I. Môi trường hoạt động
3. Môi trường kinh tế
Hà nội là trung tâm văn hoá chính trị, kinh tế của cả nước. Vấn đề tăng trưởng và phát triển kinh tế là rất mạnh, với cơ cấu kinh tế phức tạp. Điều này liên quan đến sự hội tụ của nhiều nguồn lực về tự nhiên, kinh tế xã hội, nhất là về vị trí của thủ đô. Trong cơ cấu kinh tế nổi lên các nghành kinh tế mũi nhọn, nghành công nghiệp, thương mại, dịch vụ và giao thông vận tải, đặc biệt trong các nghành kinh tế mới được mở ra đó là tin học và dịch vụ bưu chính viễn thông, thị trường chính khoán, kinh doanh BĐSNĐ với chất
lượng cao.
Xét về trung tâm kinh tế thì Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn thứ hai của cả nước sau Thành phố Hồ Chí Minh và là một đỉnh quan trọng trong tam giác kinh tế phía bắc là Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Vì vậy ở đây tập trung nhiều khu công nghiệp, các trung tâm giao lưu kinh tế giữa các đơn vị kinh tế trong nước cũng như giao dịch kinh tế trên thế giới, khu vực, để tạo điều kiện phát triển kinh tế của thành phố. Diện tích đất có hạn mà nhu cầu thì nhiều cho nên diện tích sử dụng để qui hoạch nhà ở cho dân ít. Mặt khác do nền kinh tế Hà Nội phát triển với trình độ dân trí cao, mức thu nhập bình quân hàng năm cao nên nhu cầu về đất đai nhà ở có cơ cấu khá đặc biệt so với vùng khác. Chẳng hạn gia đình có đời sống cao thì họ lại muốn có ngôi nhà rộng rãi và đầy đủ tiện nghi, hoặc họ muốn có căn nhà ngoại ô để về nghỉ cuối tuần…
Do đó vấn đề tăng trưởng về kinh tế sẽ đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của thị trường BĐSNĐ.
Tổng sản phẩm xã hội của Hà Nội năm 2000 so với năm 1983 tăng 4 lần, trong đó tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 1986 – 1990 là 7,1% thời kì 1991- 1995 là 12,52%, thời kì 1996 – 2002 đạt 10,38%. Năm 2002, GDP của Hà Nội chiếm 7,22% so với cả nước, khoảng 41% so với toàn vùng đông bằng Sông Hồng và 65,47% so với vùng kinh tế trọng điểm phía bắc.
GDP bình quân đầu người tăng từ 470USD (năm 1991) đến 915USD (năm 1999). Và 990USD (năm 2002), bằng khoảng 2,29 lần vùng đồng bằng sông Hồng , 2,07 lần bình quân cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH – HĐH từ Công nghiệp – Nông nghiệp – Dịch vụ chuyển sang Công nghiệp – Dịch vụ – Nông nghiệp. Ngành công nghiệp mở rộng tăng từ 29,1% (năm 1990) lên 38% (năm 2000). Ngành dịch vụ từ 61,9% giảm xuống 58,2%; Ngành Nông – Lâm – Thuỷ sản từ 9% giảm xuống chỉ còn 3,8%. Trong GDP thành phố nền kinh tế trung ương chiếm tỉ trọng 57,2%. Năm 2002 tốc độ tăng bình quân là 9,57% kinh tế nhà nước địa phương chiếm tỉ trọng 9,2% tăng trưởng
bình quân hàng năm 6,5%. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng 19,9% tăng bình quân 7,9%năm. Khu vực đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng 13,7% tăng bình quân 25,6% năm.
Trong khi đó tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước hàng năm xem bảng 3
Bảng 2: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân qua các năm
Đơn vị %
Năm Tăng trưởng kinh
tế Tăng trưởng GDP 1996 8.2 9.34 1997 5.8 8.15 1998 4.8 5.8 2002 6.7 4.8
Nguồn : Niên giám thống kê
So sánh sự gia tăng kinh tế của Hà nội với cả nước thì mức sống bình quân GDP của Hà nội cao hơn 2.5 lần mức độ bình quân của cả nước. Với mức thu nhập cao đòi hỏi nhu cầu lớn về sinh hoạt cho người dân phải được đáp ứng về điều kiện sinh hoạt nơi ăn chốn ở điều kiện giải trí nghỉ nghơi, nhu cầu về nhà đất cũng sẽ cao hơn những địa phương khác.