Sử dụng phim tư liệu lịch sử để giới thiệu bài mới gây hứng thú cho học sinh

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tranh ảnh và phim tư liệu lịch sử nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn (1975 - 2000) (chương trình chuẩn) ở trường THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng. (Trang 50 - 56)

7. Bố cục của đề tài

3.2.1. Sử dụng phim tư liệu lịch sử để giới thiệu bài mới gây hứng thú cho học sinh

liên hệ, mở rộng kiến thức, tích hợp sẽ tạo được hứng thú học tập của học sinh và qua đó phát huy tính tích cực của học sinh.

3.2. Các hình thức và biện pháp sử dụng tranh ảnh và phim tƣ liệu để dạy học các bài lịch sử Việt Nam từ năm (1975 – 2000) sách giáo khoa lớp 12, trƣờng THPT

Trong quá trình dạy học, mỗi bài học có nội dung, nhiệm vụ riêng biệt, đòi hỏi phải có phương pháp tiến hành phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của bài học. Việc xây dựng tranh ảnh và phim tư liệu trong dạy học lịch sử Việt Nam (1975 – 2000)

3.2.1. Sử dụng phim tư liệu lịch sử để giới thiệu bài mới gây hứng thú cho học sinh sinh

Thay cho cách giới thiệu bài thông thường bằng phương pháp thuyết trình, giáo viên cho học sinh xem một đoạn phim tư liệu lịch sử nhằm thu hút các em vào bài học mới. Ví dụ 1: Trước khi dạy bài mới, bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 – 2000). Giáo viên sử dụng một đoạn phim tư liệu lịch sử nói về bước đầu đổi mới của đất nước: Nguồn: https://youtu.be/BPrPA-Gfutc. Nội dung đoạn phim tư liệu nói về những hình ảnh của Việt Nam trước và sau công cuộc đổi mới có sự thay đổi nhất định về con người, tình hình xã hôi – kinh tế được cải thiện, khôi phục và phát triển hơn trước. Thông qua đoạn phim tư liệu giới thiệu vào bài mới sẽ tạo nên sự hứng thú của các em vào bài học, giúp cho bài học được đạt kết quả cao trong quá trình dạy.

3.2.2. Đưa vào bài giảng các tranh ảnh nhằm minh họa những sự kiện đang học làm cho bài học thêm phong phú, giờ học thêm sôi động

Bản chất của bộ môn lịch sử mang tính khô khan, nhiều chữ và không tạo ra được sự hứng thú học tập cho các em học sinh. Vì vậy, để giúp các em có hứng thú trong học tập môn lịch sử và tái hiện lịch sử một cách sinh động việc xây dựng tranh ảnh và phim tư liệu là một trong những biện pháp để các em có thể khơi dậy trong đầu về sự kiện lịch sử đã xảy ra. Ví dụ 1: Khi dạy về bài 24: Việt Nam trong

năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1975, Mục I. Tình hình hai miền Bắc – Nam sau năm 1975, giáo viên sử dụng hình ảnh nhân dân Sài Gòn dự mít tinh mừng miền Nam hoàn toàn giải phóng. Việc sử dụng hình ảnh trên giúp học sinh tái hiện lại hình ảnh ngày lịch sử miền Nam thống nhất đất nước. Sử dụng tranh ảnh để giải thích các sự kiện, hiện tượng lịch sử trong giai đoạn để giúp học sinh năm rõ nội dung của bài học. Giáo viên sử dụng tranh ảnh để đưa học sinh vào những nội dung có vấn đề, nhằm hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa kết hợp với tranh ảnh để khai thác được nội dung bài học, hiểu được bản chất của từng sự kiện để đánh giá một cách chính xác. Ở mục II. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở hai miền đất nước. Sử dụng hình ảnh về những thành tựu đã đạt được trong quá trình khôi phục và phát triển kinh tế hai miền Bắc – Nam, hình ảnh nói lên sự chuẩn bị khai giảng năm học 1975 – 1976, hình ảnh khai giảng đầu tiên sau ngày giải phóng. Giáo viên kết hợp nội dung trong sách giáo khoa và ý nghĩa của hình ảnh để nói lên miền Bắc đã từng bước khôi phục và đạt được những thành tựu trong công cuộc khôi phục về văn hóa – giáo dục. Đồng thời kết hợp với hình ảnh tuyến đường sắt thống nhất từ Hà Nội đi Thành Phố Hồ Chí Minh sau 30 năm bị gián đoạn đã hoạt động trở lại. Giáo viên sử dụng những hình ảnh trên để giảng dạy vào bài học làm cho học sinh thu hút và hiểu hơn về nội dung bài học.

Ví dụ 2. Khi dạy bài 25: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976 – 1986). Mục 2: Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm 1976 – 1980. Giáo viên xây dựng hình ảnh nhà máy thủy điện sông Đà ở Hòa Bình, thông qua hình ảnh giáo viên đi tập trung làm rõ cho học sinh về sự phát triển công nghiệp trong ngành thủy điện. Cùng với hình ảnh xí nghiệp Điện cơ Lidico sản xuất quạt B400 – sản phẩm đầu tiên được Nhà nước cấp dấu chất lượng cấp 1, tháng 10/1982 (Nguồn: Tư liệu Trung tâm Thông tin Triển lãm). Giáo viên sử dụng hình ảnh trên làm rõ sự phát triển của nền kinh tế qua đó giúp học sinh thấy được nhà nước thực hiện kế hoạch 5 năm 1976 – 1980 là phù hợp với sự khôi phục và phát triển đất nước trong giai đoạn này.

Ví dụ 3. Khi dạy bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986

– 2000), giáo viên sử dụng hình ảnh đểnói lên được một số thành tựu khi thực hiện

mục 1. Hoàn cảnh lịch sử mới, giáo viên sử dụng hình ảnh Đại hội VI để giới thiệu cho học sinh đây là Đại hội đề xướng và lãnh đạo thành công trong sự nghiệp đổi mới. Đại hội khẳng định quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần cách mạng và khoa học hoạch 5 năm (1976 – 1985). Cùng với nhân vật Nguyễn Văn Linh - Uỷ viên Bộ Chính trị đọc diễn văn khai mạc Đại hội VI. Ông được xem là người mở đường và có công lớn trong công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam. Qua việc giới thiệu hình ảnh về nhân vật Nguyễn Văn Linh sẽ làm cho các em học sinh có kiến thức chuyên sâu và hiểu biết hơn về Đại hội cũng như công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam, thông qua đó các em có điều kiện hiểu hơn về nhân vật có tầm quan trọng trong lịch sử.

Giáo viên xây dựng các hình ảnh để nêu vấn đề thông qua các hình ảnh sẽ giúp cho các em được quan sát và nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, đồng thời phát triển tư duy khám phá cho học sinh. Khi giảng mục 2. Đường lối đổi mới của Đảng, giáo viên sử dụng các hình ảnh nói lên sự phát triển kinh tế trong quá trình đổi mới, giáo viên sử dụng hình ảnh xí nghiệp 26, dựa vào hai hình ảnh của xí nghiệp qua hai năm 1978 và 1985 để thấy được sự phát triển kinh tế trong công cuộc khôi phục và phát triển của đất nước. Kết hợp với hình ảnh các công nhân nhà máy VyKyno thuộc khu Công nghiệp iên Hòa (tháng 5/1975). Giáo viên đưa vào hình ảnh này để làm rõ cho học sinh dễ nắm bắt hơn về nội dung bài học.

Trong mục II. Qúa trình thực hiện đường lối đổi mới (1986 – 1990). Ở phần b. Kết quả bước đầu của công cuộc đổi mới. Giáo viên đưa ra các hình ảnh minh chứng về những thành tựu đạt được trong bước đầu công cuộc đổi mới. Giáo viên sử dụng hình ảnh khung cảnh trong phân xưởng của nhà máy Thực phẩm đông lạnh số 1, nơi chế biến các sản phẩm hải sản xuất khẩu với quy mô 3.300 công nhân vào năm 1988 hay hình ảnh kinh doanh thời đổi mới năm 1988 kết hợp với hình ảnh xuất khẩu gạo tại cảng Sài Gòn có sự góp mặt của Tổng í thư đầu tiên của thời kỳ đổi mới (1986 – 1991), đồng chí Nguyễn Văn Linh. Thông qua những hình ảnh giáo viên cho quan sát kết hợp với nội dung trong sách giáo khoa, giáo viên có thể giúp học sinh nhận xét về công cuộc đổi mới của đất nước ta.

Ví dụ 3. Khi dạy bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000, ở phần mục I. Các thời kỳ phát triển của lịch sử dân tộc, trong mục 1. Thời kì 1919 – 1930, giáo viên sử dụng một số hình ảnh tiêu biểu để giới thiệu cho học sinh về

thời kì này: Hình ảnh Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác Lênin; Hình ảnh Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (tổ chức tại Tua), năm 1920; Hình ảnh thể hiện các kỳ Đại hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam; Hình ảnh Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 3 – 2 – 1930. Thông qua nhưng hình ảnh mà giáo viên sử dụng sẽ giúp cho các em học sinh nhớ lại những kiến thức chính đã học trong thời kỳ này, giúp các em dễ tiếp thu vào bài học.

Trong mục 2. Thời kì 1930 – 1945, sau khi cho học sinh xem một đoạn tư liệu nói về phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh, giáo viên sử dụng hình ảnh vào ngày 10-5-1941 đây là ngày đầu tiên diễn ra Hội nghị Trung ương VIII của Đảng Cộng sản Đông ương họp tại Pác Bó (Cao Bằng). Việc xây dựng hình ảnh trong Hội nghị này làm cho học sinh dễ nắm bắt được ý chính của nội dung bài học. Đồng thời nhắc lại kiến thức về ý nghĩa của Hội nghị có ý nghĩa lớn như thế nào trong đường lối kháng chiến của Đảng ta.

Trong mục 3. Thời kì 1945 – 1954. Giáo viên xây dựng hình ảnh có ý nghĩa

quan trọng rất lớn đối với dân tộc ta đó là trong thời khắc rất đổi thiêng liêng của buổi sáng ngày 02-9-1945 tại Quảng trường a Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản tuyên ngôn, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Việc xây dựng hình ảnh trên khắc sau vào trí nhớ cho các em học sinh, đây là một trong những sự kiện có ý nghĩa đặc biệt mà bắt buộc các em học sinh khi học lịch sử phải nhớ rõ. Tiếp theo nội dung giáo viên sử dụng hình ảnh tại chiến dịch Điện Biên Phủ và diễn biến chiến thắng Điện Biên Phủ qua những hình ảnh lịch sử. Việc xây dựng những hình ảnh này giáo viên khắc sâu cho học sinh nhớ lại những sự kiện chính trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã được học, một trong những chiến thắng vang dội và có tầm ảnh hưởng lớn của đất nước. Đồng thời tạo cho các em học sinh dễ dàng củng cố lại kiến thức trong giai đoạn này.

Trong mục 4. Thời kì 1954 – 1975. Sau khi giáo viên cho học sinh xem một đoạn phim lịch sử về phong trào Đồng Khởi thì giáo viên xây dựng hình ảnh đoàn quân ta trong cuộc chiến đấu “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ, hình ảnh trong chiến thuật “Trực thăng vận, thiết xa vận” lần đầu tiên được Mỹ sử dụng trong “chiến tranh cục bộ” và hình ảnh Lính Mỹ hướng dẫn trực thăng y tế thả cáng đón binh sĩ bị thương trong cuộc chiến tranh. Giáo viên sử dụng các hình ảnh qua mỗi

cuộc chiến tranh nhằm củng cố lại kiến thức cho học sinh, qua đó học sinh có cái nhìn sâu sắc hơn về các cuộc chiến tranh trong lịch sử.

Nhằm hiểu rõ hơn nội dung bài học giáo viên xây dựng hình ảnh Ông Lê Đức Thọ, đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký thông báo chung với Hoa Kỳ về thực thi Hiệp định Paris, ngày 13/6/1973 và toàn cảnh Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. Giáo viên xây dựng hai hình ảnh này vào bài học nhằm thu hút các em vào nội dung chính của bài học, thông qua hai hình ảnh giáo viên củng cố về mặt kiến thức tiêu biểu cho các em học sinh về nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Paris. Qua đó giúp các em có thể nhớ lại kiến thức của nội dung đã học.

Trong mục 5. Thời kì 1975 – 2000. Giáo viên đưa ra một số hình ảnh về thành tựu đã đạt được đó là hình ảnh vàng son một thời của nhà máy lương công nhân tương đương lương giám đốc và hình ảnh kiến nghị giữ lại một phần các xưởng của nhà máy dệt Nam Định. Cùng với hình ảnh tết người Bắc ở Sài Gòn. Qua việc xây dựng các hình ảnh trên giúp cho học sinh nắm được những thành tựu của đất nước ta sau công cuộc đổi mới, giúp học sinh có niềm tin về kế hoạch và đường lối của Đảng và Nhà nước ta.

Ở phần mục II. Nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm. Giáo viên sử dụng hình ảnh góp gạo chống đói của đồng bào cả nước tham gia để cùng nhau diệt giặc đói; Hình ảnh Bác Hồ thăm lớp học Bình dân học vụ và hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với nông nghiệp - nông dân – nông thôn. Qua việc sử dụng các hình ảnh trên sẽ giúp cho các em học sinh hiểu sâu sắc hơn về nguyên nhân dẫn đến cuộc kháng chiến thắng lợi, từ đó hình thành nên nhân cách và phẩm chất tinh thần yêu nước của các em học sinh.

3.2.3. Xây dựng hệ thống tranh ảnh và phim tư liệu lịch sử kết hợp với đồ dùng trực quan

Phương pháp trực quan giữ một vị trí quan trọng trong dạy học lịch sử, làm cho việc dạy học lịch sử được phong phú, sinh động, kích thích hứng thú học tập và phát triển năng lực tư duy, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, năng lực cho học sinh. Phương pháp trực quan góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hóa các sự kiện và khác phục tình trạng “ hiện đại hóa” lịch sử của học sinh.

Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu sắc những hình ảnh, những sự kiện lịch sử. Chính vì vậy, việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông là một điều kiện không thể thiếu được. Đồ dùng trực quan được chia ra làm hai nhóm chính sau:

- Đồ dùng trực quan hiện vật ( những di tích lịch sử cách mạng, những di vật khảo cổ và những di vật thuộc các thời đại lịch sử).

- Đồ dùng trực quan tạo hình ( mô hình, sa bàn, các loại đồ phục chế, hình vẽ, phi, ảnh). Để phát huy việc sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả, nó đòi hỏi người giáo viên phải có một năng lực sư phạm thực sự, không phải chỉ biết lựa chon đồ dùng trực quan cho phù hợp với nội dung bài học mà còn phải tìm cách để đồ dùng trực quan đó thực sự là một nội dung phản ánh lịch sử quá khứ một cách cụ thể nhất, sinh động nhất, vừa khoa học lại vừa dễ hiểu, chứ không phải là sự minh họa qua loa, đơn giản.

Việc xây dựng tranh ảnh kết hợp với đồ dùng trực quan sẽ góp phần tích cực trong việc truyền đạt nội dung kiến thức và tạo nội dung hứng thú học tập cho học sinh, mang lại hiệu quả thiết thực cho bài giảng. Ví dụ: Khi dạy về bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 – 2000).Mục I.1. Hoàn cảnh lịch sử mới. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và tìm hiểu bức hình 86 ( tr210) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12 – 1986). Dựa vào bức hình, giáo viên có thể giới thiệu về Đại hội cho học sinh nắm rõ hơn. Đây là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp tại Hà Nội từ ngày 15 đến 18-12-1986. Dự Đại hội có 1129 đại biểu thay mặt cho gần 1,9 triệu đảng viên trong toàn Đảng. Đến dự

Đại hội có 32 đoàn đại biểu quốc tế. Đại hội khẳng định quyết tâm đổi mới công tác

lãnh đạo của Đảng theo tinh thần cách mạng và khoa học.

Ở phần II.1.b. Tiến bộ và hạn chế của sự nghiệp đổi mới. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và tìm hiểu bức hình 88: Khai thác dầu ở mỏ Bạch Hổ trên Biển Đông kết hợp với tranh ảnh khung cảnh trong phân xưởng của nhà máy thực phẩm đông lạnh số 1, nơi chế biến các sản phẩm hải sản xuất khẩu với quy mô 3.300 công nhân

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tranh ảnh và phim tư liệu lịch sử nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn (1975 - 2000) (chương trình chuẩn) ở trường THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng. (Trang 50 - 56)