Đánh giá này không tập trung vào đánh giá mức độ nhận thức của học sinh mà tập trung vào các tiêu chí xác định tương tác nhóm hiệu quả. Cần phải xây dựng một khung đánh giá mức độ phối hợp và hợp tác nhóm của học sinh trong nhóm.
Dưới đây là bốn tiêu chí thường được sử dụng:
- Thực hiện các nhiệm vụ để đạt mục tiêu chung của nhóm.
- Thể hiện kỹ năng liên kết, phối hợp với các học sinh trong nhóm có hiệu quả. - Đóng góp cho sự duy trì, phát triển nhóm.
Giáo viên cũng có thể sử dụng một công cụ khác đơn giản hơn là Phiếu đánh
giá tính hiệu quả trong hợp tác nhóm theo 5 bậc: từ mức thấp nhất là 1 điểm đến mức cao nhất là 5 điểm. Học sinh dùng phiếu này tự đánh giá và đánh giá các thành viên trong nhóm. Mỗi học sinh sẽ có điểm tự đánh giá và điểm trung bình của nhóm đánh giá. Giáo viên sau đó quyết định điểm của mỗi học sinh (giáo viên cần kiểm tra, xem xét khi có sự chênh lệch đáng kể giữa điểm học sinh tự đánh giá và điểm trung bình của nhóm đánh giá).
Giáo viên cần sáng tạo trong cách thức tổ chức hoạt động đánh giá, ví dụ, để hình thành năng lực hợp tác nhóm, năng lực đánh giá lẫn nhau, giáo viên có thể chia lớp thành nhóm nhỏ (5-6 học sinh), yêu cầu mỗi học sinh cùng đọc bài của nhau, trao đổi, rồi mỗi học sinh chấm điểm cho các thành viên khác trong nhóm. Điểm của mỗi bài là điểm trung bình cộng của các thành viên trong nhóm đánh giá cộng với điểm của giáo viên chấm. Sau đó các nhóm học sinh dán các bài làm của nhóm mình lên tường để giáo viên và các nhóm học sinh khác cùng đọc cho ý kiến, …