Quan hệ giữa đoạn văn mở đầu với tiêu đề

Một phần của tài liệu Đoạn văn mở đầu và kết thúc trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. (Trang 52)

5. Bố cục của khóa luận

2.3.1. Quan hệ giữa đoạn văn mở đầu với tiêu đề

Tiêu đề là một bộ phận hợp thành của văn bản. Nó có sức khái quát cao và mang ý nghĩa bao trùm toàn bộ văn bản. Đứng ở vị trí đặc biệt, tiêu đề có mối quan hệ với các yếu tố thuộc văn bản, trong đó có đoạn văn mở đầu.

Tiêu đề và đoạn mở đầu có quan hệ mật thiết. Mối quan hệ giữa chúng có khi nổi lên trên bề mặt câu chữ, có khi chìm dưới mạch ngầm xuyên suốt tác phẩm. Xét mối quan hệ giữa hai đơn vị ngôn ngữ này có thể chia làm hai loại:

* Quan hệ trực tiếp

Là quan hệ giữa tiêu đề và đoạn văn mở đầu có nội dung liên quan rõ ràng. Khảo sát truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chúng tôi thấy tiêu đề và đoạn mở đầu có quan hệ trực tiếp là khá ít, chiếm 38,3% (18/47). Điều này hoàn toàn hợp lí vì Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn sử dụng chủ yếu đoạn văn mở đầu theo kiểu gián tiếp.

Ví dụ:

Nàng Bua

Ở Hua Tát có một người đàn bà đặc biệt là Lò Thị Bua. Đi ra đường không có ai chào hỏi nàng. “Quỉ dữ đấy! Đừng gần nó! Các bà mẹ dặn con như thế. Các bà vợ dặn chồng như thế [17, tr.283].

Truyện ngắn có tiêu đề là Nàng Bua. Trong đoạn văn mở đầu, nhà văn đã giới thiệu trực tiếp về nhân vật nàng Bua này.

Ví dụ:

Nạn dịch

Ở Hua Tát có cặp vợ chồng Lù, Hếch. Họ thân nhau từ nhỏ. Lớn lên hai người yêu nhau, lấy nhau, sinh con đẻ cái. Họ thuộc từng cử chỉ, tính nết, đến cả ý nghĩ của nhau. Chẳng bao giờ hai người xa nh au. Đến kỳ Hua Tát

có nạn dịch tả, hai người gắn bó với nhau kể đến năm chục năm trời [17, tr.306].

* Quan hệ gián tiếp

Quan hệ gián tiếp giữa tiêu đề với đoạn văn mở đầu là quan hệ không thể hiện tường minh trên bề mặt ngôn từ mà thông qua liên kết dòng ngầm trong tác phẩm. Kiểu quan hệ này xuất hiện chủ yếu trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, chiếm 61,7% (29/47).

Ví dụ:

Cún

Trong số người quen của tôi, tôi rất nể phục nhà nghiên cứu văn học X.. Anh am hiểu các vấn đề lý luận văn học ở ta (lĩnh vực mà thú thực tôi không hiểu gì mấy). Những bài viết của X. có thời được nhiều người ví như “ngọn roi” quất vào “con ngựa sáng tác văn học” giúp nó phi nhanh hơn và không trật đường [17, tr.38].

Nhờ liên kết dòng ngầm trong văn bản mà ta được biết Cún chính là cha của nhà nghiên cứu văn học X.

Kiểu quan hệ gián tiếp giữa tiêu đề với đoạn văn mở đầu chiếm tỉ lệ lớn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật truyện ngắn đặc sắc của nhà văn.

2.3.2. Quan hệ giữa đoạn văn mở đầu với phần nội dung

Đoạn văn mở đầu có mối liên hệ chặt chẽ với phần nội dung. Ngược lại, các đoạn văn ở phần nội dung có nhiệm vụ “bắt nhịp” mạch lạc với đoạn mở đầu, khai triển vấn đề đã đặt ra từ đoạn mở đầu. Như vậy, quan hệ giữa đoạn văn mở đầu với phần nội dung là quan hệ theo hướng diễn dịch. Qua khảo sát chúng tôi thấy, tất cả 47 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đều có đoạn văn mở đầu gắn bó mật thiết với phần nội dung.

Ví dụ:

Khi viết những dòng này, tôi đã thức tỉnh trong vài người quen những cảm xúc mà thời gian đã xóa nhòa, và tôi đã xâm phạm đến cõi yên tĩnh nấm mồ của chính cha tôi. Tôi buộc lòng làm vậy, và xin người đọc vì nể nang những tình cảm đã thúc đẩy tôi viết mà lượng thứ cho ngòi bút kém cỏi của tôi. Tình cảm này, tôi xin nói trước, là sự bênh vực của tôi đối với cha mình

[17, tr.16].

(Tướng về hưu)

Đoạn văn mở đầu này có một giọng điệu kể chuyện theo lối tâm tình, chậm rãi, bình tĩnh, được thể hiện một phần trong kết cấu cú pháp trung hòa, theo trình tự xuôi, với những câu ghép nhiều thành phần, ngắt câu đều đặn, mạch lạc. Đoạn văn ở vị trí mở đầu, một vị trí mạnh và điệu tính tu từ học của nó đã chi phối điệu tính của toàn bộ câu chuyện sau đó:

Cha tôi tên Thuấn, con trưởng họ Nguyễn. Trong làng, họ Nguyễn là họ lớn, số lượng trai đinh có lẽ chỉ thua họ Vũ. Ông nội tôi trước kia học Nho, sau về dạy học. Ông nội tôi có hai vợ (…) Năm mười hai tuổi, cha tôi trốn nhà ra đi. Ông vào bộ đội, ít khi về nhà [17, tr.16].

Một giọng điệu chậm rãi, sâu lắng, khách quan bao trùm toàn bộ đã bộc lộ cảm xúc chủ đạo của nhân vật - người kể: tâm trạng thì buồn, thái độ thì bình tĩnh, phân tích sự việc bằng lý trí rõ ràng.

Trong đoạn văn mở đầu chùm truyện ngắn Những ngọn gió Hua Tát,

Nguyễn Huy Thiệp đã vận dụng cách dẫn truyện của những câu chuyện cổ tích với các trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn đứng đầu. Truyện Trái tim hổ mở đầu bằng: “Ngày ấy, ở Hua Tát có một cô gái tên Pùa” hay “Ở Hua Tát có gia đình thợ săn họ Hoàng” (Sói trả thù). Không gian cổ tích này đã chi phối toàn bộ cốt truyện, sự kiện, nhân vật. Ở phần nội dung các truyện, tác giả đã sử dụng nhiều mô típ cổ tích. Có thể nói, chính mối liên hệ chặt chẽ giữa

đoạn văn mở đầu với phần nội dung đã giúp cho truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có được lối kể chuyện mạch lạc, rõ ràng.

Tiểu kết chương hai:

Ở chương hai, chúng tôi đã trình bày những vấn đề thuộc về đặc điểm hình thức và nội dung đoạn văn mở đầu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ở các khía cạnh như: cấu tạo, cấu trúc, đặc điểm nội dung – ngữ nghĩa. Cũng trong chương này, chúng tôi đã xem xét mối quan hệ giữa đoạn văn mở đầu với tiêu đề và phần nội dung để thấy được tính thống nhất trong nội dung tư tưởng của toàn tác phẩm.

Bảng 1:

Đặc điểm hình thức – nội dung đoạn văn mở đầu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Đối tượng khảo sát Đặc điểm Số lượng Tổng số Tỷ lệ % Hình thức Đoạn văn mở đầu bình thường Kiểu diễn dịch 26/40 65 Kiểu song hành 8/40 20 Kiểu móc xích 3/40 7,5 Kiểu quy nạp 2/40 5

Kiểu tổng – phân –hợp 1/40 2,5

Đoạn văn mở đầu đặc biệt Bằng một từ 1/7 14,3 Bằng một câu đơn 5/7 71,4 Bằng một bức thư 1/7 14,3 Nội dung – ngữ nghĩa Các kiểu mở Kiểu mở trực tiếp 14/47 29,8

Kiểu mở gián tiếp 33/47 70,2

Nội dung

Giới thiệu chủ đề tác phẩm 13/47 27,7

Nêu bật hình tượng nhân vật 19/47 40,4

Chương Ba

ĐOẠN VĂN KẾT THÚC TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

Không phải nhà văn nào cũng tạo được phong cách cho mình, chỉ những nhà văn tài năng và có bản lĩnh mới tạo được phong cách riêng độc đáo. Nguyễn Huy Thiệp là một trong những nhà văn như thế. Với ngòi bút hiện thực sâu sắc, ông đã không ngần ngại phô bày những cái “khác thường” mà lại rất bình thường của cuộc sống, đưa người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, đặc biệt là cách thể hiện của tác giả qua đoạn văn kết thúc tác phẩm. Qua việc tìm hiểu đoạn văn kết thúc ở các phương diện hình thức và nội dung, đặt nó trong mối quan hệ với các yếu tố khác thuộc văn bản, chúng tôi sẽ cố gắng làm sáng tỏ những đặc trưng của đơn vị ngôn ngữ này.

3.1. Đặc điểm hình thức đoạn văn kết thúc trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

3.1.1. Đoạn văn kết thúc bình thường

Qua khảo sát 47 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi thấy đoạn văn kết thúc bình thường chiếm tỉ lệ cao 70,2% (33/47).

3.1.1.1. Đoạn văn kết thúc theo kiểu song hành

Đoạn văn kết thúc theo kiểu song hành được các nhà văn sử dụng nhiều bởi vì các câu trong đoạn kết không còn diễn giải mà là tổng kết. Vì thế, các ý ngang nhau, cùng liên hợp với nhau để làm thành một đoạn văn hoàn chỉnh, có tác dụng khép lại nội dung tác phẩm.

Qua khảo sát 33 truyện ngắn có đoạn kết bình thường, chúng tôi thấy đoạn văn kết thúc theo kiểu song hành được Nguyễn Huy Thiệp sử dụng nhiều, chiếm 66,7% (22/33), cao nhất trong các kiểu đoạn văn.

Ví dụ:

(1) Bóng tối lan toả trên cánh đồng. (2) Có gió thổi, rõ ràng là có gió thổi. (3) Nghe rõ cả tiếng phần phật của cờ, của phướn [17, tr.503].

(Chăn trâu cắt cỏ)

Đoạn văn có ba câu. Câu (1), (2), (3) có quan hệ ngang hàng, không câu nào phụ thuộc câu nào. Ba câu cùng miêu tả cảm nhận của nhân vật Năng khi đang thả trâu ở bãi cỏ ven đê. Cảm nhận đó lúc này thật mơ hồ nhưng trong nhận thức của Năng, Năng vẫn nhận ra.

Ví dụ:

Có lẽ câu chuyện của tôi kết thúc ở đây. Sau đó nếp sống của gia đình tôi trở lại như là trước ngày cha tôi nghỉ hưu. Vợ tôi tiếp tục công việc bình thường. Tôi đã hoàn thành công trình nghiên cứu điện phân. Ông Cơ trở nên ít nói, một phần vì bệnh cô Lài nặng hơn. Lúc rỗi, tôi giở đọc những điều cha tôi ghi chép. Tôi hiểu cha tôi hơn [17, tr.37].

(Tướng về hưu)

Ở ví dụ trên, mỗi câu đều mang nội dung thông báo về từng nhân vật trong tác phẩm. Song các câu đều có nhiệm vụ đứng cạnh nhau để thể hiện nội dung chung của tác phẩm.

Ví dụ:

Chiếc đò quay về bến cũ. Bóng chị lái đò và nhà sư nổi bật trên dòng sông phẳng lặng. Trăng lên, tiếng chuông ngân nga êm đềm [17, tr.233].

(Sang sông)

Kiểu đoạn văn kết thúc song hành liệt kê sự kiện một cách trực tiếp như trên được Nguyễn Huy Thiệp sử dụng nhiều. Điều đó chứng tỏ truyện ngắn của ông chứa đựng dung lượng thông tin lớn.

3.1.1.2. Đoạn văn kết thúc theo kiểu diễn dịch

Khảo sát truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chúng tôi thấy đoạn văn kết kiểu diễn dịch chiếm 15,2% (5/33), đứng thứ hai sau đoạn văn song hành.

Ví dụ:

Lần ấy, người ta đã xòe suốt một tuần trăng để mừng đám cưới của Hặc với con gái trưởng bản. Đây là tiệc xòe vui nhất ở bản Hua Tát. Cả bản đều say khướt. Từng cái cột nhà, thậm chí đến từng cái cây trong vườn cũng được mời uống một sừng rượu đại [17, tr.291].

(Tiệc xòe vui nhất - Những ngọn gió Hua Tát )

Ví dụ:

(1) Đám ma nàng, cả cộng đồng Hua Tát đi đưa. (2) Cả đàn ông, cả đàn bà, cả trẻ con nữa.(3) Người ta tha thứ cho nàng, có lẽ nàng cũng tha thứ cho họ [17, tr.286].

(Nàng Bua - Những ngọn gió Hua Tát)

Câu (1) mang ý nghĩa khái quát nội dung toàn đoạn, cũng như khái quát tác phẩm. Nó cũng là kết cục kết thúc cuộc sống của một con người. Nó cũng lý giải tại sao đám ma nàng Bua lại đông đến thế. Đồng thời, đoạn kết cũng là lời khép lại câu chuyện về một người phụ nữ “không quen sinh nở trong sự đầy đủ và nề nếp cổ truyền” [17, tr.286].

Đoạn kết theo kết cấu diễn dịch luôn tạo điểm nhấn cho kết cục của cốt truyện. Nó tạo thêm tính đóng khép cho truyện. Các chi tiết, sự kiện được giải quyết trọn vẹn và tìm được điểm dừng cho tác phẩm.

3.1.1.3.Đoạn văn kết thúc theo kiểu móc xích

Kiểu đoạn văn này ở truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp chiếm 9,1% (3/33) đứng vị trí thứ ba.

Ví dụ:

(1) Người đưa thư qua cửa ngó vào: “Nhà 129 phải không? Có điện đấy”. (2) Cấn ra nhận điện, bảo: “Cậu Vỹ ở Phúc Yên mất lúc tám giờ sáng hôm qua”. (3) Đoài bảo: “Cứ gác lại đã. Các bác già chết đi có gì là lạ? Tiếp tục cuộc vui đi. Nào, xin mời chư tướng [17, tr.75].

Ở đoạn văn này, ta thấy các câu liên kết với nhau tạo thành một chuỗi liên kết liền mạch. Câu trước là cơ sở, tiền đề cho sự xuất hiện của câu sau. Từ thông tin “có điện” ở câu (1) dẫn đến hành động Cấn ra nhận điện ở câu (2) và lời nói của Đoài ở câu (3).

3.1.1.4. Đoạn văn kết thúc theo kiểu quy nạp

Qua khảo sát truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi thấy đoạn kết theo kiểu quy nạp chiếm số lượng ít, chỉ 2/33 truyện, chiếm 6%, đứng ở vị trí thứ tư.

Ví dụ:

Không tôn giáo, không vụ lợi, không “sếch xy” – Ông Móng bảo tôi – Nghề hót phân trên đời là nhất! [17, tr.621]

(Chuyện ông Móng)

Đoạn văn đã thâu tóm lại nội dung chính của tác phẩm, khẳng định triết lí sống vô cùng táo bạo của ông Móng: “Nghề hót phân trên đời là nhất”.

Ví dụ:

Ba ngày sau, người ta lôi cái xác còng queo của lão ra khỏi bụi cây. Một vết đạn xuyên qua trán lão. Lão đã bắn được con thú lớn nhất đời mình [ 17, tr.283].

(Con thú lớn nhất – Những ngọn gió Hua Tát)

3.1.1.5. Đoạn văn kết thúc theo kiểu tổng - phân - hợp

Khảo sát một số truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi thấy xuất hiện rất ít đoạn kết theo kiểu tổng - phân - hợp, chỉ chiếm 3% (1/33), đứng vị trí thứ năm.

Ví dụ:

Chợ Rồng chiều 30 Tết chật ních người. Ngoài cổng chợ bày la liệt những hàng rau, hàng thịt. Trong nhà là các dãy hàng khô, hàng vải, hàng tạp hoá. Chỗ nào cũng thấy những câu đối viết trên giấy điều. Mùi gạo thơm

quện lẫn với đủ thứ mùi hàng hoá khác. Tất cả đều có hương vị thân quen nồng nàn [17, tr.490].

(Thương cả cho đời bạc)

Ở đoạn văn trên, câu đầu tiên là một lời giới thiệu khái quát về không khí chợ Tết. Ngôn từ của tác giả đã cho chúng ta hình dung ra khung cảnh chợ Tết tấp nập, đông vui như thế nào? Tiếp đó, các câu kế cận tác giả miêu tả cảnh chợ từ “ngoài cổng” đến “trong nhà” với la liệt hàng hoá bày bán. Đến cuối đoạn, tác giả khái quát lại bằng một câu “tất cả đều có hương vị thân quen nồng nàn” - đó là hương vị của các món hàng hoá pha trộn vào nhau.

Qua khảo sát đoạn văn kết thúc có kết cấu bình thường trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi thấy nhà văn đã sử dụng hầu hết các kiểu đoạn văn. Đoạn kết có cấu trúc song hành chiếm ưu thế bởi nó thâu tóm đồng thời được nhiều ý, nhiều sự kiện. Nó giống như những điểm nút khép lại từng vấn đề thuộc về từng nhân vật hay sự kiện để thêm một lần nữa người đọc hình dung rõ hơn từng khía cạnh trong toàn bộ nội dung câu chuyện. Đoạn kết diễn dịch, móc xích, quy nạp và tổng - phân - hợp được sử dụng tương đối ít.

3.1.2. Đoạn văn kết thúc đặc biệt

Ở tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, lối sử dụng đoạn văn kết thúc đặc biệt chiếm ưu thế tương đối lớn. Nó trở thành tiêu chí đánh giá ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn. Qua khảo sát 47 truyện có 14 truyện sử dụng đoạn kết đặc biệt, chiếm 29,8%. Đây là một số lượng không nhỏ. Đoạn kết đặc biệt trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp gồm: Đoạn kết là một cụm từ, đoạn kết là một câu (câu đơn và câu ghép), đoạn kết là những vần thơ.

3.1.2.1. Đoạn văn kết thúc là cụm từ

Đoạn văn kết thúc là cụm từ không tồn tại độc lập mà thường phụ thuộc vào đoạn văn trước nó. Sự không hoàn chỉnh về mặt hình thức, buộc nó phải

liên kết chặt chẽ với đơn vị trước để đảm bảo mặt nội dung ngữ nghĩa. Chức năng chính của loại đoạn văn này là chức năng biểu cảm.

Trong tổng số 14 truyện ngắn sử dụng đoạn kết đặc biệt thì chỉ có 1 truyện ngắn đoạn kết dưới dạng cụm từ, chiếm 7,1% (1/47).

Ví dụ:

Những người sống trong chuyện cổ bây giờ đều không còn nữa. Ở Hua Tát, họ đã biến thành đất bụi và tro than cả. Tuy vậy, linh hồn của họ vẫn bay thấp thoáng trên các khau cút nhà sàn.

Như những ngọn gió [17, tr.275].

(Những ngọn gió Hua Tát)

Ở đây, cảm xúc của người viết dồn cả vào một cụm từ “như những ngọn gió” - đó là sự bất tử của những con người sống trong truyện cổ của bản Hua Tát. Họ không còn nữa nhưng linh hồn của họ thì vẫn sống mãi với bản làng Hua Tát bé nhỏ. Linh hồn ấy như những ngọn gió luôn neo đậu “trên các khau

Một phần của tài liệu Đoạn văn mở đầu và kết thúc trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)