1.2.3.1. Khái niệm về dạy học dựa trên vấn đề.
Dạy học dựa trên vấn đề có thể được hiểu là phương pháp hướng dẫn học sinh cách tự học, cách hợp tác với các thành viên trong nhóm để tìm ra giải pháp cho một vấn đề có thực trong cuộc sống, đồng thời liên quan đến chương trình học. Những vấn đề này được sử dụng để khởi xướng nhu cầu học tập, rèn luyện cho học sinh những kĩ năng phân tích vấn đề, tìm kiếm và sử dụng các nguồn tư liệu hỗ trợ , đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề.
1.2.3.2 Các đặc điểm của dạy học dựa trên vấn đề.
Theo TS Đỗ Hương Trà dạy học dựa trên vấn đề có các đặc điểm sau đây:
- Học sinh là trung tâm và trải nghiệm thực tế là quan trọng. Vấn đề được chọn lien quan và có ý nghĩ với học sinh. Học sinh cũng chịu trách nhiệm sắp xếp và đánh giá các điều kiện học tập.
- Nội dung được tiếp cận thông qua chính quá trình giải quyết vấn đề thay vì giải quyết vấn đề sau khi đã giới thiệu nội dung.
Vấn đề được nêu liên quan đến học sinh họ cần sắp xếp lại kiến thức đã biết , đặt ra giả thuyết và đưa ra chiến lược giải quyết.
- Bối cảnh cụ thể. Chọn một vài bối cảnh với các thử thách thực tiễn làm cơ sở cho học sinh học tập.
- Các vấn đề tổng quát đòi hỏi hiểu biết rộng. Vấn đề được chọn trong cuộc sống không có câu trả lời đơn giản từ hiểu biết đã có, đòi hỏi học sinh phải phân tíchvà đưa ra các chiến lược giải quyết.
- Tạo ra xung đột kiến thức. Chọn một vấn đề có thể làm cho giải pháp đơn giản trở nên phức tạp. Khi giải pháp có thể giải quyết vấn đề nó lại tạo ra một vấn đề khác. -Hợp tác và tự lập. Học sinh làm việc trong các nhóm nhỏ để giải quyết vấn đề. 1.2.3.3. Ưu, nhược điểm của dạy học trên vấn đề
Ưu điểm.
. Học sinh có thể thu được những kiến thức tốt nhất, cập nhật nhất nhất với đời sống hiện thực.
. Kiến thức có thể bao phủ được trên một diện rộngcác trường hợp và các bối cảnh thường gặp.
. Động cơ học tập , tính chủ động , tinh thần tự giácvà tinh thần trchs nhiệm của người học được nâng cao.
. Việc nghiên cứu và giải quyết vấn đề ngày càng được đảm bảo. Nhược điểm.
. Để áp dụng được mô hình nàyvới cơ hội thành công cao đòi hỏi giáo viên phải tiến hành một loạt các chuyển đổi: Chuyển đổi các hoạt động của người học từ tính thụ động sang tính tích cực chủ động. Chuyển đổi các hoạt động của người dạy . Chuyển đổi mối quan hệ giữa vai trò của người học và người dạy.Chuyển đổi hệ thống đánh giá người học.
1.2.4.1. Khái niệm dạy học theo góc
Dạy học theo góc là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó người học thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại vị trí cụ thể trong không gian lớp học, đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau.
1.2.4.2. Ưu , nhược điểm của dạy học theo góc
Ưu điểm: . Học theo góc người học được lựa chọn họat động và phong cách học: Cơ hội “Khám phá”, ‘Thực hành”; Cơ hội mở rộng, phát triển, sáng tạo; Cơ hội đọc hiểu các nhiệm vụ và hướng dẫn bằng văn bản của người dạy; Cơ hội cá nhân tự áp dụng và trải nghiệm. Do vậy, học theo góc kích thích người học tích cực thông qua hoạt động. Mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái, đảm bảo học sâu, hiệu
quả bền vững, tương tác mang tính cá nhân cao giữa thầy và trò, tránh tình trạng người học phải chờ đợi.
Nhược điểm.
- Không gian lớp học tại các trường PT hiện nay chưa phù hợp với dạy học theo góc. Khi tổ chức dạy học theo hình thức này giáo viên phải thiết kế lại không gian lớp học và số góc phù hợp.
- Thời gian học tập kéo dài do cùng một nội dung nhưng học sinh tiếp cận theo các cách khác nhau. Ngoài ra cần có thời gian cho học sinh chọn góc, thời gian để luân chuyển góc.
- Giáo viên cần nhiều thời gian cho chuẩn bị, thiết kế đồ dùng học tậpcho mỗi góc, bố trí sắp xếp lại không gian lớp học.
1.3.Thực trạng của dạy học tích hợp
1.3.1. Xu hướng dạy học tích hợp trên thế giới.
Trên thế giới: Khi xây dựng chương trình GDPT, xu hướng chung của các nước trên thế giới hiện nay là tăng cường tích hợp, đặc biệt ở cấp tiểu học và trung học cơ sở.
Theo thống kê của UNESCO (từ năm 1960 – 1974) có 208/ 392 chương trình môn Khoa học trong chương trình GDPT các nước thể hiện quan điểm tích hợp ở các mức độ khác nhau. Một nghiên cứu mới đây của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam về chương trình GDPT 20 nước cho thấy 100% các nước đều xây dựng chương trình theo
hướng tích hợp.
Cụ thể ở một số nước :
* Hoa Kỳ. Trong cuộc cách mạng môn khoa học lần thứ hai đã có những thay đổi quan trọng : Cách tiếp cận theo chủ đề, chủ trương tích hợp những khái niệm thống nhất quan trọng xuyên suốt những môn học khác nhau. Cách tiếp cận liên môn hợp nhất các lĩnh vực , môn khoa học , đặc biệt là ở tiểu học và trung học cơ sở.
Chương trình khoa học cho thế kỉ XXI được đặt ra là:
- Sẽ chuẩn quốc gia cho tất cả các trường về môn Khoa học tương tự như môn Toán . Điều này sẽ làm cho môn Khoa họctrở thành môn “cơ bản” như môn Toán và các trường sẽ cho học sinh học khoa học nhiều hơn.
- Xu hướng khác sẽ tiến gần đến cách tiếp cận liên môn tích hợp để bổ sung vào các khung của mỗi môn học.
- Đối với các kiến thức thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, chương trình được tích hợp mang tên “ Lịch sử - khoa học xã hội” nhằm giúp cho học sinh có kiến thức có
hiểu biết về văn hóa, hiểu biết về dân chủ và các giá trị đạo đức, qua đó học sinh đạt được một số kĩ năng và có khả năng tham gia vào xã hội, vào học các nội dung chi tiết của môn học bao gồm kiến thức về lịch sử, địa lí, tâm lí, các nền văn hóa…
*Cộng hòa Pháp
Xu hướng tích hợp được thể hiện rõ trong chương trìnhvà SGK từlớp 1 đến lớp 6 với tên môn học “ Khám phá thế giới” lớp 1-2, “ Khoa học” lớp 3-6.
Nôi dung kiến thức Lịch sử, Địa lí, Môi trường, Giáo dục công dân… được bố trí trong một môn học và trong một cuốn SGK. Các kiến thức Sử, Địa , Môi trường… được lựa chọn , sắp xếp kế tiếp nhau nhằm bổ trợ cho sự hiểu biết của học sinh về các vấn đề lịch sử, địa lí, môi trường … của một lãnh thổ nhất định . Như vậy tư tưởng xuyên suốt ở đây là làm cho học sinh hiểu được nguyên nhân và quá trình của hiện tượng kinh tế, xã hội , nhân văn, từ đó hình thành cho học sinhnhững giá trị cần thiết. Logic của khoa học địa lí, lịch sử , môi trường không chi phối hoàn toàn nội dung và cấu trúc môn học này.
*Hàn Quốc
Theo báo cáo tại hội nghị Hóa học các nước Châu Á- Thái Bình Dương, ở tiểu học , môn Khoa học tự nhiên được xây dựng theo quan điểm tích hợp được gọi là Tự nhiên. Trong môn Tự nhiên , phong cách làm việc khoa học, cách nghĩ sáng tạo và cách ra quyết định được nhấn mạnh.
Nội dung môn Tự nhiên được cấu trúc theo chủ đề như: chất , chuyển động và năng lượng, cuộc sống, Trái Đất và hệ thống các kĩ năng ( các hoạt động) như quan sát , giao tiếp, dự đoán , sử dụng mô hình…
Nội dung môn Khoa học xã hội có chủ đề “ Cuộc sống hàng ngày” tích hợp các kiến thức đạo đứcvà kiến thức xã hội; chủ đề “ Cuộc sống tươi vui” được tích hợp từ lĩnh vực Âm nhạc, Mĩ thuật.
1.3.2.Thực trạng của dạy học tích hợp ở Việt nam hiện nay
Theo đánh giá trong đề án đổi mới giáo dục của ban cán sự đảng bộ GD &ĐT thì: “ Ở Tiểu học về cơ bản đã quán triệt tinh thần tích hợp trong quá trình xây dựng chương trình, chẳng hạn mônTìm hiểu tự nhiên và xã hội ở các lớp 1, 2, 3; mônKhoa học, Lịch sử và địa lý ở các lớp 4,5. Ở Trung học cơ sở và trung học phổ thông đã thực hiện tích hợp các nội dung trong từng môn học, ví dụ: tích hợp các phân môn Cơ
học, Điện, Nhiệt học và Quang học trong môn Vật lý; Đại số, Hình học, Lượng giác
nhiên và Địa lý kinh tế-xã hội trong môn Địa lý; Tiếng Việt, Văn học và Tập làm văn
trong môn Ngữ Văn; tích hợp các nội dung giáo dục về năng lượng, biến đổi khí hậu,
kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản… vào nhiều môn học khác nhau.” . Cụ thể
* Ở cấp mầm non:
Xu hướng tích hợp nội dung trong giáo dục mầm non đặc biệt cần thiết và có ý nghĩa quan trọng hơn cả so với các cấp học khác. Bởi đối tượng của giáo dục mầm non là những trẻ em còn rất nhỏ (từ 0 – 6 tuổi) còn rất non nớt cả về thể chất và tâm sinh lý, nên trẻ chưa thể lĩnh hội được các môn học riêng rẽ, chuyên biệt. Trẻ nhỏ chỉ có thể nhận thức được sự vật, hiện tượng... ở xung quanh tỏng một thể toàn vẹn và không chia cắt. Do đó thực hiện giáo dục theo chủ đề là con đường hiệu quả nhất cho sự phát triển của trẻ mầm non.
Tuy nhiên việc tiếp cận quan điểm giáo dục tích hợp theo chủ đề cho trẻ mầm non mới được phát triển trong khoảng hơn 10 năm nay, còn chậm hơn so với cấp tiểu học. Giai đoạn đầu, thực hiện thí điểm đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học tập và chơi cho trẻ mầm non (3- 5 tuổi) theo hướng thích hợp chủ đề, tại 5 tỉnh thành, với 12 trường mầm non.
Đến năm 2006, ngành mầm non tiếp tục thực hiện thí điểm đại trà (giai đoạn 2) về giáo dục tích hợp theo chủ đề cho trẻ mầm non theo chương trình đổi mới giáo dục mầm non, với xu hướng tích hợp “liên môn” và nội dung chủ đề được mở rộng dần từ gần đến xa, từ dễ đến khó, với nguyên tắc đồng tâm phát triển theo độ tuổi. Gồm các chủ đề: “Trường mầm non”, “Bản thân”, “Gia đình”, “Các nghề phổ biến”, “Ngày 20/11, Ngày 20/12”, “Thế giới động vật”, “Thế giới thực vật”, “Phương tiện và luật giao thông”, “Các hiện tượng tự nhiên”, “Quê hương – Đất nước – Bác Hồ”, “Tết 1/6”. Khi thực hiện mỗi chủ đề, các kiến thức của các “môn học” truyền thống sẽ được khai thác, chọn lọc sao cho thích hợp với chủ đề và chúng được lồng ghép, đan xen vào nhau như một thể thống nhất, thông qua việc tổ chức các hoạt động (đã được tích hợp các nội dung) để cùng tác động đến trẻ.
* Ở cấp tiểu học:
Lần đầu tiên trong chương trình giáo dục phổ thông, ở cấp Tiểu học, các kiến thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội được kết hợp tỏng một môn học tích hợp (vào năm 1979, cuộc cải cách giáo dục lần thứ 3), với tên gọi “Tự nhiên và Xã hội” (cho lớp 1 đến lớp 5). Môn học này, ở giai đoạn 1 (lớp 1, 2, 3) được cấu trúc theo 7 chủ đề: Gia đình, Trường học, Quê hương, Thực vật, Động vật, Cơ theer người, Bầu
trời và Trái đất; Giai đoạn 2 (lớp 4, 5) gồm có 3 phân môn: Khoa học, Địa lý và Lịch sử. Tỏng đó, môn khoa học, được tích hợp “liên môn” bao gồm các kiến thức thuộc các khoa học tự nhiên như: Sinh học, Vật lý, Hóa học, Địa lý tự nhiên đại cương... Như vậy, tính tích hợp mới chủ yếu thể hiện ở giai đoạn 1 và phân môn Khoa học còn có các phân môn Địa lý và Lịch sử vẫn tồn tại một cách độc lập. Trong Chương trình tiểu học mới (còn gọi là Chương trình năm 2000), môn Tự nhiên và Xã hội trước đây được tách thành 3 môn học: “Tự nhiên và xã hội” và “Khoa học” được tích hợp “liên môn”, còn môn Lịch sử - Địa lý được tích hợp “đa môn”; Trong đó 7 chủ đề ở giai đoạn 1 nay được rút gọn thành 3 chủ đề lớn: “Con người và sức khỏe”, “Xã hội”, “Tự nhiên”. Số chủ đề trong môn Khoa học cũng đã rút gọn từ 12 chủ đề trong Chương trình cải cách thành 4 chủ đề được xây dựng theo quan điểm đồng tâm, đó là: “Con người và sức khỏe”, “Vật chất và năng lượng”, “Thực vật và động vật” và “Môi trường và tài nguyên thiên nhiên”. Rõ ràng, trong Chương trình mới thì tích hợp càng được biểu hiện rõ hơn, bởi việc tích hợp môn giáo dục sức khỏe vào hai môn học: “Tự nheien và Xã hội”, “Khoa học”.
Ngoài ra, một số bộ môn khác ở Tiểu học cũng được quán triệt quan điểm tích hợp. Chẳng hạn, môn Tiếng việt và môn Toán được quán triệt quan điểm tích hợp “trong nội bộ môn học”, nghĩa là trong dạy học Tiếng việt, thì việc Tập đọc, Tập viết, Làm văn, Luyện từ và câu... được hợp nhất, hòa trộn vào nhau, học cái này, thông qua cái kia và ngược lại. Nội dung môn Toán ở Tiểu học, không chia thành các phân môn chuyên biệt, mà gồm một thể thống nhất các kiến thức kỹ năng ban đầu thuộc các lĩnh vực: Số học, Đại lượng, Hình học... được đan xen lồng ghép, hỗ trợ lẫn nhau. Đặc biệt ở môn học Thủ công – Kỹ thuật đã thể hiện rõ quan điểm tích hợp “xuyên môn”, nó được coi là môn học ứng dụng từ các môn: Mỹ thuật, Toán, Lý, Sinh, Địa, Môi trường, Tự nhiên và xã hội... Nhìn chung, có thể nói, nội dung chương trình Tiểu học ở nước ta đã thể hiện quan điểm tích hợp tương đối tốt.
* Ở cấp THCS và THPT:
Trong những năm qua, ở nước ta, đối với hai cấp học này, việc áp dụng quan điểm tích hợp vẫn còn manh mún và thiếu hệ thống. Hiện nay, việc tích hợp ở hai cấp học này mới chỉ diễn ra như “phép cộng” từ nội dung mới cần tích hợp vào các môn học. Ví dụ: Ghép nội dung giáo dục môi trường/giáo dục giới tính vào môn Sinh học; Ghép nội dung giáo dục dân số vào môn Địa lý; Ghép nội dung an toàn giao thông vào môn Giáo dục công dân.
Ở cấp THCS, trong các năm 1998 đến 2000, đã có đề tài nghiên cứu thử nghiệm nội dung tích hợp (của các nhà nghiên cứu giáo dục của Viện kho học giáo dục Việt Nam) tại 10 lớp học sinh của hai trường THCS Nghĩa Tân và Ngô Sĩ Liên. Hà Nội, theo hai phương án. Phương án thứ nhất, thực hiện chủ đề “Sự biến đổi xung quanh ta”, theo hình thức tích hợp “xuyên môn” từ nội dung các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học. Phương án thứ hai, với môn Sử - Địa, sử dụng 2 hình thức tích hợp, đó là tích hợp “trong nội bộ môn học” (liên hệ kiến thức Sử trong khi dạy Địa và ngược lại) và sử dụng hình thức tích hợp “đa môn”: cho học sinh làm việc theo một chủ đề sau khi đã được học một số kiến thức về Lịch sử và Địa lý. Việc thử nghiệm này đã đem lại những kết quả đáng ghi nhận như: Tài liệu biên soạn đã thể hiện được quan điểm tích hợp và sử dụng được cho giảng dạy và học tập; Học sinh học tập tích cực, hứng thú và cso thể vận dụng được những kiến thức, kỹ năng vào cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay đề tài vẫn chưa áp dụng triển khai đại trà, có lẽ do còn nhiều khó khăn trong việc biên soạn tài liệu, bồi dưỡng giáo viên, chuẩn bị cơ sở vật chất và thiết bị, quản lý dạy học, tâm lý xã hội...
Gần đây, ngày 17/7/2008, Bộ GD-ĐT đã có công văn số 6327/BGD ĐT – KHCNMT về việc năm học 2008-2009 tiến hành triển khai thí điểm phương pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) vào các môn học cấp THCS và THPT, nhằm rút kinh nghiệm để tiến tới thực hiện đại trà cho những năm học sau.