Đoạn văn mở đầu là một bức thư

Một phần của tài liệu Đoạn văn mở đầu và kết thúc trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. (Trang 39 - 40)

5. Bố cục của khóa luận

2.1.2.3. Đoạn văn mở đầu là một bức thư

Nguyễn Huy Thiệp không chỉ tạo ra đoạn mở đầu đặc biệt là một từ, một câu văn mà tác giả còn mở đầu truyện ngắn của mình bằng một bức thư (một văn bản). Có thể nói, đây là lối dẫn truyện hết sức sáng tạo của nhà văn.

Khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi thấy đoạn văn mở đầu bằng một bức thư chiếm số lượng nhỏ 14,3% (1/7).

Ví dụ:

Em,

tệ nhất thành phố. Quán vắng khách, không ai quấy rầy anh. Trời đang mưa. Anh ngồi viết... Khuôn mặt em hiện ra trong anh. Em đang ở xa. Em đang ở đâu? Những ý nghĩ của anh hướng cả về em. Em hiển hiện. Em ngồi bên cạnh và sắp xếp những con chữ rời rạc.

Hôm ấy trời cũng mưa, mưa như trút. Anh và em ngồi trong xó tối. Trước mặt chúng ta có hai phụ nữ, một người thấp, một người cao, cả hai đều đẹp. Anh nhắc em chú ý đến cô gái cao, để tóc xõa, mỗi khi cười lại hay ngả người vào ghế. Em hỏi anh tên người ấy. Anh bảo: “Gọi gì mà chẳng đượ c? Tên người cũng là một thứ kí hiệu thôi. Anh gọi cô ta là N”. Em bảo: “Thế người ngồi cạnh là M. à?” Anh bảo: “Phải” [17, tr.402].

(Mưa)

Thư từ vốn là phương tiện truyền tải tình cảm, cảm xúc. Cách vào đề bằng một bức thư khiến cho câu chuyện được kể thấm đẫm cảm xúc. Và đặc biệt, nó rất phù hợp với câu chuyện tình yêu của hai nhân vật nữ trong tác phẩm. Hơn nữa, những kỉ niệm được nhắc đến trong bức thư còn tạo cho người đọc cảm giác như đang chứng kiến một câu chuyện có thật. Câu chuyện được kể vì thế trở nên chân thực hơn, khách quan hơn.

Một phần của tài liệu Đoạn văn mở đầu và kết thúc trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)