Khái niệm nhân vật và các dạng nhân vật thần kỳ

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền thoại trong truyện cổ tích thần kì. (Trang 31 - 37)

2.1.1.1. Khái niệm nhân vật

Văn học là một loại hình nghệ thuật ngơn từ lấy hình tượng nghệ thuật làm đặc trưng cơ bản để phản ánh hiện thực. Hình tượng trong văn học chủ yếu là hình tượng con người, cụ thể là nhân vật trong văn học. Vì văn học lấy ngơn từ làm chất liệu nên nhân vật của văn học là nhân vật của tưởng tượng, liên tưởng. “Nhân vật trong tác phẩm văn học là những con người hay những sự vật mang cốt cách của con người được xây dựng bằng các phương tiện của nghệ thuật ngôn từ” [13, tr. 42]. Trong văn học, vai trò của nhân vật được xác định là then chốt của cốt truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng tác phẩm. Nhân vật khơng chỉ là hình thức cơ bản thể hiện quan niệm nghệ thuật nhà văn mà cịn là hình thức cơ bản để khái quát những những quy luật của đời sống.

Nhân vật đóng một vai trị hết sức quan trọng trong văn học. “Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha), cũng có thể khơng có tên riêng như thằng bán tơ, một mụ nào trong Truyện Kiều. Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nào đó nổi bật trong tác phẩm…” [9, tr.235]. Nhân vật trong văn học là một phạm trù nghệ thuật mang tính ước lệ, do đó khơng thể đồng nhất nó với con người có thật trong cuộc sống.

30

Xét về bản chất, nhân vật văn học là sự khái qt hóa tính cách con người trong xã hội thực tại được tái hiện trong tác phẩm văn học. Tuy nhiên, cuộc sống xã hội của con người vô cùng phong phú nên khi tái hiện trong tác phẩm văn học những tính cách đó một mặt đạt tính khái qt cao, mặt khác có phần cực đoan hơn cả những hiện tượng trong thực tại, bởi vậy, việc biểu hiện tính cách đó ra tác phẩm văn chương vô cùng đa dạng. Nếu trong thực tế cuộc sống nhân vật là những hình hài cụ thể thì khi chuyển vào trong tác phẩm văn học nó có thể có hình hài cũng có thể khơng có hình hài. Xét về chức năng, mọi loại nhân vật là các dạng phát ngôn của tác giả về một mặt của cuộc sống. Khi khái quát những vấn đề xã hội, những tính cách xã hội, các tác giả thể hiện tư tưởng của mình. Bởi vậy, mỗi kiểu loại nhân vật trong tác phẩm là một phát ngôn của tác giả.

Nhân vật trong văn học thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn. Nhân vật trong truyện cổ tích khơng có sức mạnh ma thuật vốn có như nhân vật trong thần thoại. Nhân vật có sức mạnh đặc biệt nhờ sự bảo trợ của các yếu tố thần kỳ. Về sau các sức mạnh thần kỳ đó dường như đã bị loại khỏi nhân vật và ở mức độ nhất định chúng hoạt động thay cho nhân vật. Truyện cổ tích muốn khái quát những quy luật chung của cuộc sống nên nhân vật cũng cần phải mang tính khái quát cao. Bởi vậy, nhân vật thường khơng có tên họ và mang tính cách chung của một loại người. Chàng trai mồ cơi, nghèo khó tượng trưng cho những người cùng khổ. Cô gái xấu xí, tật nguyền tượng trưng cho những người bất hạnh. Lão nhà giàu keo kiệt tượng trưng cho kẻ xấu. mụ phù thủy tượng trưng cho kẻ ác, chàng tráng sĩ tượng trưng cho những vị cứu đời, cô công chúa xinh đẹp tượng trưng cho cái đẹp của con người… Mỗi nhân vật đảm nhiệm một chức năng và đóng vai trị như một tình tiết trong cốt truyện. Cái mà người ta quan tâm là nhân vật đó giữ chức năng gì, đại diện cho loại người nào chứ khơng phải nhân

31

vật đó tên gì, ở đâu. Đơi lúc, nhân vật cũng có tên nhưng người ta cũng khơng tin cái tên đó có thật, và chỉ xem nó như một ký hiệu để gọi tên chung cho một hạng người mà thôi. Trong các câu chuyện cổ tích, thơng qua viêc xây dựng những nhân vật gắn với những tình huống hành động, các tác giả dân gian cũng gởi gắm niềm tin của mình vào cuộc sống. Đồng thời, cùng với việc xây dựng những tuyến nhân vật có tính cách đối nghịch, các tác giả dân gian còn phản ánh trung thực xã hội phân chia giai cấp đương thời, bởi lẽ chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người. Mà tính cách là một hiện tượng xã hội, một hiện tượng lịch sử, nên chức năng khái quát tính cách của nhân vật cũng mang tính lịch sử. Do đó, thơng qua việc khái qt tính cách nhân vật trong truyện cổ tích, ta có thể hiểu được phần nào đấy xã hội đương thời.

2.1.1.2.Các dạng nhân vật thần kỳ

Nếu xét về bản chất, nhân vật văn học là sự khái quát những tính cách xã hội được tái hiện trong tác phẩm văn học còn xét về chức năng, mọi loại nhân vật là các dạng phát ngôn của tác giả về một mặt của cuộc sống. Nhân vật trong văn học dân gian cũng vậy, mặc dù khơng có dự đa dạng phong phú về nhân vật nhưng mỗi nhân vật là một sự kết tinh, là sự tổng hịa của nhiều tính cách trong xã hội.

Trong truyện cổ tích thần kỳ, yếu tố huyền thoại có thể xuất hiện dưới các dạng nhân vật sau:

Dạng người có: Tiên, Bụt, Thần, Ngọc Hoàng, Phật, Mụ Phù Thủy, Mụ Chằng… Đây là dạng nhân vật mang trong mình sức mạnh thần kỳ nhưng có hình dạng như một con người bình thường. Một thực thể con người hiện thực dưới đầu óc sáng tạo của mình, các tác giả dân gian đã cường điệu hóa các nhân vật đó lên, mang cho họ những sức mạnh thần kỳ mà khơng một người bình thường nào có thể có được. Sức mạnh của những nhân vật này đôi khi được dùng để giúp những

32

người tốt, những người dân thấp cổ bé họng trong xã hội nhưng có khi sức mạnh này lại nằm hiện diện bên trong những tuyến nhân vật thuộc phe ác thì nó lại có ý nghĩa như là một thử thách để buộc cái thiện phải vượt qua, chiến thắng cái ác. Sự chiến thắng này sẽ kém phần vẻ vang nếu khơng có sự xuất hiện của nhân vật phe ác mang trong mình sức mạnh thần kỳ. Ví dụ như trong truyện Bốn cơ gái lấy chống hồng tử, nhờ sự giúp đỡ của thần trị vì ngơi đền cũng như Bụt mà bốn cơ

gái đã thốt được khỏi tay của mụ quỷ khát máu ác độc và tiêu diêt được hai mẹ con mụ quỷ dữ.

Dạng lồi vật có: Trăn Tinh, Đại Bàng, Sói Xám, Chim Khách, Rắn Nước, Mãng Xà,… Cũng như nhận vật dạng người thì nhân vật dạng lồi vật có yếu tố huyền thoại cũng được chia theo hai tuyến thiện ác, một bên cũng là giúp đỡ những người dân lương thiện, chống lại cái ác, cịn một bên thuộc tuyến ác thì lại như là một thử thách, một vật cản để chống lại cái thiện. Nhưng trong nhân vật dạng lồi vật này cịn có những nhân vật thuộc tuyến trung gian, có nghĩa là chúng chỉ được thêm vào câu chuyện để làm cho nhân vật chính ở mỗi tuyến tự bộc lộ khả năng hay nhân cách của mình. Thí dụ như trong truyện Con chim khách màu nhiệm, con chim khách xuất hiện trong câu chuyện như là một chi tiết để hai anh em buộc phải có những hành động bảo vệ nó, rồi ăn thịt nó mới được phú quý.

Dạng đồ vật có: Búa Thần, Cung Thần, Niêu Cơm Thần, Lọ Nước Thần… Tuy là đồ vật vô tri vô giác nhưng những đồ vật mang sức mạnh thần kỳ này lại giúp ích rất nhiều cho các nhân vật. Những đồ vật mang sức mạnh thần kỳ trong truyện cổ tích thần kỳ khơng có nhiều phép thần thơng biến hóa như Tiên, Bụt, Phật,… hay cũng khơng tự ý thức, điều khiển được bản năng của mình như các con vật thần, đồ vật thần chỉ có thể phát huy được tác dụng của nó dưới sự điều khiển của con người hay của thần thánh. Chính vì vậy, tác dụng của nó sẽ được

33

phát huy theo chiều hướng tốt hay xấu, thiện hay ác tất cả đều phụ thuộc vào người sử dung, điều khiển nó. Theo như tơi nhận thấy thì hầu hết trong truyện cổ tích thần kỳ, các vật thần đều được sử dụng vào việc tốt, là công cụ giúp đỡ những người lương thiện, giúp họ vượt qua được khó khăn, hoạn nạn, và cũng là công cụ để họ thể hiện được sự lương thiện của mình đối với những người khác. Như trong truyện “Thạch Sanh”, cả hai vật thần đó là đàn thần và niêu cơm thần đều giúp nhân vật Thạch Sanh hóa gỡ những hiềm khích, phá bỏ chiến tranh và thể hiện lịng từ bi của mình “Đàn phát ra những lời ai ốn như trách móc : Đàn kêu tích tịch tình tang/ Ai mang cơng chúa dưới hang trở về. Tiếng đàn vang vọng trong cung văng vẳng đến tai công chúa. Nghe tiếng đàn, cơng chúa bỗng reo mừng, cười nói xin vua cha cho gọi người gẩy đàn…”; “Vua sai Thạch Sanh ra dẹp giặc. Khi giáp trận, Thạch Sanh không muốn gây đổ máu vơ ích bèn đem cây đàn của mình ra gẩy. Tiếng đàn khi khoan, khi nhặt, êm ái lạ thường khiến cho quân địch phải xúc động. Người thì bồi hồi thương nhớ vợ con, kẻ thì bâng khuâng nhớ quê hương, nên khơng cịn một ai nghĩ đến đánh nhau nữa. Thái tử mười tám nước chư hầu thấy thế khiếp sợ vội vàng xin hàng. Thạch Sanh dọn một niêu cơm nhỏ cho chúng ăn mãi khơng hết, vì niêu cơm cứ vơi lại đầy. Chúng cảm phục Thạch Sanh dập đầu lạy tạ rồi kéo nhau về nước…” (Thạch Sanh).

Ngồi ba dạng nhân vật chính trên thì yếu tố huyền thoại trong truyện cổ tích cịn có dạng vơ hình đó là các câu thần chú, là sự biến hóa…

Câu thần chú trong truyện cổ tích thần kỳ là sự phù phép, hóa phép được phát ra dưới dạng lời nói. Những câu thần chú này thường được cái vị thần tiên truyền lại cho những nhân vật thiện, giúp họ hóa giải những khó khăn hay là trừng phạt những nhân vật ác. Thí dụ như trong truyện Cây tre trăm đốt, câu thần chú “ khắc nhập, khắc nhập / khắc xuất, khắc xuất” được Bụt truyền lại cho nhân vật Khoai

34

để giúp anh đối phó được với yêu sách mà lão trưởng giả gian ác, xảo quyệt và trị cho lão một bài học thích đáng. Nhiều loại câu thần chú chỉ được thêm thắt vào trong truyện cổ tích thần kì như để làm tăng thêm yếu tố huyễn hoặc cho câu chuyện chứ chưa mang sứ mạnh giúp đỡ, trừng phạt hay hóa giải những khó khăn như trong truyện Tấm Cám có câu thần chú mà Bụt bày cho Tấm để gọi cá bống lên ăn cơm đó là “Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”.

Bên cạnh các câu thần chú thì yếu tố huyền thoại cịn xuất hiện dưới dạng vơ hình ở sự biến hóa. Theo khảo sát của tơi thì trong truyện cổ tích thần kỳ có ba dạng biến hóa thường gặp đó là: sự biến hóa của các nhân vật siêu nhiên (Tiên, Bụt, vị Thánh,… biến thành người hay vật), như trong truyện Người thợ đúc và

anh học nghề, Đức Thánh Khổng lồ đã hóa thân thành anh học trị để thử lịng

người thợ Đúc miu mẹo gian ác; nhân vật biến từ dạng vật, con vật xấu xí qua hình dạng con người đẹp đẽ, khơi ngơ (biến từ cóc trở thành người trong truyện Người

lấy cóc, chàng trai khơi ngơ tuấn tú chui ra từ lốt dê trong truyện Lấy chồng dê,

chàng trai khôi ngô tuấn tú chui ra từ lốt Sọ Dừa trong truyện Sọ Dừa, con cá biến thành cô gái xinh đẹp trong truyện Con gái thần nước mê chàng đánh cá,…); cuối cùng là sự biến hóa, hóa thân từ kiếp này sang kiếp khác (trong truyện Tấm Cám, nhân vật Tấm sau khi chết đã có bốn lần hóa kiếp trở thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, cây thị ).

Qua việc tìm hiểu các dạng nhân vật cổ tích thần kỳ, chúng ta có thể thấy rõ một điều rằng nhân vật thần kỳ luôn luôn xuất hiện đa dạng, phong phú dưới nhiều hình thức khác nhau. Chính đặc điểm này làm truyện cổ tích thần kỳ tuy có sự đơn điệu về mặt cấu trúc cốt truyện nhưng lại phong phú về mặt biểu hiện, mở rộng nhiều chân trời hư cấu, tưởng tương cho các nhà sáng tác dân gian.

35

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền thoại trong truyện cổ tích thần kì. (Trang 31 - 37)