Hành động thần kỳ

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền thoại trong truyện cổ tích thần kì. (Trang 47 - 50)

46

Hành động thần kỳ có trong truyện cổ tích thần kỳ là các phép thuật, các sự biến hóa của những vị thần linh. Các thế lực mang sức mạnh siêu nhiên trong truyện cổ tích thần kỳ đều có khả năng siêu việt đó là có thể biến hóa người hay vật từ dạng này qua dạng khác. Khả năng này nằm ngoài khả năng của con người bình thường, chỉ có những nhân vật mang phép thuật mới thực hiện được. Hành động thần kỳ này có ở các nhân vật phe thiện, chuyện đi giúp đỡ người khác như Tiên, Bụt, Phật, Ngọc Hồng,… nhưng nó cũng có ở cả những vật thuộc phe ác như Quỷ, Yêu tinh,… Những nhân vật mang sức mạnh siêu nhiên thuộc phe thiện sẽ đem phép thuật của mình đi giúp đỡ những người lương thiện, các phép thuật chính là cơng cụ để thần linh thực hiện nhiệm vụ trên.

Hành động thần kỳ còn được thể hiện ở việc là các nhân vật thần kỳ giao cho nhân vật một vật thần gì đó. Ví dụ như trong truyện Mũi dài, anh chàng trong câu chuyện này được con quạ trao cho một viên ngọc quý, muốn gì được nấy hay như trong truyện Ao Phật, vì thấy được sự đau khổ của dân chúng khi bị con Chằn

Tinh hoành hành, Phật đã lần lượt trao lưỡi gươm thần rồi quả cầu sắt để dân chúng có thể tiêu diêt được con Chằn Tinh quái ác kia. Đưa vật thần kỳ cho nhân vật cũng giống như là đưa một chiếc chìa khóa để nhân vật có thể tận dụng được sức mạnh của vật thần tiêu diệt kẻ ác, trừ họa cho dân. Bên cạnh đó nó cũng như là một món quà cho những người lương thiện, giúp họ có cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn. Bên cạnh những hành động thần kỳ của con người, của thần linh thì cũng có hành động thần kỳ của các con vật như con Chim Thần trong truyện Cây

khế, con Chim Khách trong truyện Con chim khách màu nhiệm, con Trăn Tinh

trong truyện Thạch Sanh, con Chằn Tinh trong truyện Ao Phật,…

Hành động biến hóa là một trong những hành động thể hiện rõ nét nhất tính chất huyền thoại, kỳ ảo có trong truyện cổ tích thần kỳ. Qua q trình nghiên cứu,

47

chúng tơi thấy rằng truyện cổ tích thần kỳ thường có ba dạng hành động biến hóa như sau: thứ nhất là hành động biến hóa của các nhân vật từ kiếp này qua kiếp khác (trong truyện Tấm Cám, nhân vật Tấm sau khi chết đã có bốn lần hóa kiếp trở thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, cây thị); thứ hai là hành động biến hóa của các nhân vật siêu nhiên (Tiên, Bụt, vị Thánh,… biến thành người hay vật), như trong truyện Người thợ đúc và anh học nghề, Đức Thánh

Khổng lồ đã hóa thân thành anh học trị để thử lịng người thợ Đúc mưu mẹo gian ác; cuối cùng là hành động biến hóa từ dạng vật, con vật xấu xí qua hình dạng con người đẹp đẽ, khơi ngơ (biến từ cóc trở thành người trong truyện Người lấy cóc, chàng trai khôi ngô tuấn tú chui ra từ lốt dê trong truyện Lấy chồng dê, chàng trai khôi ngô tuấn tú chui ra từ lốt Sọ Dừa trong truyện Sọ Dừa, con cá biến thành cô gái xinh đẹp trong truyện Con gái thần nước mê chàng đánh cá,…). Hành động biến hóa đã làm tăng tính hấp dẫn và thần kỳ cho câu chuyện, tạo nên sự đa dạng cho cốt truyện, từ đó các tác giả dân gian có thể thỏa sức tưởng tượng, hư cấu.

Trong truyện cổ tích thần kỳ, những hành động phi thường của các nhân vật cũng được xem là hành động thần kỳ. Hành động phi thường đó được hiểu là tất cả những hành động khác thường, vượt ngoài khả năng của một con người bình thường. Con người khơng thể sống cuộc sống cùng với Tiên nhưng trong truyện

Sự tích động Từ Thức, nhân vật Từ Thức lại có thể đi vào cõi tiên, lấy vợ Tiên.

Hành động phi thường còn được thể hiện qua sức mạnh phi phàm của nhân vật. Về bản chất những nhân vật quỹ dữ, u tinh ln mang trong mình sức mạnh siêu nhiên mà khơng phải ai cũng có thể chiến thắng chúng được và rõ ràng một người trần mắt thịt khơng thể có những khả năng vượt trội, đánh bại các thế lực hung ác đó nhưng trong truyện cổ tích thần kỳ lại có những nhân vật sẵn sàng có những hành động phi thường để đánh bại những thế lực siêu nhiên như thế. Nhân vật

48

Thạch Sanh trong truyện Thạch Sanh, nhân vật chàng trai trong truyện Tiêu diệt

mãng xà, nhân vật bà Am trong truyện Ao Phật là những minh chứng điển hình

cho những nhân vật mang hành động phi thường. Thạch Sanh tiêu diệt Trăn Tinh, chàng trai tiêu diệt Mãng Xà, bà Am tiêu diệt Chằn Tinh,… là những hành động phi thường, khơng một người bình thường nào có thể dễ dàng làm được. Việc tạo nên những hành động phi thường cho nhân vật cổ tích đã giúp cho nhân vật trở nên dũng cảm, kỳ vĩ hơn trong mắt bạn đọc. Qua đó, nhân vật có hành động phi thường đã được khắc họa lên như là một tượng đài sống, biểu trưng cho những khát vọng muốn có sức mạnh để chiến thắng cái ác của nhân dân ta

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền thoại trong truyện cổ tích thần kì. (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)