Hệ thống phim tư liệu

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tranh ảnh và phim tư liệu lịch sử nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn (1975 - 2000) (chương trình chuẩn) ở trường THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng. (Trang 43)

7. Bố cục của đề tài

2.2.2. Hệ thống phim tư liệu

Bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1975

Mục II. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở hai miền đất nƣớc

Nguồn: https://youtu.be/5ZKGis2uPac Tên phim: Lịch sử Việt Nam 1975 - 2000

Nội dung đoạn phim nói về tình hình hai miền Nam – Bắc sau khi thống nhất đát nước. Thông qua hình ảnh bệnh viện Bạch Mai bị tàn phá, Cầu Long Biên bị gãy ở

miền Bắc, làng mạc ruộng đất bị tàn phá nặng nề ở miền Nam cùng với những hình ảnh nhân dân đi tham gia các hoạt động bỏ phiếu.

Bài 26: Đất nƣớc trên đƣờng đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 – 2000) Mục I. Đƣờng lối đổi mới cuả Đảng

1. Hoàn cảnh lịch sử mới.

+ Giáo viên sử dụng một đoạn phim tư liệu về lịch sử trong giai đoạn này để làm rõ hơn về nội dung của bài học:

Nguồn: https://youtu.be/BPrPA-Gfutc

Tên phim: Hình ảnh trước và sau đổi mới của việt nam

Nội dung đoạn phim tư liệu nói về những hình ảnh của Việt Nam trước và sau công cuộc đổi mới có sự thay đổi nhất định về con người, tình hình xã hôi – kinh tế được cải thiện, khôi phục và phát triển hơn trước.

Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

+ Giáo viên cho học sinh xem đoạn video tư liệu về quá trình thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam 3 – 2 – 1930.

Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=VGRNn9u3pCA Tên phim: Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam 1930.

Nội dung phim tư liệu nói về quá trình ra đời của các tổ chức cộng sản đó là Đông dương cộng sản Đảng, Đông dương cộng sản liên đoàn và An nam cộng sản Đảng cùng với sự hợp nhất ba Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hương cảng Trung Quốc trở thành một Đảng duy nhất là Đảng cộng sản Việt Nam.

2. Thời kì 1930 – 1945.

+ Giáo viên cho học sinh xem một đoạn tư liệu nói về phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh.

Nguồn: https://youtu.be/gKs0p5ApiVQ

Tên phim: Diễn biến phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1930

Nôi dung đoạn phim nói về diễn biến cuộc khởi nghĩa Xô Viết Nghệ - Tĩnh trong năm 1930. Hành động của các lực lượng Công – nông – binh và thực dân Pháp trong phong trào này.

3. Thời kì 1945 – 1954

+ Giáo viên cho học sinh xem một đoạn phim tư liệu về Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 2 – 9 – 1945.

Nguồn: https://youtu.be/C79b_9ZhKNM

Tên phim: Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập - Quốc Khánh 2 - 9 - 1945

Nội dung phim nói về trong thời khắc thiêng liêng của buổi sáng ngày 02-9-1945 tại Quảng trường a Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

4. Thời kì 1954 – 1975

- Giáo viên cho học sinh xem một đoạn phim lịch sử về phong trào Đồng Khởi. Nguồn: https://youtu.be/SAftY6mTLB4

Tên phim: Phong trào đấu tranh đồng khởi nghĩa ến Tre

Nội dung phim nói về phong trào Bến Tre Đồng Khởi, diễn biến cũng như tính chất của phong trào Đồng Khởi.

+ Giáo viên cho học sinh xem một đoạn phim tư liệu về Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 2 – 9 – 1945.

Nguồn: https://youtu.be/C79b_9ZhKNM.

+ Giáo viên cho học sinh xem một đoạn phim lịch sử về phong trào Đồng Khởi. Nguồn: https://youtu.be/SAftY6mTLB4

CHƢƠNG 3. SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ PHIM TƢ LIỆU GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1975 – 2000)

(CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN) Ở TRƢỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG.

3.1. Những nguyên tắc chung đối với việc sử dụng tranh ảnh và phim tƣ liệu để dạy học lịch sử

Như chúng ta đã biết, môn lịch sử có vị trí và ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào với thành tựu dựng nước và giữ nước của tổ tiên và từ đó xác định nhiệm vụ trong hiện tại có thái độ đúng đối với sự phát triển hợp quy luật cuả tương lai.

Trong hướng dạy học mới hiện nay, yêu cầu người giáo viên phải biết tạo điều kiện cho học sinh tự tìm tòi, khai thác kiến thức, biết điều khiển các hoạt động nhận thức của mình bằng việc đổi mới phương pháp trong dạy học lịch sử bằng cách đưa các tranh ảnh và phim tư liệu vào trong quá trình giảng dạy bộ môn lịch sử đây là một phương pháp dạy học đã trở thành một nhân tố quan trọng trong hoạt động dạy học, vì nó vừa là phương tiện giúp học sinh khai thác kiến thức, vừa là nguồn tri thức đa dạng, phong phú mà học sinh rất dễ nắm bắt. Đồng thời, việc xây dựng tranh ảnh và phim tư liệu trong dạy học lịch sử phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

3.1.1 Phải nắm vững yêu cầu chương trình và nội dung môn học

Công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi giáo dục phổ thông phải đào tạo những con người phát triển toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mỗi môn học ở nhà trường phổ thông với đặc trưng của mình đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ, trong đó có Lịch sử.

Những kiến thức lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc từ cổ đến kim đều có tác động không chỉ đến trí tuệ mà cả trái tim học sinh. Các con người thực, việc thực trong quá khứ sẽ gợi dậy trong học sinh những tư tưởng tình cảm đúng đắn, mà những tư tưởng tình cảm này là hành trang tối cần thiết cho thế hệ trẻ trong điều kiện mở cửa, hội nhập với thế giới. Song, muốn phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử trong việc giáo dục học sinh, cần nâng cao hiệu quả dạy học. Trong đó, mục đích của dạy học là nâng cao hiệu quả bài học.

Việc học lịch sử hiệu quả phải đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Đây là vấn đề quan trọng, nhưng rất khó khăn, phức tạp. Việc giáo dục phải phù hợp với nội dung bài học, trình độ, yêu cầu học sinh, nó không phải cung cấp cho các em kiến thức có sẵn, những khẩu hiệu sáo rỗng mà không có tác dụng gì với việc giáo dục. Kết quả giáo dục thể hiện ở thái độ, xúc cảm của học sinh đối với các sự kiện, nhân vật, những phản ứng tự nhiên,… của các em đối với hiện tượng và nhân vật lịch sử. Mặt khác, kết quả giáo dục còn thể hiện ở kỹ năng của học sinh trong việc đánh giá đúng sự kiện, vai trò của nhân vật lịch sử, kỹ năng sử dụng những kiến thức lí luận đã học để phân tích các hiện tượng xã hội của quá khứ và hiện tại. Những biểu hiện này là cơ sở để giáo dục cho học sinh tư tưởng chính trị, đạo đức trong quá trình học tập.

Việc giáo viên xây dựng tranh ảnh và phim tư liệu trong dạy học lịch sử phải đảm bảo về mặt hình thức và cung cấp nội dung đầy đủ cho các em học sinh, kết quả đích thực đạt được sau một quá trình nó phải thể hiện trên cả ba mặt: hình thành kiến thức, kết quả giáo dục, và phát triển toàn diện của học sinh. Để có thể đạt được kết quả cao trong quá trình dạy học, đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững kiến thức chuyên môn và có tính sáng tạo biết áp dụng các phương pháp dạy học mới thu hút quá trình học của học sinh trong quá trình dạy học lịch sử.

Bên cạnh đó, xuất phát từ thực trang việc học tập lịch sử hiện nay – đa phần các em coi Lịch sử là môn phụ, học chống đối, không thích học Lịch sử, sợ sử, chán sử… chúng ta cần phải có nhận thức mới về bộ môn, về bài học lịch sử. Mỗi một bài học phải đem đến cho học sinh niềm say mê học tập, có mong muốn, nhu cầu học tập, phải đem đến cho học sinh niềm say mê trong học tập. Nói cách khác, nền giáo dục lịch sử không đặt nặng trọng tâm vào kiến thức, mà phải đặt trọng tâm vào khơi dậy đam mê của học sinh, kích thích tò mò, hứng thú, sáng tạo để các em có thể tự tìm kiếm những gì không chỉ trong phạm vi kiến thức ở nhà trường, mà cả kiến thức ngoài xã hội, để các em thấy rằng, mỗi ngày đến trường, mỗi một bài học lịch sử đều có ích.

3.1.2 Đảm bảo tính Đảng và khoa học

Dạy học lịch sử phải đảm bảo tính Đảng, tính Đảng thể hiện trong việc phản ánh được sự tồn tại khách quan của sự vật, hiện tượng một cách chân thực; thể hiện kết quả nghiên cứu sự vật, hiện tượng cụ thể để đạt tới chân lý khách quan. Tính

Đảng yêu cầu người viết phải dựa vào hệ tư tưởng của Đảng và đứng trên lập trường giai cấp. Đối với chúng ta phải dựa vào lập trường, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Với mục tiêu của giáo dục hiện nay là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất và thẩm mĩ và kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dưng tư cách và trách nhiệm của công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoăc đi vào cuộc sống lạo động, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy lịch sử lớp 12 giai đoạn (1975 - 2000) cần phải nắm vững trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước để có cái nhìn đúng đắng vi. Khi xây dựng tranh ảnh và phim tư liệu trong dạy học lịch sử, giáo viên cần có lập trường chính trị đúng đắn, kiên định với đường lối của Đảng, giáo viên cần tránh trường hợp sử dụng sai lệch so với chuẩn kiến thức và lệch so với mục tiêu.

Khi xây dựng tranh ảnh và phim tư liệu lịch sử cần phải đảm bảo tính khoa học. Các bài học phải phản ánh được sự thật lịch sử đã diễn ra, không bóp méo, xuyên tạc lịch sử cần xác định đúng thời gian và không gian của các sự kiện lịc sử vì sự kiện lịch sử không được xếp vào thời gian và không gian nhất định, chỉ là tập hợp một đống tài liệu ngổn ngang, không có ý nghĩa. Bên cạnh đó, người giáo viên cần phải thường xuyên nghiên cứu và cập nhật những thành tựu của khoa học giáo dục, khoa học lịch sử có như vậy thì việc lựa chọn và sử dụng tài liệu mới phát huy được vai trò và tác dụng của nó.

Các sự kiện, nhân vật lịch sử không phải chỉ trình bày là học sinh hiểu ngay được một cách đúng đắn, thấu đáo, bởi tính phức tạp và nhảy cảm của nó, đặc điêm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh ngày càng phát triển hơn trước nhiều, có cái nhìn sâu hơn. Vì vậy mà tính khoa học của nội dung bài học gắn chặt với tính vừa sức đối với việc lĩnh hội của học sinh về khối lượng kiến thức và đảm bảo việc giáo dục quan điểm, tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức cho học sinh. Giáo viên cần lựa chọn, khai thác và xây dựng tranh ảnh và phim tư liệu trong dạy học lịch sử phù hợp với trình độ, yêu cầu hiểu biết của học sinh THPT. Bên cạnh đó,

cần phải chú trọng đến khả năng phân tích, tổng hợp sự kiện, đánh giá sự kiện và rút ra được bài học lịch sử.

3.1.3 Phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động nhận thức lịch sử

Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh có nghĩa là phải thay đổi cách dạy và cách học. Chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọc- chép”, giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm hay còn được gọi là dạy và học tích cực. Trong cách dạy này học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học.

Việc phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động nhận thức lịch sử là một nguyên tắc, nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên trong dạy học lịch sử. Tính tích cực của học sinh trong nhận thức lịch sử đó là học sinh không chỉ biết mà hiểu lịch sử, nắm bắt được những quy luật tự nhiên, xã hội. Trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, hoạt động tiếp nhận của học sinh đó là tiếp nhận những tri thức khoa học của loài người và vận dụng những tri thức vào hoạt động trong cuộc sống thực tiễn. Nếu nắm bắt kiến thức một cách máy móc theo kiểu học thuộc lòng sẽ không biết vận dụng vào thực tế. Ngược lại, nếu không nắm bắt kiến thức một cách cụ thể, không có tri thức sẽ không giải quyết được vấn đề mà cuộc sống đặt ra. Cả hai yêu cầu đó chỉ có thể giải quyết thông qua việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh thông qua quá trình dạy học.

Phát huy tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Vì vậy, giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Tính tích cực của học sinh được phát huy dưới tác động của phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học là công cụ của giáo viên để trang bị cho học sinh những kiến thức và tổ chức quá trình nhận thức. Như vậy, học sinh phát huy được tính tích cực trong hoạt động nhận thức hay không trước hết phụ thuộc vào phương

pháp dạy học của giáo viên. Trong một bài học, nếu giáo viên chỉ bám vào sách giáo khoa và không liên hệ, mở rộng kiến thức trong các tài liệu ngoài sách giáo khoa sẽ dẫn đến hiện tượng nhàm chán, không tạo được không khí và hứng thú học tập cho học sinh. Ngược lại, giáo viên tổ chức dạy học theo quá trình nhận thức, liên hệ, mở rộng kiến thức, tích hợp sẽ tạo được hứng thú học tập của học sinh và qua đó phát huy tính tích cực của học sinh.

3.2. Các hình thức và biện pháp sử dụng tranh ảnh và phim tƣ liệu để dạy học các bài lịch sử Việt Nam từ năm (1975 – 2000) sách giáo khoa lớp 12, trƣờng THPT

Trong quá trình dạy học, mỗi bài học có nội dung, nhiệm vụ riêng biệt, đòi hỏi phải có phương pháp tiến hành phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của bài học. Việc xây dựng tranh ảnh và phim tư liệu trong dạy học lịch sử Việt Nam (1975 – 2000)

3.2.1. Sử dụng phim tư liệu lịch sử để giới thiệu bài mới gây hứng thú cho học sinh sinh

Thay cho cách giới thiệu bài thông thường bằng phương pháp thuyết trình, giáo viên cho học sinh xem một đoạn phim tư liệu lịch sử nhằm thu hút các em vào bài học mới. Ví dụ 1: Trước khi dạy bài mới, bài 26: Đất nước trên đường đổi mới

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tranh ảnh và phim tư liệu lịch sử nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn (1975 - 2000) (chương trình chuẩn) ở trường THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng. (Trang 43)