Đoạn văn mở đầu theo kiểu quy nạp

Một phần của tài liệu Đoạn văn mở đầu và kết thúc trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. (Trang 36)

5. Bố cục của khóa luận

2.1.1.4. Đoạn văn mở đầu theo kiểu quy nạp

Khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi thấy đoạn mở theo kiểu quy nạp chiếm số lượng ít, chỉ 2/40 truyện, chiếm 5%, đứng vị trí thứ tư.

Ví dụ:

(1) Ở Tây Bắc có một bản nhỏ người Thái đen nằm cách chân đèo Chiềng Đông chừng dặm đường. (2) Bản tên là Hua Tát [17, tr.274].

(Những ngọn gió Hua Tát)

Câu (1) tác giả giới thiệu về một vài đặc điểm của bản người Thái đen. Câu (2) khái quát lại, với những đặc điểm như trên, đó là bản Hua Tát.

2.1.1.5. Đoạn văn mở đầu theo kiểu tổng – phân – hợp

Khảo sát truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi thấy xuất hiện rất ít đoạn mở theo kiểu tổng – phân – hợp, chỉ chiếm 2,5% (1/40), đứng vị trí thứ năm.

Ví dụ:

(1) Sau Tết Nguyên đán một tháng là thời gian thích nhất ở rừng. (2) Cây cối đều nhú lộc non. (3) Rừng xanh ngắt và ẩm ướt. (4) Thiên nhiên vừa trang trọng, vừa tình cảm. (5) Điều ấy một phần là do mưa xuân [17, tr. 76].

(Muối của rừng)

Trong đoạn văn trên, câu (1) là lời giới thiệu khái quát sự thay đổi của vạn vật ở rừng sau Tết Nguyên đán. Các câu (2), (3), (4) giúp chúng ta hình

dung cụ thể sự thay đổi ấy như thế nào. Đến câu (5) tác giả tóm lại nguyên nhân tất cả sự thay đổi ấy là do mưa xuân.

Như vậy, qua khảo sát đoạn văn mở đầu bình thường trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi thấy nhà văn đã sử dụng hầu hết các kiểu đoạn văn. Tuy nhiên, tỉ lệ sử dụng mỗi loại đoạn văn là khác nhau. Trong đó, đoạn văn mở đầu theo kiểu diễn dịch chiếm ưu thế đặc biệt vì đây là kiểu trình bày đi từ khái quát đến cụ thể, phù hợp với việc dẫn dắt người đọc vào nội dung câu chuyện sẽ kể. Đoạn mở theo kiểu song hành, móc xích, quy nạp, tổng – phân – hợp ít được sử dụng. Đó là do đặc trưng của thể loại truyện ngắn và do phong cách ngôn ngữ của nhà văn.

2.1.2. Đoạn văn mở đầu đặc biệt

Trong văn bản truyện ngắn, vì dụng ý nghệ thuật của tác giả, một số trường hợp, các câu trong đoạn mở đầu lại được tách thành những đoạn riêng, chúng tôi gọi đó là loại đoạn văn mở đầu đặc biệt (có thể gọi bằng những tên gọi khác như: đoạn văn phi chuẩn mực, đoạn văn không hoàn chỉnh). Về mặt lí thuyết, điều này đã được nhóm tác giả Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm thừa nhận: “Bất kì một từ, một câu, một nhóm câu, một chỉnh thể câu, một nhóm chỉnh thể câu nào cũng có thể tách ra được thành một đoạn văn” [7, tr.128].

Còn về thực tế, qua khảo sát 47 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi thấy có 7 truyện sử dụng đoạn văn mở đầu đặc biệt, chiếm 14,9 % (7/47). Đoạn văn mở đầu đặc biệt trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp gồm: đoạn văn mở đầu là từ, đoạn mở đầu là câu đơn, đoạn mở đầu là một bức thư.

2.1.2.1. Đoạn văn mở đầu là một từ

Đoạn văn mở đầu có hình thức là từ xuất hiện không nhiều. Nó không tồn tại độc lập mà thường phụ thuộc vào đoạn văn sau nó. Sự không hoàn chỉnh về mặt hình thức buộc nó phải liên kết chặt chẽ với đơn vị sau để đảm

bảo mặt nội dung ngữ nghĩa. Ý nghĩa mà loại đoạn văn này thể hiện ẩn rất sâu trong khuôn khổ một lượng từ ít ỏi.

Trong tổng số 7 truyện ngắn sử dụng đoạn văn mở đầu đặc biệt thì có 1 truyện ngắn đoạn mở đầu dưới dạng hình thức là từ, chiếm 14,3 % (1/7).

Ví dụ:

Bến đò.

Sang đò có một nhà sư, một nhà thơ, một nhà giáo, một tên cướp, hai tên buôn đồ cổ, hai mẹ con, một cặp tình nhân và chị lái đò [17, tr.223].

(Sang sông)

“Bến đò” là từ xác định khung cảnh, mở đầu cho truyện ngắn Sang sông. Nó mở ra một không gian mà trong đó các sự kiện được mô tả phù hợp với “bến đò” – trên con đò – trong một chuyến đò. Như vậy, ở đây, Nguyễn Huy Thiệp đã khéo léo sử dụng từ ngữ định vị làm tín hiệu để khơi gợi chủ đề tư tưởng tác phẩm một cách kín đáo.

2.1.2.2. Đoạn văn mở đầu là câu đơn

Đoạn mở đầu là câu đơn có khả năng thông báo một nội dung tương đối đầy đủ. Trong tác phẩm, có khi nó đứng tách dòng trở thành một đoạn văn đặc biệt và thường mang nội dung tường thuật. Khảo sát đoạn văn mở đầu đặc biệt trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, ta thấy đoạn văn mở đầu là câu đơn chiếm 71,4 % (5/7).

Ví dụ:

Mấy năm trước nghe nói ở ngoại thành có một chợ bán phân nổi tiếng

Trạng ngữ

“độc nhất vô nhị” nên tôi // tò mò đến xem [17, tr.614]. C V

Đoạn văn trên có nội dung thông tin về một lời nhận định: “nghe nói ở ngoại thành có một chợ bán phân” và hành động đến xem chợ phân của nhân vật “tôi”.

Ví dụ:

Năm 17 tuổi, sau khi học xong trung học, tôi // về nghỉ hè ở nhà một

Trạng ngữ C V

người bạn cùng lớp tên là Lâm ở xóm Nhài, thôn Thạch Đào, tỉnh N [17, tr.162].

(Những bài học nông thôn)

Đoạn văn có nội dung thông tin về sự kiện: nhân vật tôi về nghỉ hè ở nhà người bạn cùng lớp tên là Lâm.

Ví dụ:

Ở Nhã Nam, tháng Tư // có mưa [17, tr.259]. Trạng ngữ V

(Mưa Nhã Nam)

Đoạn văn mở đầu đặc biệt là một câu đơn là cách dẫn dắt người đọc đi thẳng, đi trực tiếp vào vấn đề một cách nhanh gọn nhất. Nó tác động tức thời vào suy nghĩ của người đọc và nhiều khi gây nên những bất ngờ thú vị.

2.1.2.3. Đoạn văn mở đầu là một bức thư

Nguyễn Huy Thiệp không chỉ tạo ra đoạn mở đầu đặc biệt là một từ, một câu văn mà tác giả còn mở đầu truyện ngắn của mình bằng một bức thư (một văn bản). Có thể nói, đây là lối dẫn truyện hết sức sáng tạo của nhà văn.

Khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi thấy đoạn văn mở đầu bằng một bức thư chiếm số lượng nhỏ 14,3% (1/7).

Ví dụ:

Em,

tệ nhất thành phố. Quán vắng khách, không ai quấy rầy anh. Trời đang mưa. Anh ngồi viết... Khuôn mặt em hiện ra trong anh. Em đang ở xa. Em đang ở đâu? Những ý nghĩ của anh hướng cả về em. Em hiển hiện. Em ngồi bên cạnh và sắp xếp những con chữ rời rạc.

Hôm ấy trời cũng mưa, mưa như trút. Anh và em ngồi trong xó tối. Trước mặt chúng ta có hai phụ nữ, một người thấp, một người cao, cả hai đều đẹp. Anh nhắc em chú ý đến cô gái cao, để tóc xõa, mỗi khi cười lại hay ngả người vào ghế. Em hỏi anh tên người ấy. Anh bảo: “Gọi gì mà chẳng đượ c? Tên người cũng là một thứ kí hiệu thôi. Anh gọi cô ta là N”. Em bảo: “Thế người ngồi cạnh là M. à?” Anh bảo: “Phải” [17, tr.402].

(Mưa)

Thư từ vốn là phương tiện truyền tải tình cảm, cảm xúc. Cách vào đề bằng một bức thư khiến cho câu chuyện được kể thấm đẫm cảm xúc. Và đặc biệt, nó rất phù hợp với câu chuyện tình yêu của hai nhân vật nữ trong tác phẩm. Hơn nữa, những kỉ niệm được nhắc đến trong bức thư còn tạo cho người đọc cảm giác như đang chứng kiến một câu chuyện có thật. Câu chuyện được kể vì thế trở nên chân thực hơn, khách quan hơn.

2.2. Đặc điểm nội dung đoạn văn mở đầu trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Nguyễn Huy Thiệp

2.2.1. Nội dung của đoạn văn mở đầu

Trong văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng, hình thức luôn đi kèm với nội dung cụ thể. Sự kết hợp này không ngoài ý muốn tái hiện lại đời sống. Bằng kinh nghiệm sống, bằng khả năng cảm thụ, mỗi nhà văn đã lựa chọn cho mình một hình thức phù hợp để diễn tả nội dung.

Qua khảo sát 47 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi thấy đoạn văn mở đầu thường mang nội dung như: giới thiệu chủ đề tác phẩm, nêu bật hình tượng nhân vật, dự báo về nội dung câu chuyện.

2.2.1.1. Đoạn văn mở đầu giới thiệu chủ đề tác phẩm

Chủ đề tác phẩm nhiều khi được thể hiện ngay ở đoạn văn mở đầu. Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, đoạn văn mở đầu có nội dung giới thiệu chủ đề xuất hiện ở một số tác phẩm như: Kiếm sắc, Thương nhớ đồng quê, Nạn dịch, Tội ác và trừng phạt... chiếm 27,7% (43/47).

Ví dụ:

Đã có nhiều bạn đọc đến với tôi, họ kể lể về cuộc đời, than phiền những điều bất hạnh trong số phận, mong muốn tôi viết “một cái gì đấy” về tội ác và trừng phạt. Mong muốn của họ chân thành và cảm động [17, tr.460].

(Tội ác và trừng phạt)

Trong đoạn mở này, chủ đề tư tưởng tác phẩm được thể hiện một cách rõ ràng. Đây là câu chuyện tác giả viết về một cô gái 16 tuổi phạm tội giết bố và ba đứa em. Cô gái ra đầu thú, ít lâu sau treo cổ tự tử trong nhà giam.

Ví dụ:

Trong số người gần gụi với Thế tổ Nguyễn Phúc Ánh những năm nhằm mưu phục lại cơ đồ nhà Nguyễn có một hào kiệt mà không sử sách nào nhắc đến. Người đó là Đặng Phú Lân. Lân quê ở Hưng Hóa, cha là Đặng Phú Bình trước là thuộc tướng của Trịnh Bồng (...) Bình có một thanh kiếm gia truyền, sắc như nước, sống kiếm đổ chì, sức chém khủng khiếp. Trước khi chết, Bình trao thanh kiếm lại cho Lân, bảo rằng: “Con ơi, nước đang có loạn. Tây Sơn bây giờ đang lên như thế chẻ tre, nhưng ta thấy sức chơi của bọn này bất quá chỉ như trọc phú nhà giầu, gánh vác giang sơn sao được? Ta đồ rằng mệnh Tây Sơn có hạn. Hiện Gia Định có Nguyễn Phúc Ánh là nòi vương giả, con gắng vào đấy tìm xem”. Lân khóc nước mắt chảy có máu. Bình giãy mấy cái, mồ hôi toát đầm đìa, người cứ lạnh dần rồi chết. Lân lấy kiếm đào huyệt chôn cha, tìm đường vào Gia Định theo Nguyễn Phúc Ánh. Lúc bấy giờ Lân mới có hai mươi tám tuổi [17, tr.190].

(Kiếm sắc)

Truyện ngắn Kiếm sắc kể về một trong những thuộc hạ gần gũi của Nguyễn Phúc Ánh tên là Đặng Phú Lân. Chín năm ông trung thành phụng sự chúa công của mình, nhưng về sau bị chủ chém đầu vì không làm được một việc giao phó duy nhất. Đau đớn hơn, ông lại bị chém bằng chính thanh gươm gia truyền của dòng họ. Như vậy, trong đoạn mở đầu, qua hình ảnh thanh kiếm, tác giả đã hé mở chủ đề của câu chuyện: Cuộc đời của Đặng Phú Lân – một con người văn võ song toàn, biết quý trọng nhân cách, tài năng rút cuộc cũng thật ngắn ngủi như bao kiếp tài hoa bạc mệnh khác.

Ví dụ:

Tôi là Nhâm. Tôi sinh ở làng quê, lớn lên ở làng quê. Đi trên đường Năm nhìn về làng tôi chỉ thấy một vệt xanh nhô trên đồng vàng. Xa mờ là vòng cung Đông Sơn, trông thì gần nhưng từ làng tôi đến đấy phải năm mươi cây số. Làng tôi gần biển, mùa hè vẫn có gió biển thổi về [17, tr.236].

(Thương nhớ đồng quê)

2.2.1.2. Đoạn văn mở đầu nêu bật hình tượng nhân vật

Nhân vật được coi là chiếc chìa khóa giúp người đọc mở cửa đi vào nội dung tác phẩm. Vì thế, việc xây dựng hình tượng nhân vật đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sáng tác của nhà văn. Là một nhà văn hiện đại, Nguyễn Huy Thiệp ý thức rất rõ về điều đó. Khảo sát 47 truyện ngắn chúng tôi nhận thấy, trong đoạn văn mở đầu, Nguyễn Huy Thiệp đã nêu bật được hình tượng nhân vật. Loại đoạn văn này chiếm 40,4% (19/47).

Ví dụ:

Ít năm trước đây, tôi theo chân một toán thợ xẻ lên miền ngược kiếm ăn. Chúng tôi có năm người, do ông anh họ tôi tên là Bường đứng ra làm cai. Bường là một tay anh chị khét tiếng. Trước kia Bường đi bộ đội, ở một đơn vị đặc công thủy. Năm 1975, anh dây dưa vào một vụ trộm phân đạm ở huyện,

bị tù ba năm. Ra tù, Bường chẳng chịu làm ăn gì, mở một quán rượu thịt chó nhưng được hơn một năm thì phá sản. Thời gian Bường mở quán, trong làng tôi nhiều nhà bị mất trộm chó hết sức thần tình (...) Sau này, vì thua bạc chán đời, Bường phóng hỏa đốt quán. Ít lâu sau Bường chuyển sang nghề buôn cây (...) Được hai năm, anh bỏ đi buôn bè trên mạn ngược. Lần này, Bường về lập một toán thợ xẻ theo anh lên rừng kiếm ăn. Bường cho biết, ở miền núi, nghề thợ xẻ là nghề rất có triển vọng [17, tr.130].

(Những người thợ xẻ)

Ví dụ:

Sinh nhật con gái, bà Thiều làm cơm đãi khách. Dự hôm ấy có hai bà buôn vàng dưới phố, hai ông công chức cùng Sở ông Thiều và dăm thanh niên bè bạn của Thoa. Bà Thiều mặc bộ đồ xoa mỡ gà, trẻ đến mười tuổi. Thoa mặc quần bò, áo phông đỏ, trông lộng lẫy và khá đài các. Vẻ đẹp của cô, theo ý bà mẹ, là do “sức sống tinh thần” mang lại. Điều này đáng ngờ, bởi Thoa mới hai mươi tuổi, thi trượt đại học, rèn luyện trí tuệ chủ yếu thông qua giáo trình của lớp Anh văn buổi tối. Tuy nhiên, chính vẻ trẻ trung, cách đánh hông và cử chỉ tuyệt khéo khi nhăn mũi của cô quả rất ưa nhìn [17, tr.323].

(Huyền thoại phố phường)

2.2.1.3. Đoạn văn mở đầu dự báo về nội dung câu chuyện

Đoạn văn mở đầu trong truyện ngắn có chức năng dự báo một cách kín đáo về nội dung câu chuyện. Qua đoạn mở này, người đọc có thể đoán biết nội dung tiếp theo mà tác phẩm triển khai là gì. Dù cách mở có thể trực tiếp đi thẳng vào vấn đề hay dẫn dắt nội dung – chủ đề từ xa đến gần thì đoạn mở cũng có chức năng định hướng cho độc giả. Qua khảo sát chúng tôi thấy, đoạn mở đầu dự báo về nội dung câu chuyện xuất hiện khá nhiều trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chiếm 31,9% (15/47), tiêu biểu như: Sang sông, Giọt máu, Nạn dịch, Sói trả thù,...

Ví dụ:

Bến đò.

Sang đò có một nhà sư, một nhà thơ, một nhà giáo, một tên cướp, hai tên buôn đồ cổ, hai mẹ con, một cặp tình nhân và chị lái đò [17, tr.223].

(Sang sông)

Đọc đoạn văn này, người đọc không khỏi ngạc nhiên. Lẽ nào trên một chuyến đò ngang lại có cuộc gặp gỡ, tập hợp nhiều loại người có ý nghĩa đại diện cho các tầng lớp xã hội khác nhau như vậy? Đây là một sự sắp đặt có dụng ý của tác giả. Đoạn văn mở đầu này sẽ dự báo về một triết lí của nhà văn trong phần chính của truyện. Đó là cách thức hành xử khác nhau của các thành phần xã hội.

Nguyễn Huy Thiệp thật tài tình khi cho cả xã hội sang sông cùng trên một chuyến đò: “Đủ mặt thiên hạ, thiện – ác, tốt – xấu, kẻ cướp – tình yêu, buôn lậu, nam phụ lão ấu, đoan trinh – đĩ điếm, tôn giáo, lịch sử, khoa học, nghệ thuật” [6, tr.37]. Nhà văn xứng đáng là một tay lái đò điệu nghệ bởi ông biết trên chuyến đò ấy ông sẽ chở những ai, mỗi người sẽ có thái độ và hành động như thế nào khi lên đò. Đó là một cuộc sống dồn ép trên một khoang đò với nhiều sự kiện để mỗi nhân vật đều bộc lộ tính cách và bản chất thật của mình. Có thể nói, Sang sông là một truyện ngắn xuất sắc với đoạn văn mở đầu mang nội dung dự báo kín đáo.

2.2.2. Các kiểu mở đầu

Trong các sáng tác của mình, Nguyễn Huy Thiệp cũng sử dụng hai kiểu mở đầu thường gặp là: kiểu mở trực tiếp và kiểu mở gián tiếp.

2.2.2.1. Kiểu mở trực tiếp

Kiểu mở trực tiếp là dùng cách diễn đạt đi ngay vào nội dung – chủ đề của truyện. Cách mở này có những ưu điểm nhất định như: làm cho nội dung

của tác phẩm được thể hiện ngay từ đầu một cách rõ ràng, minh bạch, tránh được sự dàn trải dài dòng. Người đọc dễ tiếp nhận nội dung một cách chính xác, tránh được sự suy diễn. Tuy nhiên, đối với thể loại truyện ngắn, kiểu mở trực tiếp không được các nhà văn sử dụng nhiều. Bởi nó thường khô khan, ít lôi cuốn, không gợi tạo được không khí, giọng điệu sinh động cho tác phẩm.

Một phần của tài liệu Đoạn văn mở đầu và kết thúc trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)