Yếu tố huyền thoại trong truyện cổ tích thần kỳ được thể hiện qua không gian

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền thoại trong truyện cổ tích thần kì. (Trang 50 - 53)

không gian và thời gian

3.2.1. Yếu tố huyền thoại trong truyện cổ tích thần kỳ được thể hiện qua khơng gian khơng gian

Trong truyện cổ tích thần kỳ ln ln xuất hiện hai kiểu khơng gian đó là khơng gian trần thế và khơng gian phi trần thế. Không gian trần thế là kiểu không gian hiện thực, nơi mà con người sinh sống cịn khơng gian phi trần thế (hay không gian thần kỳ) là khơng gian của các vị thần linh như Ngọc Hồng, Diêm Vương, Tiên, Phật, Bụt, Long Vương, Thủy Tề,… Vì vậy, khơng gian phi trần thế là không gian luôn chứa đựng yếu tố thần kỳ.

Không gian phi trần thế là kiểu khơng gian khơng có thực, mang màu sắc huyền thoại rõ nét, ở loại không gian phi trần thế ta có thể dễ dàng nhận thấy có ba loại khơng gian phi trần thế được xuất hiện trong truyện cổ tích thần kỳ đó là Thiên Đình nơi có Ngọc Hồng trị vì và là nơi sinh sống của các thần tiên; Địa Phủ do Diêm Vương cai quản, đây là nơi để trừng phạt, trị tội những kẻ gian ác; Thủy Cung do Long Vương cai trị, là nơi sinh sống của những vị thần biển.

49

Khơng gian Thiên Đình là nơi Ngọc Hồng và các thiên thần ở cõi trời sinh sống (như Thiên Lôi, Nam Tào, Bắc Đẩu, Thiên Binh, Thiên Tướng,…). Trong tâm tưởng và tín ngưỡng văn hóa của người phương Đơng thì họ ln coi “cõi trời” hay khơng gian trên Thiên Đình là khơng gian linh thiêng nhất, cao q nhất. Đây là nơi sinh sống, trị vì của Ngọc Hồng – đấng tối cao của nhân loại, chúa tể của mn lồi. Ngọc Hồng là người cầm cân, nẩy mực, giúp đỡ người lương thiện và trừng trị kẻ gian ác. Trong truyện cổ tích thần kỳ thì mỗi khơng gian đều có một người cai quản, nếu như dưới trần gian có vua thì trên trời có Ngọc Hồng trị vì nhưng có một điều đặc biệt là Ngọc Hồng có một quyền năng vạn biến cai quản hết toàn bộ vũ trụ. Ngọc Hoàng dùng bộ máy trong triều đình để chỉ huy, điều khiển toàn bộ vũ trụ bao gồm cõi âm, cõi trần và cõi nước,… Nếu như chúng ta không hiểu rõ những quan niệm trên thì khơng thể nào cảm thụ được hết những giá trị sâu sắc của truyện cổ tích nói chung và đặc biệt là truyện cổ tích thần kỳ nói riêng.

Khơng gian Âm Phủ là nơi trị vì của Diêm Vương và các Âm Binh, Âm tướng, ngồi ra cịn có cả những hồn ma sau khi chết. Không gian Âm Phủ được quan niệm là ở trong lòng đất, đây là nơi trú ngụ của những hồn ma con người hay loài vật sau khi chết. Quy luật sống chết của con người luôn là quy luật hiển nhiên, nhưng sau khi chết người xưa quan niệm rằng ai lúc cịn sống mà độc ác, thì sẽ bị đày xuống địa ngục cịn người lương thiện, sống có cơng đức thì được lên cõi trời hay cõi Tiên, cõi Phật. Những người bị đày xuống địa ngục còn phải chịu những cực hình tra tấn tùy theo tội trạng của mình. Sự sống chết của mỗi người đều do Ngọc Hoàng quy định và được ghi vào sổ “Thiên tào” nhưng việc quản lí, xét xử và trị tội những linh hồn đều là chức năng và nhiệm vụ của Diêm Vương. Điều đó có nghĩa là những linh hồn bị đưa xuống Âm Phủ đều là những linh hồn có tội khi

50

ở trần thế. Vì những đặc thù trên mà khơng gian Âm Phủ được miêu tả trong truyện cổ tích thần kỳ là một khơng gian vô cùng u ám, rùng rợn, bao phủ bởi một màu đen kỳ bí. Bộ mặt của Diêm Vương và của những Thiên Binh, Thiên Tướng đều dị hợm, hung tợn khác thường. Các tác giả dân gian đã đẩy tính ghê rợn, kinh hồng lên đến tột đỉnh khi khắc họa khơng gian Âm Phủ nhằm mục đích tạo khơng gian trừng trị thích đáng cho những kẻ sống tham lam, độc ác.

Không gian Thủy Cung là nơi sinh sống của Long Vương và các thủy thần, bộ hạ. Trong quan niệm truyền thống của người Việt, vùng sông nước biển cả cũng quan trọng như phần đất liền, bởi lẽ Việt Nam là một nước giáp biển và cũng có nhiều sơng suối. Ông cha ta đã làm ăn sinh sống bám víu với cái nghề sơng nước từ bao đời nay. Cho nên, trong nhiều truyện cổ tích đặc biệt là truyện cổ tích thần kỳ xuất hiện nhiều khơng gian Thủy Cung hay không gian dưới nước là một điều hết sức bình thường và hiển nhiên. Cõi nước hay là không gian Thủy Cung (Thủy Phủ, Long Cung) như là láng giềng của cõi trần gian, hai bên có nhiều quan hệ với nhau, người trần có khi lạc vào cõi nước của Thủy Tề, các nhân vật ở cõi nước có khi cũng lạc vào cõi trần. Thí dụ như trong truyện Con gái thần nước mê chàng

đánh cá, nàng cơng chúa Thủy Phủ đã trót u chàng đánh cá mà chấp nhận lên

bờ sống với anh suốt đời. Trong truyện Thạch Sanh cũng vậy, nhân vật Thạch

Sanh vì cứu được con trai của vua Thủy Tề mà được mời về Thủy cung để vua Thủy Tề trả ơn. Còn ở truyện Con chó, con mèo và anh chàng nghèo khổ, vì lòng tốt của anh chàng nghèo đã cứu con trai của Long Vương dưới lốt một con rắn nước thoát khỏi đòn roi của đám trẻ chăn trâu cho nên anh chàng đã được mời xuống Thủy Phủ chơi, được Long Vương tiếp đãi rất hậu, tống tiễn ngọc vàng châu báu rất nhiều.

51

Không gian phi trần thế hay không gian thần kỳ được sáng tạo nên nhằm mục đích làm cho bạn đọc khơng thể tin vào những điều có trong truyện cổ tích thần kỳ.

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền thoại trong truyện cổ tích thần kì. (Trang 50 - 53)