Phải nắm vững yêu cầu chương trình và nội dung môn học

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tranh ảnh và phim tư liệu lịch sử nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn (1975 - 2000) (chương trình chuẩn) ở trường THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng. (Trang 46 - 47)

7. Bố cục của đề tài

3.1.1 Phải nắm vững yêu cầu chương trình và nội dung môn học

Công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi giáo dục phổ thông phải đào tạo những con người phát triển toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mỗi môn học ở nhà trường phổ thông với đặc trưng của mình đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ, trong đó có Lịch sử.

Những kiến thức lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc từ cổ đến kim đều có tác động không chỉ đến trí tuệ mà cả trái tim học sinh. Các con người thực, việc thực trong quá khứ sẽ gợi dậy trong học sinh những tư tưởng tình cảm đúng đắn, mà những tư tưởng tình cảm này là hành trang tối cần thiết cho thế hệ trẻ trong điều kiện mở cửa, hội nhập với thế giới. Song, muốn phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử trong việc giáo dục học sinh, cần nâng cao hiệu quả dạy học. Trong đó, mục đích của dạy học là nâng cao hiệu quả bài học.

Việc học lịch sử hiệu quả phải đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Đây là vấn đề quan trọng, nhưng rất khó khăn, phức tạp. Việc giáo dục phải phù hợp với nội dung bài học, trình độ, yêu cầu học sinh, nó không phải cung cấp cho các em kiến thức có sẵn, những khẩu hiệu sáo rỗng mà không có tác dụng gì với việc giáo dục. Kết quả giáo dục thể hiện ở thái độ, xúc cảm của học sinh đối với các sự kiện, nhân vật, những phản ứng tự nhiên,… của các em đối với hiện tượng và nhân vật lịch sử. Mặt khác, kết quả giáo dục còn thể hiện ở kỹ năng của học sinh trong việc đánh giá đúng sự kiện, vai trò của nhân vật lịch sử, kỹ năng sử dụng những kiến thức lí luận đã học để phân tích các hiện tượng xã hội của quá khứ và hiện tại. Những biểu hiện này là cơ sở để giáo dục cho học sinh tư tưởng chính trị, đạo đức trong quá trình học tập.

Việc giáo viên xây dựng tranh ảnh và phim tư liệu trong dạy học lịch sử phải đảm bảo về mặt hình thức và cung cấp nội dung đầy đủ cho các em học sinh, kết quả đích thực đạt được sau một quá trình nó phải thể hiện trên cả ba mặt: hình thành kiến thức, kết quả giáo dục, và phát triển toàn diện của học sinh. Để có thể đạt được kết quả cao trong quá trình dạy học, đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững kiến thức chuyên môn và có tính sáng tạo biết áp dụng các phương pháp dạy học mới thu hút quá trình học của học sinh trong quá trình dạy học lịch sử.

Bên cạnh đó, xuất phát từ thực trang việc học tập lịch sử hiện nay – đa phần các em coi Lịch sử là môn phụ, học chống đối, không thích học Lịch sử, sợ sử, chán sử… chúng ta cần phải có nhận thức mới về bộ môn, về bài học lịch sử. Mỗi một bài học phải đem đến cho học sinh niềm say mê học tập, có mong muốn, nhu cầu học tập, phải đem đến cho học sinh niềm say mê trong học tập. Nói cách khác, nền giáo dục lịch sử không đặt nặng trọng tâm vào kiến thức, mà phải đặt trọng tâm vào khơi dậy đam mê của học sinh, kích thích tò mò, hứng thú, sáng tạo để các em có thể tự tìm kiếm những gì không chỉ trong phạm vi kiến thức ở nhà trường, mà cả kiến thức ngoài xã hội, để các em thấy rằng, mỗi ngày đến trường, mỗi một bài học lịch sử đều có ích.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tranh ảnh và phim tư liệu lịch sử nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn (1975 - 2000) (chương trình chuẩn) ở trường THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng. (Trang 46 - 47)