trường trung học phổ thông
1.3.1. Nội dung kiến thức Vật lý trong kỳ thì học sinh giỏi cấp tỉnh
Kỳ thi học sinh giỏi có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. Việc thi chọn học sinh giỏi nhằm động viên, khuyến khích người dạy và người học phát huy năng lực sáng tạo: dạy giỏi, học giỏi góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục; đồng thời phát hiện được những người có năng khiếu về mơn học để tạo nguồn bồi dưỡng, thực hiện mục tiêu đào tạo nhân tài cho địa
phương, đất nước.
1.3.2. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng học sinh giỏi
1.3.2.1. Về phía học sinh
Các em có khả năng học tập tốt song đa phần chú tâm vào việc thi đại học. Một học sinh đã từng đoạt giải nhất toàn quốc, đoạt huy chương bạc kỳ thi Olympic
ở năm lớp 11. Sang năm lớp 12, dù nhà trường động viên các, em cũng nhất quyết
khơng đi thi.
Đa số phụ huynh đều có tâm lý muốn con đậu đại học nên sợ học sinh khơng có thời giờ tập trung vào mơn chun. Học tập trung một mơn sẽ có xu hướng làm cho con cái của họ bị lệch.
Cả guồng máy đào tạo học sinh giỏi hiện nay đúng là kiểu "luyện gà chọi". Các em học sống chết với 1 môn để thi học sinh giỏi trong khi thi đại học là 3 môn. Với kiểu học "gà chọi" thì chỉ đậu giải quốc gia được tuyển thẳng vào đại học
nhưng kèm với điều kiện tốt nghiệp phổ thơng loại khá mà có em cũng khơng đạt nổi. Vì cịn thời gian đâu mà học các mơn khác.
1.3.1.2. Về phía giáo viên
Ngành GD - ĐT thiếu hẳn một đội ngũ giảng viên giỏi chỉ chuyên tâm nghiên cứu việc đào tạo học sinh giỏi. Đội ngũ giáo viên có chun mơn song chưa phát huy được sức mạnh mà còn phân tán. Giáo viên dạy bồi dưỡng vẫn phải hoàn thành các công tác giảng dạy như các giáo viên khác, đơi khi cịn kiêm nhiệm nhiều
công tác khác như: Chủ nhiệm, tổ trưởng bộ mơn, bí thư, cơng đồn.... Bản thân các lãnh đạo cũng muốn giao các nhiệm vụ cho giáo viên giỏi, có uy tín, vì thế mà
lượng cơng việc này đã chiếm rất nhiều thời gian của giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi.
Hơn nữa thời gian tập trung cho bồi dưỡng học sinh giỏi không nhiều, tài liệu bồi dưỡng đều do giáo viên tự nghiên cứu biên soạn, nội dung chương trình bồi
dưỡng chưa liên thông từ dưới lên. Trong thư viện của trường, các loại sách tham khảo cũng ít đề cập đến các tài liệu liên quan đến học sinh giỏi mà chủ yếu phục vụ thi đại học.
Bản thân giáo viên, những người có kinh nghiệm, uy tín cũng khơng muốn tham gia vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bởi sức ép luôn phải đạt giải luôn đè
nặng lên vai họ.
Ngồi ra chế độ chính sách cho học sinh năng khiếu chưa có. Việc đầu tư
kinh phí hoạt động cho cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi là tất yếu, nhưng thực tế thường là giáo viên tự bỏ, sau đó mới nhận được một khoảng bồi dưỡng khơng nhiều, thậm chí là giáo viên còn bù thêm. Sau khi học hết phổ thơng, các em có
năng khiếu đặc biệt phải được một chế độ học tập đặc biệt thích hợp ở đại học, sau
đại học. Cứ như hiện nay, các em thi học sinh giỏi bậc phổ thơng xong là xem như
hồn thành nhiệm vụ.
Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu trở thành nhân tài là một chủ trương đúng
và rất quan trọng. Thế nhưng, cách làm hiện nay rõ ràng còn nhiều vấn đề phải quan tâm giải quyết. Quy trình đào tạo, bồi dưỡng chưa có một kế hoạch khoa học, chỉ lo
đoạn giữa, còn trống đoạn đầu (phát hiện và đào tạo từ bé) và đoạn cuối (kế hoạch sử dụng nhân tài). Bắt buộc phải có sự chấn chỉnh lại mục tiêu "bồi dưỡng nhân
tài". Đã đến lúc ngành giáo dục phải có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi.
Đó là chiến lược mũi nhọn, chứ không nên làm đại trà, lãng phí khơng cần thiết.