Đoạn văn mở đầu theo kiểu diễn dịch

Một phần của tài liệu Đoạn văn mở đầu và kết thúc trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. (Trang 32 - 33)

5. Bố cục của khóa luận

2.1.1.1. Đoạn văn mở đầu theo kiểu diễn dịch

Đoạn văn mở đầu theo kiểu diễn dịch là đoạn văn có câu đầu nêu nội dung khái quát, những câu sau “phụ họa” cho câu đầu, dẫn dắt các ý tuần tự vào truyện. Kiểu đoạn văn này được các nhà văn sử dụng nhiều trong đoạn mở đầu vì điểm mạnh của nó là đặt ra vấn đề có tính chất khái quát cho toàn tác phẩm. Đến phần nội dung, người viết sẽ làm nhiệm vụ triển khai cụ thể phần đặt vấn đề ấy. Ở đoạn văn mở đầu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, kiểu đoạn văn diễn dịch được tác giả sử dụng nhiều, chiếm 65% (26/40) cao nhất trong các kiểu đoạn văn.

Ví dụ:

(1) Sinh là một thiếu nữ mồ côi ở bản Hua Tát. (2) Nghe nói ngày xưa mẹ nàng bị ma chài, đẻ nàng trong rừng. (3) Nàng gầy gò, bé nhỏ, trông rất đáng thương. (4) Nàng không bao giờ được ăn miếng ngon, mặc váy áo đẹp. (5) Thân phận côn hươn, nàng sống thui thủi như con chim cút [17, tr. 310].

(Nàng Sinh – Những ngọn gió Hua Tát)

Câu (1) nêu đối tượng “nàng Sinh” với hoàn cảnh là “thiếu nữ mồ côi”. Câu (2) giới thiệu về xuất thân. Câu (3) giới thiệu về ngoại hình. Câu (4) giới thiệu về gia cảnh nghèo khó. Câu (5) giới thiệu về thân phận. Các câu (2), (3), (4), (5) cùng tập trung làm rõ hoàn cảnh mồ côi đáng thương của nàng.

Ví dụ:

(1) Trong số người quen của tôi, tôi rất nể phục nhà nghiên cứu văn học X. (2) Anh am hiểu các vấn đề lý luận văn học ở ta (lĩnh vực mà thú th ực tôi không hiểu gì mấy). (3) Những bài viết của X. có thời được nhiều người ví như “ngọn roi” quất vào “con ngựa sáng tác văn học” giúp nó ph i nhanh hơn và không trật đường [17, tr.38].

Câu (1) nêu lên thái độ nể phục của nhân vật “tôi” đối với “nhà nghiên cứu văn học X”. Câu (2) giới thiệu X là người am hiểu các vấn đề lí luận văn học. Câu (3) giới thiệu về giá trị những bài viết của X. Như vậy, các câu (2), (3) tập trung giải thích vì sao nhân vật “tôi” lại có thái độ ấy.

Ví dụ:

Lò Văn Pành là ông già nổi tiếng ở bản Hua Tát. Hơn tám mươi tuổi, hàm răng của ông vẫn còn đều tăm tắp như răng chàng trai mười bảy tuổi. Cối đá giã gạo, ông dùng một tay cử lên như bỡn. Ông làm bằng ba người khác. Uống rượu cũng vậy, sức ông có thể chấp nổi muôn người. Tráng đinh trong bản Hua Tát nhìn ông kiêng nể [17, tr.296].

(Đất quên)

Qua việc khảo sát đoạn văn mở đầu, chúng tôi nhận thấy cả mười câu chuyện trong chùm truyện ngắn Những ngọn gió Hua Tát, nhà văn đều sử dụng cách viết đoạn mở theo kiểu diễn dịch. Ở đoạn mở, câu đầu thường được viết theo một khuôn mẫu chung: Trạng ngữ chỉ thời gian/ nơi chốn + nhân vật tham gia câu chuyện. Các câu tiếp theo tập trung giải thích cho câu đầu. Cách mở này cho thấy lối tư duy rất rạch ròi, chặt chẽ; lối viết nghiêm ngặt, không dư thừa. Đồng thời, đây cũng là nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Có thể nói, ông đã vận dụng khéo léo cách dẫn truyện của những câu chuyện cổ tích vào tác phẩm của mình.

Một phần của tài liệu Đoạn văn mở đầu và kết thúc trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)