Tình huống thần kỳ

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền thoại trong truyện cổ tích thần kì. (Trang 45 - 47)

Tình huống truyện là hồn cảnh mà con người buộc phải bộc lộ bản lĩnh và tính cách của mình. Trong tác phẩm tự sự, tình huống có vai trị quan trọng trong việc thể hiện số phận và tính cách nhân vật. Tình huống truyện là thủ pháp nghệ thuật, là cơ sở để nhà văn gửi gắm dụng ý nghệ thuật của mình. Chủ đề tư tưởng của tác phẩm, tính cách, nhân phẩm nhân vật có thể tự bộc lộ thơng qua tình huống truyện. Chính vì vậy, tình huống truyện có vai trị hết sức quan trọng trong việc cấu thành cốt truyện. Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Tình huống giống như thứ nước rửa ảnh, nó sẽ làm nổi hình nổi sắc các nhân vật, bộc lộ các số phận, các tính cách, các tâm trạng, đồng thời làm nổi bật các vấn đề nhà văn muốn đặt ra và tư tưởng ông ta muốn phát biểu” [16, tr. 315].

Tình huống thần kỳ xuất hiện nhiều trong truyện cổ tích thần kỳ, đây là những tình huống sẽ khơng bao giờ có thực trong thực tế, chỉ do con người tưởng tượng ra mà thơi. Trong truyện cổ tích thần kỳ, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp ba loại tình huống thần kỳ sau:

Tình huống gặp được nhân vật thần kỳ và được nhân vật thần kỳ giúp đỡ, đây có lẽ là tình huống rất đỗi quen thuộc, thường xuyên được gặp nhất trong truyện cổ tích thần kỳ. Những nhân vật được giúp là những nhân vật hiền lành, tốt bụng đang gặp khó khăn hay bị kẻ ác bóc lột, hãm hại. Cịn những nhân vật giúp đỡ sẽ

44

là những nhân vật có sức mạnh thần kỳ, có quyền năng to lớn như Ngọc Hồng, Bụt, Phật, Tiên… Đây là những nhân vật thiện, chuyên đi giúp đỡ những con người đáng thương, khổ hạnh trong xã hội. Thí dụ như trong truyện Sự tích con khỉ chẳng hạn, biết cô gái rất siêng năng, chăm chỉ, hiền lành nhưng Phật vẫn muốn giả dạng thành một ông cụ tới xin ăn và xin uống nước để thử lịng cơ gái và cũng muốn nghe xem hồn cảnh của cơ gái như thế nào. Lúc đó, cơ gái đã múc nước giếng cho ơng uống và nhường phần cơm của mình cho ơng ăn. Cảm động trước lịng tốt của cô, Phật đã cho cô một điều ước giúp cơ trở nên xinh đẹp và cịn trừng trị bọn nhà trưởng giả gian ác một cách thích đáng. Hay như trong truyện Cây tre

trăm đốt, anh Khoai đã được ông Bụt giúp đỡ, bày cách làm sao để có được cây

tre một trăm đốt như lời lão phú ông độc ác, gian xảo. Cuối cùng, lão ta bị dạy cho một bài học và anh Khoai được cưới con gái phú ông, họ sống bên nhau hạnh phúc trọn đời. Tình huống được các nhân vật thần kỳ giúp đỡ còn xuất hiện trong rất nhiều truyện khác như Tấm Cám, Ao Phật,… Đây là loại tình huống phổ biến, thể hiện cho đạo lí “Ở hiền gặp lành” của nhân dân ta, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào người tốt sẽ luôn được giúp đỡ. Tác giả dân gian không chỉ dừng lại ở sự phản ánh và cảm thông đối với những nỗi đau, đắng cay, oan ức của họ mà cịn đặc biệt quan tâm, tìm cách, tìm đường giải thoát cho họ để họ được đền bù xứng đáng. Nhờ vậy mà nhiều nhân vật chính diện trong truyện cổ tích thần kỳ được đổi đời, được đền bù thích đáng làm cho cả người kể lần người nghe thấy hả hê, sung sướng.

Tình huống thần kỳ thứ hai là tình huống uống hay ăn một thứ gì đó rồi tạo nên một sự thần kỳ. Ví dụ như trong truyện Anh em sinh năm, một cơ gái đồng trinh chỉ vì nuốt một bơng hoa mà lại mang thai và sinh ra năm người con, mỗi người con mang một sức mạnh phi thường khác nhau, đó là tình huống tạo nên sự

45

thần kỳ cho câu chuyện. Trong truyện Sợ Dừa cũng tương tự như vậy, bà vợ trong truyện vì một lần khát nước quá mà phải uống nước mưa đọng lại trong một chiếc sọ, sau lần đó bà có thai và sinh ra một cục thịt trịn lơng lóc như hình cái sọ, có mặt mũi mồm tai nhưng khơng có tay chân. Tuy được sinh ra trong hoàn cảnh khác thường, phải chịu sự dị nghị của người đời và định kiến của xã hội nhưng những người con có sự đầu thai thần kỳ như trên đều rất ngoan ngỗn, có hiếu với cha mẹ. Họ là những nhân vật hiền lành, tốt bụng, có tài năng siêu việt, có thể hóa giải được mọi khúc mắc và ln gặp được hạnh phúc ở cuối truyện

Tình huống thần kỳ thứ ba là tình huống gặp may bất ngờ do lịng tốt của nhân vật, từ đó nhân vật được giúp đỡ. Đây là tình huống mà tính cách của nhân vật thiện trước đó đã đươc khắc họa bằng hàng loạt các hành động, các tình huống giúp đỡ những nhân vật khác. Thí dụ như trong truyện Con chó, con mèo và anh

chàng nghèo khổ, anh chàng nghèo khổ đã mua con chó, con mèo, cứu chúng thốt

chết, rồi anh lại thấy một con rắn đang bị đám trẻ nhỏ chuẩn bị đánh, anh cũng mua chuộc để cứu nó. Lịng tốt của anh chàng nghèo đã được đền đáp, con rắn kia là con của Long Vương, sau khi được cứu, con rắn đã biếu anh một viên ngọc “băng xuyên” cùng vô vàn châu báu. Sau này anh chàng lại gặp thêm một tình huống khó khăn nữa là bị anh thợ kim hoàn lấy cắp mất viên ngọc quý và cũng chính nhờ sự thơng minh, tài trí của hai con chó, mèo anh đã cứu chúng trước đây mà viên ngọc đã trở về lại với anh. Tình huống thần kỳ như trên cũng được gặp trong nhiều truyện khác như truyện Thạch Sanh, Người dân nghèo và Ngọc Hồng,… Qua đó, chúng ta có thể thấy một điều rằng, không phải cứ Thần Tiên,

Bụt, Phật mới giúp đỡ ta được, mà chỉ cần sống lương thiện, giúp đỡ tất cả mọi người thì ai ai kể cả lồi vật cũng có thể giúp đỡ ta lúc ta hoạn nạn, khó khăn.

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền thoại trong truyện cổ tích thần kì. (Trang 45 - 47)