Thể hiện niềm tin và lí tưởng của nhân dân

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền thoại trong truyện cổ tích thần kì. (Trang 54 - 57)

Xã hội trong truyện cổ tích là một xã hội mà ở đó mối quan hệ giữa con người với tự nhiên khơng cịn là mối quan tâm hàng đầu (khác với thần thoại). Khi xã hội nguyên thủy tan rã cũng là lúc con người đã biết cộng tác, liên minh với nhau tạo thành những cộng đồng lớn mạnh, đủ sức chống lại thiên nhiên, chống lại những cộng đồng lớn mạnh khác. Mặt khác, khi xã hội có giai cấp hình thành cũng là lúc quan hệ bình đẳng bị phá vỡ, cộng đồng bị chia rẽ thành những cá nhân riêng lẻ cũng là lúc khuynh hướng cá nhân phát triển như là sự tất yếu của quy luật lịch sử. Con người dần ý thức vai trị của mình trong xã hội, đồng thời tìm cách khẳng định vị thế của mình trong xã hội ấy, những mối quan hệ tốt đẹp dần bị phá bỏ thay vào đó mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh giữa người với người. Con người bắt đầu

53

phân tranh, đố kị với nhau, những người nghèo khổ, bé nhỏ, yếu ớt sẽ bị bắt nạt… Hình thái xã hội mà truyện cổ tích phản ánh sức sản xuất đã tương đối cao, đời sống con người đỡ chật vật hơn trước, tri thức phát đạt, tình cảm phong phú nhưng cũng là lúc mâu thuẫn giữa người với người trở nên gay gắt. Nhân dân lao động đồng thời cũng là chủ thể sáng tạo bắt đầu chú tâm vào những vấn đề nảy sinh trong xã hội tìm cách giải thích các hiện tượng xã hội và mơ tả các cuộc đấu tranh giữa người với người thơng qua cổ tích. Truyện cổ tích phản ánh những chuyển biến xã hội ngay trong lịng nó. Trong mn vàn những vấn đề của xã hội, truyện cổ tích chú ý nhiều đến số phận của những con người bé nhỏ. Những đứa trẻ mồ côi lang thang, những thàn viên bị hắt hủi bị biến thành những người thừa, bị chính cộng đồng của mình loại bỏ trở thành đối tượng thương cảm của các tác giả dân gian. Các tác giả dân gian quan tâm đến số phận những người bất hạnh với lòng thương và sự thiện cảm, với sự tinh cậy và tinh thần chở che, qua đó biến các nhân vật bất hạnh thành những nhân vật trung tâm của vẻ đẹp đạo đức và tài năng.

Những biến đổi xã hội là nguồn gốc sâu xa kéo theo những biến đổi gia đình và ngược lại, mâu thuẫn gia đình khơng đơn giản chỉ là mâu thuẫn giữa thành viên này với thành viên khác mà chính là hình ảnh của mâu thuẫn xã hội thu nhỏ hay tăng cấp. Vì thế, những mâu thuẫn trong truyện cổ tích thường gây gắt và căng thẳng hơn ngồi thực tế. Như thế, truyện cổ tích phơi bày hiện thực xã hội ngột ngạt, đầy rãy những bất công ngang trái và việc xây dựng yếu tố thần kỳ đã thể hiện niềm tin, lí tưởng của nhân dân về một cuộc sống tốt đẹp. Từ xưa đến nay, cuộc đấu tranh giữa cái thiện với cái ác, giữa người tốt với kẻ xấu vô cùng gian nan phức tạp. Thực tế cuộc sống đã chứng minh, những người càng hiền lành, tốt bụng càng dễ bị bắt nạt, bị đày đọa; những người mưu mơ gian xảo lại có được địa vị trong xã hội. Thực trạng xã hội đầy ắp những bất công là vậy nhưng con người

54

nào đâu dám phản kháng, bởi các thế lực cầm quyền hằng hăm he, đe dọa. Nhân dân chỉ còn biết thể hiện sự phản kháng của mình vào trong những câu chuyện cổ tích. Việc ln ln để cho cái thiện chiến thắng cái ác chính là thể hiện niềm tin, khát vọng muôn đời của con người. Trong cuộc đấu tranh giữa hai mặt đối lập thiện – ác, kết thúc cuối cùng vẫn là sự chiến thắng của cái thiện, của chính nghĩa. Điều đó đã chứng minh cho một chân lí rằng cái ác, cái xấu dù có lộng hành như thế nào, có ẩn dấu dưới bất cứ lớp mặt nạ tốt đẹp ra sao rồi cũng sẽ bị trừng phạt một cách thích đáng. Với ý thức và cảm quan thẩm mỹ lành mạnh của người bình dân, truyện cổ tích thường bộc lộ quan niệm cho rằng sự thật nhất định sẽ thắng dối trá, cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác, cái tích cực trước sau cũng sẽ đè bẹp cái tiêu cực. Truyện cổ tích ca ngợi những tấm lòng biết yêu thương, những con người hành động vì lẽ phải, đồng thời truyện cũng chĩa mũi nhọn vào những thế lực độc ác, tham lam, những thói hư tật xấu của con người. Các tác giả dân gian thường lựa chọn và xây dựng những hình tượng con người nhỏ bé nhưng tốt bụng để thể hiện niềm tin và khát vọng của mình.

Không chỉ phơi bày thực trạng xã hội bất công, việc xây dựng yếu tố thần kỳ còn là sự ngợi ca của các tác giả dân gian hướng vào những dân chúng, những người lao động thật thà chất phác. Mặc dù xã hội tồn tại đầy rẫy những bất công, “cá lớn nuốt cá bé”, nhưng những người bình thường, thậm chí nghèo khó cùng cực vẫn giữ niềm tin vào cuộc sống. Họ sống hiền lành, hòa nhã với mọi người, họ có lịng hiếu thảo, thơng minh, trọng tình nghĩa và dám đấu tranh tới cùng cho sự công bằng. Một bộ phận dân chúng với những tình cảm tốt đẹp là niềm tin của các tác giả dân gian với một xã hội trong sáng lành mạnh, điều đó cũng thể hiện rằng, xã hội đó vẫn chưa đi đến mức tận cùng của sự xấu xa, ở đâu đó vẫn cịn rất

55

nhiều người tốt, khiến cho người lao động dù sống khó khăn vất vả đến đâu vẫn giữ được niềm tin lành mạnh, trong sáng vào cuộc đời.

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền thoại trong truyện cổ tích thần kì. (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)