1.2.2.1.Cơ sở vật chất
Nhìn chung các trường còn thiếu phòng bộ môn, hoặc nếu có thì chỉ là nơi để họp tổ chuyên môn, hiệu quả sử dụng chưa cao.
Các trường đã có phòng thí nghiệm vật lí, tuy nhiên nhiều dụng cụ thí nghiệm còn sai, hỏng, không đồng bộ. Nhân viên phòng thí nghiệm còn hạn chế về trình độ chuyên môn, nên giáo viên dạy vẫn phải tự chuẩn bị thí nghiệm rất mất thời gian.
Tài liệu tham khảo ở thư viện của các trường có tương đối nhiều, tuy nhiên tài liệu chuyên vật lí dành cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi còn rất hạn chế.
1.2.2.2. Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường, tổ bộ môn
+ Đối với kì thi học sinh giỏi cấp trường: Trường THPT Ba Vì thường tổ chức vào cuối tháng Ba hằng năm dành cho học sinh lớp 10 và lớp 11. Các giáo viên bộ môn lựa chọn mỗi môn 5 học sinh dựa trên các tiêu chí như: sở thích, điểm tổng kết môn học. Nhiều khi các em có tố chất môn vật lí nhưng các em lại thích thi môn Toán hơn. Nên giáo viên cũng gặp khó khăn trong việc chọn đội tuyển.
Hơn nữa, Trường THPT Ba Vì, THPT Bất Bạt, THPT Dân Tộc Nội Trú Hà Nội đóng trên địa bàn xã Ba Trại, xã Bất Bạt là những xã có điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, xa trung tâm thành phố Hà Nội, nên đôi khi còn thiếu sự quan tâm của gia đình đối với học sinh. Chất lượng đại trà của học sinh chưa cao, điểm tuyển sinh lớp 10 còn thấp ( khoảng 30 điểm).
35
Vì chất lượng đại trà còn thấp nên các trường chủ yếu tập trung để nâng cao chất lượng đại trà, mục tiêu chính là học sinh thi đỗ tốt nghiệp và thi đại học nên chưa tập trung đào tạo mũi nhọn. Đội tuyển thi học sinh giỏi cấp trường tự ôn, còn đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 được tập trung khoảng 2 tháng trước khi thi. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi còn mang tính tự phát của giáo viên và học sinh.
1.2.2.3.Tình hình dạy và học giải bài tập trong bồi dưỡng học sinh giỏi
Đối với giáo viên:
Nhiều giáo viên ngại không muốn tham gia vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi do sự đầu tư rất vất vả về thời gian và công sức. Mỗi khóa trường THPT Ba Vì thường chỉ chọn được một lớp học sinh khối A, nên giữa các giáo viên trong trường chưa có sự trao đổi giao lưa về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Hơn nữa do xa trung tâm, nên điều kiện để giáo viên được tập huấn với các chuyên gia trong lĩnh vực bồi dưỡng học sinh giỏi còn hạn chế.
Khi được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên chủ yếu dạy theo kinh nghiệm cá nhân, nhiều khi còn mang tính tự phát và cảm tính, không có sự thống nhất trong nhóm. Trong khi dạy bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí, đa số giáo viên dạy theo tiến trình: củng cố kiến thức lí thuyết, sau đó cho học sinh làm bài tập cọ sát với nội dung kiến thức và mức độ khó của các đề thi, càng giải được nhiều bài tập càng tốt. Việc lựa chọn các bài tập chưa có hệ thống, mục đích rõ ràng.
Đối với học sinh:
- Một số học sinh có khả năng nhưng không muốn tham gia vào quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi vì vất vả, mất nhiều thời gian dành cho các môn thi Đại học. Chưa có sự động viên khuyến khích nhiều từ phía gia đình, vì mục tiêu của gia đình là con em mình thi đỗ Đại học.
- Nhiều em khi giải bài tập chỉ chăm giải để tìm ra đáp số của bài tập, chưa chịu khó nghiên cứu kĩ hiện tượng vật lí xảy ra trong bài, ít gắn bài tập
36
với thực tiễn và thường gặp khó khăn khi giải bài tập liên quan đến thực tiễn. Việc mở rộng kết quả bài tập chưa được quan tâm.
1.2.2.4. Thực tiễn bồi dưỡng học sinh giỏi chương " Điện tích. Điện trường"
Cũng như thực trạng chung của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, công tác bỗi dưỡng học sinh giỏi chương " Điện tích. Điện trường" chưa được chú trọng đúng mức vì một trong những lý do sau:
Kiến thức thi đại học chủ yếu là lớp 12 nên đôi khi học sinh cảm thấy kiến thức của các lớp 10, lớp 11 chưa đóng vai trò quan trọng trong kì thi Đại học:
Nội dung kiến thức thi học sinh giỏi của Thành phố Hà Nội chủ yếu là kiến thức học kì 2 lớp 11 và đầu lớp 12 nên bản thân giáo viên dạy cũng chưa tập trung bồi dưỡng học sinh ở các nội dung này.
Đối với kì thi học sinh giỏi cấp trường, vì nhà trường không tổ chức ôn thi, nên khi ra đề tổ bộ môn chỉ chú ý đến kiến thức học trong thời gian gần thi, kiến thức chương "Điện tích. Điện trường" chưa được đưa vào đề thi tuyển chọn thường kì.
Vì những lí do trên mà nội dung kiến thức chương " Điện tích. Điện trường" chưa được quan tâm đúng mức, trong khi đó nội dung kiến thức của chương lại rất quan trọng, là kiến thức nền tảng để HS học các chương khác của lớp 11 và Chương " Dòng điện xoay chiều" lớp 12.
Để khắc phục, bổ sung, mở rộng và nâng cao kiến thức cho học sinh trong công tác bồi dưỡng HSG cho nhà trường, chúng tôi đã đề xuất nghiên cứu và thực hiện đề tài biên soạn và hướng dẫn giải bài tập chương " Điện tích. Điện trường" góp phần hoàn thiện dần nội dung kiến thức và tiến trình bồi dưỡng HSG cho trường THPT Ba Vì, Hà Nội. Nội dung này được thể hiện trong chương 2.
37
Tiểu kết chương 1
Trong chương này chúng tôi đã trình bày một số vấn đề cơ sở lý luận về dạy bài tập vật lí ở trường THPT, tìm hiểu công tác bồi dưỡng HSG. Đồng thời chúng tôi cũng nghiên cứu thực tiễn hoạt động bồi dưỡng HSG môn vật lí ở một số trường THPT trên địa bàn huyện Ba Vì - Hà Nội. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn này, chúng tôi vận dụng để soạn thảo hệ thống và phương pháp giải bài tập chương " Điện tích. Điện trường" vật lí 11 nhằm bồi dưỡng HSG.
38 Chương 2
XÂY DỰNG VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƯƠNG ''ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG'' VẬT LÍ 11 THPT NHẰM BỒI DƯỠNG
HỌC SINH GIỎI MÔN VẬT LÍ
2.1. Phân tích nội dung kiến thức chương "Điện tích. Điện trường" 2.1.1. Cấu trúc nội dung chương "Điện tích. Điện trường"