Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Một phần của tài liệu Đoạn văn mở đầu và kết thúc trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. (Trang 29)

5. Bố cục của khóa luận

1.4.3. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Nguyễn Huy Thiệp là một trong những cây bút truyện ngắn đặc sắc thời kì đổi mới với hơn 50 truyện ngắn đã được xuất bản. Tác phẩm của ông in dấu ấn khá đậm nét về nông thôn và người lao động. Mảng đề tài nhà văn hướng đến rất đa dạng, bao gồm: lịch sử và văn học, hơi hướng huyền thoại và cổ tích, xã hội Việt Nam đương đại, làng quê và những người lao động…

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp rất đa dạng, phong phú. Có thể thấy hai nhân vật chính trong truyện ngắn viết về đời sống hiện đại của Nguyễn Huy Thiệp là người nông dân và tầng lớp tiểu thị dân thành thị. “Có loại như chui lên từ bùn lầy, rác rưởi, tâm địa đen tối, có loại lại như những bậc chí thiện, có thể bao dung cả kẻ xấu, người ác, thậm chí sẵn sàng chết vì đồng loại” [16, tr.459]. Với góc nhìn thẳng thắn vào hiện thực đời sống, ông đã nêu lên những bê tha, ích kỉ, hèn kém… để thấy được những mảnh vụn của đời sống thực tại đương thời. Qua đó, thúc giục con người hãy sống tốt hơn, tránh xa những bê tha và tội ác.

Hơn nữa, trong những truyện viết về đề tài lịch sử, tác giả đã tiếp cận nhân vật dưới góc độ đời thường nhất. Ông lôi xuống đời thường những đỉnh cao của lịch sử, trần tục hóa các vua Gia Long, Quang Trung và các nhân vật lịch sử như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Thị Lộ… Hay trong những truyện mang hơi hướng cổ tích như chùm truyện ngắn Những ngọn gió Hua

Tát, Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng nhiều nhân vật đặc biệt. Đó có thể là những cô gái xinh đẹp, thông minh, những chàng trai khoẻ mạnh, tài trí vượt qua được những thử thách...

Ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp “là thứ ngôn ngữ Việt Nam chính xác, trong sáng, tinh tế, giàu hình tượng, đầy cá tính” [16, tr.401]. Nhà văn sử dụng nhiều lớp từ khác nhau như: lớp từ dân dã, đồng quê; lớp từ đầy tính thị dân của Hà Nội đương đại, lớp từ phảng phất không khí cổ xưa… Những từ ngữ được sử dụng rất đúng chỗ đã tạo nên hiệu quả rõ rệt và sức hút cho tác phẩm của ông.

Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp gây ấn tượng mạnh đối với người đọc có lẽ bởi chính chất giọng lạnh lùng, tàn nhẫn của một con người dám nhìn thẳng vào sự thật và một tư duy sắc lạnh, nhưng ẩn chứa sau những lời văn ấy là một tấm lòng nhân ái sâu xa, trìu mến đối với con người. Đọc truyện ngắn của ông ta như bước vào một thế giới mà ở đó diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái thiện và cái ác, cái mới và cái cũ, giữa ranh giới mong manh của cái chân – thiện – mĩ, của cái tài và cái tâm. Tất cả đã làm nên sự sắc sảo và chiều sâu trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

Có thể nói, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp xứng đáng là “những viên ngọc Biện Hoà, những viên ngọc với lớp đá vỏ xù xì, thô ráp bên ngoài, và nó đẹp nhất chính vì người ta biết trong lớp đá đó tiềm ẩn một viên ngọc” [16, tr.118].

Tiểu kết chương một:

Ở chương một, chúng tôi đã tóm lược vai trò, đặc điểm hình thức và nội dung của đơn vị cơ sở cấu thành văn bản – đoạn văn, đặc biệt là đoạn văn mở đầu và kết thúc truyện ngắn. Đồng thời cũng ở chương này, chúng tôi đã trình bày một cách khái quát về cuộc đời, quá trình sáng tác, truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Những cơ sở lí thuyết đã nêu trên là tiền đề quan trọng giúp chúng tôi phân tích đặc điểm của đoạn văn mở đầu và kết thúc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cả về nội dung lẫn hình thức.

Chương Hai

ĐOẠN VĂN MỞ ĐẦU TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

Như đã nói ở chương một, phần mở đầu và phần kết thúc văn bản truyện ngắn, trong đó có truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp được cấu tạo từ một đoạn văn. Nhưng cũng có khi, nó được cấu tạo gồm hơn một đoạn văn. Giới hạn của đề tài này là tìm hiểu đoạn văn mở đầu – đoạn văn đầu tiên; đoạn văn kết thúc – đoạn văn cuối cùng trong tác phẩm.

Là một trong những gương mặt tiên phong mở đường cho công cuộc đổi mới văn học, Nguyễn Huy Thiệp không chỉ chú ý đổi mới đề tài, nội dung phản ánh mà ông còn rất quan tâm đến cách thức tổ chức tác phẩm. Đặc biệt, với những đoạn văn mở đầu đầy ấn tượng, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo được cách “dựng truyện” riêng, hình thành phong cách nghệ thuật độc đáo. Qua việc xem xét đoạn văn mở đầu tác phẩm ở các góc độ như: cấu trúc hình thức, các kiểu mở đầu, đặc điểm nội dung, mối quan hệ của đoạn mở đầu với các yếu tố khác thuộc văn bản, chúng tôi cố gắng làm nổi bật những đặc trưng của đơn vị ngôn ngữ này.

2.1. Đặc điểm hình thức đoạn văn mở đầu trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Đoạn văn mở đầu là một phần cấu tạo nên văn bản. Vì thế, về mặt cấu trúc hình thức, đoạn mở đầu cũng có điểm giống với cách cấu trúc của các đoạn văn khác trong văn bản. Đoạn văn mở đầu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có hai loại: đoạn văn mở đầu bình thường và đoạn văn mở đầu đặc biệt.

2.1.1. Đoạn văn mở đầu bình thường

Đoạn văn mở đầu bình thường là những đoạn văn được sử dụng nhiều trong tác phẩm, có nội dung tương đối trọn vẹn và hình thức tương đối hoàn chỉnh. Qua khảo sát 47 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi thấy

đoạn mở đầu bình thường chiếm tỉ lệ cao 85,1% (40/47). Xét mối quan hệ giữa các câu trong đoạn mở đầu thấy xuất hiện các kiểu đoạn văn sau:

2.1.1.1. Đoạn văn mở đầu theo kiểu diễn dịch

Đoạn văn mở đầu theo kiểu diễn dịch là đoạn văn có câu đầu nêu nội dung khái quát, những câu sau “phụ họa” cho câu đầu, dẫn dắt các ý tuần tự vào truyện. Kiểu đoạn văn này được các nhà văn sử dụng nhiều trong đoạn mở đầu vì điểm mạnh của nó là đặt ra vấn đề có tính chất khái quát cho toàn tác phẩm. Đến phần nội dung, người viết sẽ làm nhiệm vụ triển khai cụ thể phần đặt vấn đề ấy. Ở đoạn văn mở đầu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, kiểu đoạn văn diễn dịch được tác giả sử dụng nhiều, chiếm 65% (26/40) cao nhất trong các kiểu đoạn văn.

Ví dụ:

(1) Sinh là một thiếu nữ mồ côi ở bản Hua Tát. (2) Nghe nói ngày xưa mẹ nàng bị ma chài, đẻ nàng trong rừng. (3) Nàng gầy gò, bé nhỏ, trông rất đáng thương. (4) Nàng không bao giờ được ăn miếng ngon, mặc váy áo đẹp. (5) Thân phận côn hươn, nàng sống thui thủi như con chim cút [17, tr. 310].

(Nàng Sinh – Những ngọn gió Hua Tát)

Câu (1) nêu đối tượng “nàng Sinh” với hoàn cảnh là “thiếu nữ mồ côi”. Câu (2) giới thiệu về xuất thân. Câu (3) giới thiệu về ngoại hình. Câu (4) giới thiệu về gia cảnh nghèo khó. Câu (5) giới thiệu về thân phận. Các câu (2), (3), (4), (5) cùng tập trung làm rõ hoàn cảnh mồ côi đáng thương của nàng.

Ví dụ:

(1) Trong số người quen của tôi, tôi rất nể phục nhà nghiên cứu văn học X. (2) Anh am hiểu các vấn đề lý luận văn học ở ta (lĩnh vực mà thú th ực tôi không hiểu gì mấy). (3) Những bài viết của X. có thời được nhiều người ví như “ngọn roi” quất vào “con ngựa sáng tác văn học” giúp nó ph i nhanh hơn và không trật đường [17, tr.38].

Câu (1) nêu lên thái độ nể phục của nhân vật “tôi” đối với “nhà nghiên cứu văn học X”. Câu (2) giới thiệu X là người am hiểu các vấn đề lí luận văn học. Câu (3) giới thiệu về giá trị những bài viết của X. Như vậy, các câu (2), (3) tập trung giải thích vì sao nhân vật “tôi” lại có thái độ ấy.

Ví dụ:

Lò Văn Pành là ông già nổi tiếng ở bản Hua Tát. Hơn tám mươi tuổi, hàm răng của ông vẫn còn đều tăm tắp như răng chàng trai mười bảy tuổi. Cối đá giã gạo, ông dùng một tay cử lên như bỡn. Ông làm bằng ba người khác. Uống rượu cũng vậy, sức ông có thể chấp nổi muôn người. Tráng đinh trong bản Hua Tát nhìn ông kiêng nể [17, tr.296].

(Đất quên)

Qua việc khảo sát đoạn văn mở đầu, chúng tôi nhận thấy cả mười câu chuyện trong chùm truyện ngắn Những ngọn gió Hua Tát, nhà văn đều sử dụng cách viết đoạn mở theo kiểu diễn dịch. Ở đoạn mở, câu đầu thường được viết theo một khuôn mẫu chung: Trạng ngữ chỉ thời gian/ nơi chốn + nhân vật tham gia câu chuyện. Các câu tiếp theo tập trung giải thích cho câu đầu. Cách mở này cho thấy lối tư duy rất rạch ròi, chặt chẽ; lối viết nghiêm ngặt, không dư thừa. Đồng thời, đây cũng là nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Có thể nói, ông đã vận dụng khéo léo cách dẫn truyện của những câu chuyện cổ tích vào tác phẩm của mình.

2.1.1.2. Đoạn văn mở đầu theo kiểu song hành

Là đoạn văn mà các câu trong đoạn có quan hệ bình đẳng với nhau, mỗi câu nêu lên một vấn đề, một sự kiện, một đối tượng khác nhau nhằm tạo cái cớ để vào đề. Kiểu đoạn văn này được sử dụng khá ít vì nó không có khả năng thâu tóm, nêu lên luận điểm chính cần được triển khai ở nội dung câu chuyện.

Khảo sát 40 truyện ngắn có đoạn mở bình thường của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi thấy đoạn mở đầu theo kiểu song hành chiếm 20% (8/40) đứng thứ hai sau đoạn văn diễn dịch.

Ví dụ:

(1) Thằng bé con 11 tuổi. (2) Nó chạy dọc bờ đê. (3) Mưa bụi giăng giăng. (4) Bây giờ là mùa xuân. (5) Những cánh buồm đang ngược gió [17, tr. 515].

(Lòng mẹ)

Đoạn văn gồm có năm câu. Câu (1) và câu (2) phụ thuộc vào nhau, cùng nói đến đối tượng là “thằng bé con”. Câu (3) nói đến đối tượng mưa bụi. Câu (4) nói đến thời gian. Câu (5) nói đến đối tượng cánh buồm. Ta thấy, năm câu này nói đến bốn đối tượng khác nhau, không có mối quan hệ gì về mặt hình thức cũng như nội dung ngữ nghĩa. Tất cả các câu góp phần vẽ ra một bối cảnh không gian, thời gian làm nền cho đối tượng “thằng bé” xuất hiện.

Ví dụ:

(1) Chùa Kiên Lao làng Hiền Lương là chùa nhỏ. (2) Sư Tịnh ở chùa một mình. (3) Năng hay đến chơi [17, tr.492].

(Chăn trâu cắt cỏ)

Đoạn mở đầu này gồm ba câu nói đến ba đối tượng khác nhau. Câu (1) nói về chùa Kiên Lao. Câu (2) nói về sư Tịnh. Câu (3) nói về Năng. Cả ba câu có quan hệ ngang hàng, không câu nào phụ thuộc câu nào.

2.1.1.3.Đoạn văn mở đầu theo kiểu móc xích

Các câu trong đoạn mở có quan hệ nối tiếp, móc xích với nhau. Câu trước làm tiền đề cho câu sau xuất hiện, chúng phụ thuộc chặt chẽ vào nhau. Đoạn văn mở đầu theo kiểu móc xích ở truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp chiếm 7,5% (3/40) đứng ở vị trí thứ ba.

Ví dụ:

(1) Nửa đầu thế kỷ trước, ở Kẻ Noi, huyện Từ Liêm có ông Phạm Ngọc Liên là bậc đại phú. (2) Ông Liên xây nhà trên miếng đất đầu làng. (3) Miếng đất này bằng phẳng, rộng ba sào hai thước. (4) Có người đi qua bảo rằng: “Đất này đẹp, hình bút, phát về văn học. Đã phát về văn học thì nước cạn, tàu ráo, hiếm con trai”. (5) Ông Liên nghe xong, níu áo người đó bảo: “Tôi bình sinh là dân cày cuốc mong con cháu sau này có ít chữ nghĩa mở mặt với đời. Hiếm con cháu cũng được, miễn là có đức, thiên hạ nể trọng”. (6) Người đó cười: “Chữ nghĩa có ăn được không?” (7) Ông Liên bảo: “Không ăn được”. (8) Người đó bảo: “Thế đa mang chữ nghĩa làm gì?” (9) Ông Liên bảo: “Gì thì gì, nó cũng hơn cày cuốc”. (10) Người đó hỏi: “Nhiều chữ nghĩa thì có đức à?” (11) Ông Liên bảo: “Phải”. (12) Người đó cả cười, hỏi gì cũng không nói nữa rồi phất áo đi. (13) Ông Liên giận, bảo: “Đồ cuồng” [17, tr.338].

(Giọt máu)

Ở đoạn văn này, ta thấy các câu liên kết với nhau tạo thành một chuỗi liên kết liền mạch. Câu (1) giới thiệu ông Liên là bậc đại phú. Câu (2) giới thiệu việc ông xây nhà trên miếng đất đầu làng. Câu (3) giải thích rõ hơn về đặc điểm của miếng đất ấy. Từ tiền đề “miếng đất”, câu chuyện giữa ông Liên và người qua đường bắt đầu phát sinh. Câu (4), (6), (8), (10), (12) là câu hỏi của người qua đường. Câu (5), (7), (9), (11), (13) là câu trả lời của ông Liên. Câu hỏi của người qua đường chính là cơ sở cho sự xuất hiện câu trả lời của ông Liên.

Ví dụ:

Bản Hoan có 17 ngôi nhà sàn đều làm theo lối cổ của người Mường. Cả bản nhà nào cũng có khung dệt thổ cẩm. Thổ cẩm ở đây dùng để may váy

áo, may chăm đệm, cũng để mang bán ở chợ Bờ và chợ thị xã Hòa Bình [17, tr.586].

(Thổ cẩm)

Như vậy, cách xây dựng đoạn văn mở theo kiểu móc xích khơi gợi trí tò mò ở người đọc, khiến người đọc phải đọc hết cả đoạn để nắm bắt chủ đề tư tưởng của truyện.

2.1.1.4. Đoạn văn mở đầu theo kiểu quy nạp

Khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi thấy đoạn mở theo kiểu quy nạp chiếm số lượng ít, chỉ 2/40 truyện, chiếm 5%, đứng vị trí thứ tư.

Ví dụ:

(1) Ở Tây Bắc có một bản nhỏ người Thái đen nằm cách chân đèo Chiềng Đông chừng dặm đường. (2) Bản tên là Hua Tát [17, tr.274].

(Những ngọn gió Hua Tát)

Câu (1) tác giả giới thiệu về một vài đặc điểm của bản người Thái đen. Câu (2) khái quát lại, với những đặc điểm như trên, đó là bản Hua Tát.

2.1.1.5. Đoạn văn mở đầu theo kiểu tổng – phân – hợp

Khảo sát truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi thấy xuất hiện rất ít đoạn mở theo kiểu tổng – phân – hợp, chỉ chiếm 2,5% (1/40), đứng vị trí thứ năm.

Ví dụ:

(1) Sau Tết Nguyên đán một tháng là thời gian thích nhất ở rừng. (2) Cây cối đều nhú lộc non. (3) Rừng xanh ngắt và ẩm ướt. (4) Thiên nhiên vừa trang trọng, vừa tình cảm. (5) Điều ấy một phần là do mưa xuân [17, tr. 76].

(Muối của rừng)

Trong đoạn văn trên, câu (1) là lời giới thiệu khái quát sự thay đổi của vạn vật ở rừng sau Tết Nguyên đán. Các câu (2), (3), (4) giúp chúng ta hình

dung cụ thể sự thay đổi ấy như thế nào. Đến câu (5) tác giả tóm lại nguyên nhân tất cả sự thay đổi ấy là do mưa xuân.

Như vậy, qua khảo sát đoạn văn mở đầu bình thường trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi thấy nhà văn đã sử dụng hầu hết các kiểu đoạn văn. Tuy nhiên, tỉ lệ sử dụng mỗi loại đoạn văn là khác nhau. Trong đó, đoạn văn mở đầu theo kiểu diễn dịch chiếm ưu thế đặc biệt vì đây là kiểu trình bày đi từ khái quát đến cụ thể, phù hợp với việc dẫn dắt người đọc vào nội dung câu chuyện sẽ kể. Đoạn mở theo kiểu song hành, móc xích, quy nạp, tổng – phân – hợp ít được sử dụng. Đó là do đặc trưng của thể loại truyện ngắn và do phong cách ngôn ngữ của nhà văn.

2.1.2. Đoạn văn mở đầu đặc biệt

Trong văn bản truyện ngắn, vì dụng ý nghệ thuật của tác giả, một số trường hợp, các câu trong đoạn mở đầu lại được tách thành những đoạn riêng, chúng tôi gọi đó là loại đoạn văn mở đầu đặc biệt (có thể gọi bằng những tên gọi khác như: đoạn văn phi chuẩn mực, đoạn văn không hoàn chỉnh). Về mặt lí thuyết, điều này đã được nhóm tác giả Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm thừa nhận: “Bất kì một từ, một câu, một nhóm câu, một chỉnh thể câu, một nhóm chỉnh thể câu nào cũng có thể tách ra được thành một đoạn văn” [7, tr.128].

Còn về thực tế, qua khảo sát 47 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi thấy có 7 truyện sử dụng đoạn văn mở đầu đặc biệt, chiếm 14,9 % (7/47). Đoạn văn mở đầu đặc biệt trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp gồm: đoạn văn mở đầu là từ, đoạn mở đầu là câu đơn, đoạn mở đầu là một bức thư.

2.1.2.1. Đoạn văn mở đầu là một từ

Đoạn văn mở đầu có hình thức là từ xuất hiện không nhiều. Nó không tồn tại độc lập mà thường phụ thuộc vào đoạn văn sau nó. Sự không hoàn chỉnh về mặt hình thức buộc nó phải liên kết chặt chẽ với đơn vị sau để đảm

bảo mặt nội dung ngữ nghĩa. Ý nghĩa mà loại đoạn văn này thể hiện ẩn rất sâu trong khuôn khổ một lượng từ ít ỏi.

Trong tổng số 7 truyện ngắn sử dụng đoạn văn mở đầu đặc biệt thì có 1 truyện ngắn đoạn mở đầu dưới dạng hình thức là từ, chiếm 14,3 % (1/7).

Ví dụ:

Bến đò.

Sang đò có một nhà sư, một nhà thơ, một nhà giáo, một tên cướp, hai tên buôn đồ cổ, hai mẹ con, một cặp tình nhân và chị lái đò [17, tr.223].

(Sang sông)

“Bến đò” là từ xác định khung cảnh, mở đầu cho truyện ngắn Sang sông. Nó mở ra một không gian mà trong đó các sự kiện được mô tả phù hợp

Một phần của tài liệu Đoạn văn mở đầu và kết thúc trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)