Đảm bảo tính Đảng và khoa học

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tranh ảnh và phim tư liệu lịch sử nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn (1975 - 2000) (chương trình chuẩn) ở trường THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng. (Trang 47 - 49)

7. Bố cục của đề tài

3.1.2 Đảm bảo tính Đảng và khoa học

Dạy học lịch sử phải đảm bảo tính Đảng, tính Đảng thể hiện trong việc phản ánh được sự tồn tại khách quan của sự vật, hiện tượng một cách chân thực; thể hiện kết quả nghiên cứu sự vật, hiện tượng cụ thể để đạt tới chân lý khách quan. Tính

Đảng yêu cầu người viết phải dựa vào hệ tư tưởng của Đảng và đứng trên lập trường giai cấp. Đối với chúng ta phải dựa vào lập trường, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Với mục tiêu của giáo dục hiện nay là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất và thẩm mĩ và kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dưng tư cách và trách nhiệm của công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoăc đi vào cuộc sống lạo động, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy lịch sử lớp 12 giai đoạn (1975 - 2000) cần phải nắm vững trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước để có cái nhìn đúng đắng vi. Khi xây dựng tranh ảnh và phim tư liệu trong dạy học lịch sử, giáo viên cần có lập trường chính trị đúng đắn, kiên định với đường lối của Đảng, giáo viên cần tránh trường hợp sử dụng sai lệch so với chuẩn kiến thức và lệch so với mục tiêu.

Khi xây dựng tranh ảnh và phim tư liệu lịch sử cần phải đảm bảo tính khoa học. Các bài học phải phản ánh được sự thật lịch sử đã diễn ra, không bóp méo, xuyên tạc lịch sử cần xác định đúng thời gian và không gian của các sự kiện lịc sử vì sự kiện lịch sử không được xếp vào thời gian và không gian nhất định, chỉ là tập hợp một đống tài liệu ngổn ngang, không có ý nghĩa. Bên cạnh đó, người giáo viên cần phải thường xuyên nghiên cứu và cập nhật những thành tựu của khoa học giáo dục, khoa học lịch sử có như vậy thì việc lựa chọn và sử dụng tài liệu mới phát huy được vai trò và tác dụng của nó.

Các sự kiện, nhân vật lịch sử không phải chỉ trình bày là học sinh hiểu ngay được một cách đúng đắn, thấu đáo, bởi tính phức tạp và nhảy cảm của nó, đặc điêm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh ngày càng phát triển hơn trước nhiều, có cái nhìn sâu hơn. Vì vậy mà tính khoa học của nội dung bài học gắn chặt với tính vừa sức đối với việc lĩnh hội của học sinh về khối lượng kiến thức và đảm bảo việc giáo dục quan điểm, tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức cho học sinh. Giáo viên cần lựa chọn, khai thác và xây dựng tranh ảnh và phim tư liệu trong dạy học lịch sử phù hợp với trình độ, yêu cầu hiểu biết của học sinh THPT. Bên cạnh đó,

cần phải chú trọng đến khả năng phân tích, tổng hợp sự kiện, đánh giá sự kiện và rút ra được bài học lịch sử.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tranh ảnh và phim tư liệu lịch sử nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn (1975 - 2000) (chương trình chuẩn) ở trường THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng. (Trang 47 - 49)