thần kỳ
Kho tàng truyện cổ tích thần kỳ có hàng trăm, hàng nghìn nhân vật khác nhau, mỗi nhân vật là một màu sắc riêng biệt cho nên việc xây dựng nhân vật là cả một kỳ công đối với những nhà sáng tác dân gian. Có những nhân vật cổ tích đã theo suốt những năm tháng tuổi thơ của rất nhiều bạn đọc như nhân vật Thạch Sanh, Tấm, Cám, Sọ Dừa,… Để có được những thành cơng vang dội đó, các nhà sáng tác dân gian đã sử dụng hai phương thức huyền thoại đó là làm nhân vật thần kỳ có hành động phi thường và làm cho nhân vật thần kỳ có tài năng khác thường trong việc xây dựng nên nhận vật thần kỳ, làm cho nhân vật thần kỳ trở nên kỳ vĩ và hùng mạnh hơn.
Phương thức thức huyền thoại làm cho nhân vật thần kỳ có những hành động phi thường, khác thường. Một con người bình thường khơng thể mang sức mạnh thần thánh có thể biến từ thực thể này qua thực thể khác, từ người sang vật hay từ vật sang người. Điều đó khơng có trong hiện thực mà chỉ xuất hiện trong truyện cổ tích do con người sáng tạo nên. Thí dụ như trong truyện Người lấy cóc, một
con cóc xấu xí lại biến thành một cơ gái hết đỗi xinh đẹp hay như trong truyện Lấy
chồng dê cũng tương tự như thế, một chàng trai tuấn tú, khôi ngô bước ra dưới lốt
một con dê. Chính phương thức huyền thoại làm cho nhân vật có khả năng khác thường không tưởng đến như vậy.
Phương thức huyền thoại làm cho nhân vật thần kỳ có tài năng khác thường Ví dụ như trong truyện Anh em sinh năm, năm anh em mỗi người mỗi tài năng khác nhau, người con đầu tên là Mạnh Mẽ, sức có thể vác một quả núi, người con thứ hai tên là Mình Đồng Da Sắt, dù có dao băm búa bổ cũng không chết, người con thứ ba tên là Vén Mây Xem Trần, có thể ngồi một nơi mà biết được mọi việc
36
trong thiên hạ, người con thứ tư tên là Khơ, có thể sống dưới nước cũng như trên cạn, người con cuối cùng tên là Ướt, dù ngủ trong lửa cũng thấy dễ chịu như thường. Rõ ràng những tài năng đó của năm anh em khơng thể có ở người trần mắt thịt. Những tài năng thần kỳ này đã góp phần tăng thêm tính huyền thoại trong truyện cổ tích thần