. Và khi đó mức độ rủi ro sinh thái của các KLN theo thứ tự nhƣ sau Cd>As>Hg>Cu>Pb>Cr>Zn. Do đó Cd là yếu tố rủi ro sinh thái nghiêm trọng nhất trong số các KLN nghiên cứu [30].

Gần đây, Fei Li, Jinhui Huang, Guangming Zeng và cộng sự (2013) đã tiến hành đánh giá rủi ro sinh thái và xác định nguồn gốc của các KLN trong trầm tích mặt tại hồ Dongting, Trung Quốc. Nghiên cứu tiến hành trên 12 vị trí lấy mẫu ởtrầm tích mặt cho 7 KLN: Cr, Cu, Zn, Pb, Cd, As và Hg. Kết quả cho thấy,

hàm lƣợng Cd và As vƣợt quá TCCP theo cấp PEL so với hƣớng dẫn của SQGs. Và mức độ rủi ro sinh thái giảm dần từ Cd, Hg, As, Pb, Cu, Cr, Zn. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử dụng phƣơng pháp đa biến và địa thống kê cho thấy Zn, Cd, As, Pb có nguồn gốc từ nƣớc thải công nghiệp khai khoáng; Cr, Cu chủ yếu xuất phát từ các nguồn tự nhiên và chất thải nông nghiệp. Qua đó, tác giả kết luận rằng mức độ rủi ro sinh thái ở khu vực nghiên cứu ở mức vừa phải [37].

Trong nghiên cứu của Zhu Hui-na và cộng sự (2012) tại cảng Xiawan, Trung Quốc_một khu vực điển hình bị ô nhiễm bởi sản xuất công nghiệp. Nghiên cứu tiến hành lấy mẫu tại 5 điểm dựa vào 5 nguồn ô nhiễm khác nhau trên 4 KLN Cd, Cu, Zn, Pb để đánh giá rủi ro theo ba chỉ số RI, RAC, MRI. Nghiên cứu cho thấy hàm lƣợng của các KLN đều vƣợt quá TCCP của Trung Quốc, đặc biệt hàm lƣợng Zn dao động từ 1100 – 5100 mg/kg và Cu từ 301 – 570 mg/kg. Qua đó, trình tự sắp xếp rủi ro sinh thái các KLN là Zn>Cu>Pb>Cd. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng cảng Xiawan ô nhiễm kim loại nghiêm trọng, đặc biệt là Zn. Tác giả cho rằng, mỗi chỉ số dùng để đánh giá rủi ro sinh thái đều có tính hay riêng, chúng là các công cụ hữu ích trong đánh giá rủi ro sinh thái các KLN đối với môi trƣờng sinh thái [44].

Cùng năm 2013, một nghiên cứu khác của Haiyuan Qui và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đánh giá rủi ro sinh thái và sự tƣơng quan của các KLN trong đất mặt tại khu bảo hộ nông nghiệp Xiang, Trung Quốc. Nghiên cứu tiến hành trên 8 KLN: Pb, Hg, Cd, Cu, Zn, Ni, As và Cr với 50 vị trí lấy mẫu khác nhau. Từ việc đánh giá mức độ ô nhiễm của các KLN trong đất mặt, sau đó tiến hành đánh giá rủi ro sinh tháicủa chúng đối với môi trƣờng để biết từng cấp độ rủi ro theo chỉ số Hakanson. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các loại đất trong khu vực nghiên cứu này bị ngăn cách bởi đƣờng cao tốc nên việc phân phối và mức độ ô nhiễm các KLN có sự khác biệt đáng kể ở hai khu vực phía Bắc và phía Nam. Các kim loại Hg, Cd, Cr, Cu, Pb và Zn có mức độ ô nhiễm cao hơn do khu vực này có lịch sử trồng cây lâu đời, nguồn ô nhiễm chính là kết quả của việc sử

dụng phân bón và thuốc trừ sâu. Đối với khu vực phía nam, các kim loại Mn, Ni, Pb, Cu mức độ ô nhiễm ít hơn. Sau khi so sánh các mức độ ô nhiễm, mức độ rủi ro của 8 kim loại đƣợc sắp xếp nhƣ sau: Cd>Hg>As>Pb>Cu>Ni>Cr>Zn. Và mức độ rủi ro sinh thái của các KLN là 216.8 và đƣợc đánh giá rủi ro sinh thái trung bình với mức độ ô nhiễm đáng quan tâm [38].

Hay trong nghiên cứu của Jinman Wang và cộng sự (2013) về rủi ro sinh thái của 8 kim loại: Cd, Hg, As, Pb, Cr, Cu, Zn và Ni tại mỏ than lộ thiên ở Trung Quốc cho thấy, hàm lƣợng của các KLN đều nằm trong TCCP trừ Hg, Pb, cụ thể là hàm lƣợng Cd dao động từ 0,03 – 0,09 mg/kg, Zn dao động 48,9 – 67,4 mg/kg, As dao động từ 6,92- 10,78mg/kg, Hg dao động từ 0,01- 0,05 mg/kg vƣợt tiêu chuẩn 0,7 lần, Pb dao động từ 9,69 – 15,8 mg/kg vƣợt tiêu chuẩn 2 lần. Kết quả nghiên cứu của Iinman Wang cho thấy khu mỏ chứa hàm lƣợng Hg, Pb ở mức cao và Pb đƣợc xem là yếu tố ô nhiễm chính trong khu mỏ này với chỉ số rủi ro 79,6. Thứ tự rủi ro sinh thái của các KLN đƣợc sắp xếp nhƣ sau: Pb>Hg>Ni>Cd>Cu>Zn>As>Cr. Nhƣ vậy kiểm soát ô nhiễm Pb đƣợc xem là cần thiết nhằm hạn chế bớt tác động của các kim loại đến môi trƣờng bên cạnh đó tăng cƣờng khôi phục hệ sinh thái tại đây [41].

Trong một nghiên cứu của Ye HX và cộng sự (2013) về đánh giá rủi ro sinh thái cácKLN trong trầm tích tại vùng đất ngập nƣớc Zhalong, Trung Quốc trên 7 kim loại Cd, Hg, Pb, Cu, Zn, As và Cr cho thấy, mức độ ô nhiễm của các KLN tùy thuộc vào sự phân bố không gian. Vùng phía Đông của khu vực nghiên cứu ô nhiễm hơn phía Tây, phía Bắc ô nhiễm hơn phía Nam. Đặc biệt ở khu vực phía Đông, hàm lƣợng Hg và Cd gấp 20,8 và 32,4 lần tiêu chuẩn cho phép. Thứ tự rủi ro sinh thái của các KLN là Hg>Cd>As>Pb>Cu>Cr> Zn. Chỉ số rủi ro sinh thái trung bình RI của khu vực nghiên cứu 171,9 và đƣợc đánh giá là rủi ro ở mức vừa phải.Ngoại trừ Hg và Cd, tất cả các KLN còn lại đều có mức độ rủi ro thấp. Qua đó cho thấy ô nhiễm KLN trong khu ngập mặn Zhalong xuất phát từ trầm tích [33].

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro sinh thái của một số kim loại nặng trong trầm tích mặt tại hạ lưu sông Cu Đê Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng. (Trang 27 - 32)