nghiên cứu ở nhiều nơi trên thế giới sau nghiên cứu ban đầu của Hakanson.
1.4.2. Một số nghiên cứu trong nƣớc về đánh giá ô nhiễm KLN trong trầm tích trầm tích
Các nghiên cứu về trong nƣớcKLN trong trầm tích có thể kể đến đến các nghiên cứu nhƣ :
Nghiên cứu của Đào Mạnh Tiến và cộng sự (1980) về đánh giá ô nhiễm trầm tích vùng biển ven bờ Vịnh Hạ Long. Kết quả cho thấy, tại một số trong vùng biển ở độ sâu từ 10- 40m nƣớc, hàm lƣợng Cu, Zn, Hg trong trầm tích cao hơn nhiều hàm lƣợng trung bình của khu vực (Cu: 6,4 – 11 mg/kg, Zn: 1,2 – 6,1 mg/kg, Hg: 0,2 mg/kg). Tuy nhiên tất cả đều nằm trong TCCP của Canada, riêng hàm lƣợng Cu vƣợt tiêu chuẩn 1,2 lần. Điều này ảnh hƣởng đến các sinh vật đáy và thông qua chuỗi thức ăn đi vào cơ thể ngƣời [22].
Trong nghiên cứu của Hoàng Thị Thanh Thủy và cộng sự ở Viện Môi trƣờng và Tài Nguyên (2006) về xác định hàm lƣợng của KLN trong trầm tích và các dạng tồn tại của chúng tại sông Rạch. Nghiên cứu tiến hành trên 33 vị trí lấy mẫu đại diện cho sông Rạch – Tp Hồ Chí Minh với năm kim loại: As, Cd, Pb, Hg và Zn. Kết quả phân tích cho thấy có sự tích lũy khá lớn của các KLN, ở một số vị trí đã vƣợt qua quy chuẩn cho phép đặc biệt ô nhiễm nghiêm trọng là kênh Tân Hóa-Lò Gốm [20].
Hay nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tuấn và cộng sự (2008) về đánh giá hàm lƣợng một số KLN trong trầm tích tại vùng đầm Nha Phu, Khánh Hòa bằng phƣơng pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử. Nghiên cứu tiến hành tại 15 vị trí lấy mẫu với 5 KLN: Cu, Hg, Pb, Cd, As. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hàm lƣợng Cu dao động từ 4,2 – 9,8 µg/g, Pb dao động từ 6,4 – 18,3 µg/g, Cd dao động từ 0,59 – 0,85 µg/g, Hg dao động từ 0,12 – 0,53 µg/g, As dao động từ 0,94 – 2,88µg/g. Nhìn chung tất cả các KLN đều nằm trong TCCP, chỉ có Cd là vƣợt
quá tiêu chuẩn. Điều này đƣợc giải thích do ảnh hƣởng trực tiếp tại cụm nhà máy luyện kim. Chính vì vậy, sẽ gây ảnh hƣởng đến các sinh vật trong môi trƣờng thủy sinh [24].
Năm 2008, Lê Thị Vinh và cộng sự ở Viện Hải dƣơng học nghiên cứu về chất lƣợng môi trƣờng trầm tích đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định. Nghiên cứu tiến hành đánh giá trong 2 đợt chính mỗi đợt 15 mẫu tƣơng ứng 15 địa điểm lấy mẫu với hai mùa khác nhau: mùa mƣa 11/2008 và mùa khô 4/2009. Kết quả cho thấy nồng độ KLN trong trầm tích có giá trị là Cu từ 0,1 – 15,3 µg/g, Pb từ 2,3 – 35,2 µg/g, Fe từ 1379 - 14981 µg/g và chúng có xu hƣớng tăng dần về phía cửa đầm. Tuy nhiên so với quy chuẩn thì tất cả các giá trị đều nằm trong giới hạn cho phép, phù hợp cho đời sống thủy sinh. Và kết quả cũng chỉ ra rằng tốc độ lắng đọng trầm tích vào mùa khô cao hơn mùa mƣa [26].
Nghiên cứu của Đặng Hoài Nhơn và cộng sự (2009) về KLN trong trầm tích tầng mặt ở ven bờ Cát Bà – Hạ Long bằng máy quang phổ hấp phụ nguyên tử. Nghiên cứu tiến hành trên 6 KLN Cd, Pb, Cr, Hg, Zn và Cu với 12 mẫu tƣơng ứng với 12 vị trí thu mẫu. Kết quả cho thấy rằng Cu dao động từ 8,9 – 85,4mg/kg, Zn từ 24,43 – 198,97mg/kg, Cd từ 0,01 – 0,8 mg/kg, Hg từ 0,06 – 0,57 mg/kg, Cr từ 7,95 – 45,24mg/kg. Thời điểm nghiên cứu hiện tại thì ở Việt Nam chƣa có tiêu chuẩn KLN trong trầm tích, nên khi so sánh với tiêu chuẩn của Canada thì hầu hết hàm lƣợng KLN đều vƣợt ngƣỡng TEL trong hƣớng dẫn của SQGs trừ Cr. Điều này gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái trong khu vực, đặc biệt là hệ sinh thái san hô [16].
Hay gần đây, năm 2011, nghiên cứu của Phạm Kim Phƣơng về hiện trạng KLN trong trầm tích tại khu sinh quyển Cần Giờ, Hồ Chí Minh bằng phƣơng pháp phân tích quang phổ phát xạ. Nghiên cứu tiến hành tại 20 điểm lấy mẫu, chia làm 2 đợt: mùa mƣa và mùa khô trên 7 kim loại: Cd, Cu, Pb, Zn, Hg, As, Cr. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các kim loại Cr, Pb, Zn, As đƣợc tìm thấy trong tất cả 20 mẫu với hàm lƣợng trung bình tƣơng ứng là 47,5 mg/kg, 17,4
mg/kg, 72,9 mg/kg, 10,2 mg/kg. Và hàm lƣợng KLN trong trầm tích đáy luôn cao hơn trầm tích mặt. Nhìn chung về lí thuyết thì các chỉ tiêu KLN tại khu vực nghiên cứu đều nằm trong TCCP. Tuy nhiên đối với một số sinh vật đáy thì có thể là ngƣỡng không an toàn do quá trình tích tụ sinh học thông qua chuỗi thức ăn trong tự nhiên [18]
Trong cùng năm 2011, Nguyễn Thị Vân cũng có nghiên cứu về so sánh sự tích lũy của KLN trong trầm tích hồ Trị An - một trong những hồ chứa nƣớc lớn nhất miền Đông Nam Bộ với khu vực hồ cũ trƣớc đây bằng phƣơng pháp hấp thụ nguyên tử AAS. Nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến ba kim loại Cu, Zn, Pb. Kết quả cho thấy tổng hàm lƣợng các kim loại trong mẫu trầm tích đối với Cu, Pb và Zn tƣơng ứng là 14 – 50 mg/kg; 19 – 50 mg/kg; 52 – 125 mg/kg. Mẫu trầm tích mới có hàm lƣợng lớn hơn mẫu nền đất cũ của hồ (Cu: 42,10 và 24,60 mg/kg; Pb: 43,99 và 28,00 mg/kg; Zn: 101,75 và 73,20 mg/kg). Tác giả cho rằng sự tích lũy KLN trong trầm tích hồ hiện nay cao hơn so với trƣớc khi xây dựng hồ thủy điện Trị An. Nhƣ vậy, tuổi trầm tích càng cao thì khả năng tích lũy KLN càng thấp. Đánh giá mức độ ô nhiễm KLN Cu, Pb, Zn trong trầm tích hồ Trị An bằng chỉ số tích lũy địa chất Igeo và chỉ số RAC (tính bằng tổng phần trăm của dạng trao đổi và dạng liên kết với cacbonat) cho thấy trầm tích hồ mới bị ô nhiễm ở mức độ nhẹ đến trung bình và Pb là nhân tố có tiềm năng lan truyền ô nhiễm và tích lũy sinh học cao nhất [25].
Ở Đà Nẵng, nghiên cứu của Phạm Thị Nga và cộng sự (2008) tại trung tâm địa chất và khoáng sản biển về đánh giá ô nhiễm KLN trong trầm tích vùng vịnh Đà Nẵng. Cụ thể là nghiên cứu đặc điểm phân bố của nguyên tố và hợp chất hoá học tồn tại dƣới dạng anion-cation hấp thụ trao đổi.Nghiên cứu tiến hành trên 58 mẫu với tổng số bảy KLN Cu, Pb, Zn, Cd, As, Hg, Sb.Các số liệu phân tích cho thấy trầm tích tầng mặt vùng biển vịnh Đà Nẵng đã bị ô nhiễmKLN bởi nguyên tố As. Nguy cơ ô nhiễm arsen xảy ra trên toàn bộ vùng nghiên cứu với 51/58 mẫu có hàm lƣợng 0.32-0.63 ppm. Tuy quá trình tích luỹ độc tố này từ môi
trƣờng trầm tích diễn ra chậm hơn so với môi trƣờng nƣớc vào cơ thể con ngƣời, nhƣng cũng là một thực trạng rất đáng lo ngại.Vì những nguồn gây ô từ đất liền bởi chất thải của các nhà máy, xí nghiệp, các khu dân cƣ ven biển. Bên cạnh đó, vùng còn là nơi chịu ảnh hƣởng mạnh của các hoạt động tàu thuyền, cảng biển, du lịch, nuôi trồng thủy sản nên chất lƣợng môi trƣờng luôn bị đe dọa. Từ đó cần kịp thời đề xuất các biện pháp phòng ngừa [14].
Nhƣ vậy, các nghiên cứu về đánh giá rủi ro sinh tháiKLNtrong trầm tích vẫn còn là vấn đề rất mới mẻ đối với nƣớc ta, tất cả các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, xác định hàm lƣợng các KLN tổng số, sau đó đi so sánh với tiêu chuẩn. Điều này chƣa phản ánh rõ đƣợc các mức độ rủi ro cho môi trƣờng sinh thái.
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU