Các bước tiế n hành th ực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng và tổ chức dạy học tích hợp chủ đề ‘‘ánh sáng” ở trung học phổ thông (Trang 94 - 105)

CHƯƠNG 3: THỰ C NGHI ỆM SƯ PHẠM

3.3. Phương pháp tiến h ành th ực ngh i ệm sư phạm

3.3.2. Các bước tiế n hành th ực nghiệm

- Xây dựng nội dung và kế hoạch giảng dạy cụ thể để Ban giám hiệu nhà trường thông qua.

- Xin ý kiến của các giáo viên trong tổ vật lí của trường để được góp ý về nội dung kiến thức, hình thức tổ chức dạy học và tính khả thi của dạy học tích hợp ở trường phổ thông.

- Chọn lớp thực nghiệm, chia nhóm, phân công nhóm trưởng, nhóm phó, thư kí , giao nhiệm vụ cho cỏc nhúm trưởng theo dừi quỏ trỡnh học tập của nhúm và bỏo cỏo kịp thời cho giáo viên.Tôi chia lớp thực nghiệm thành 4 nhóm. Khi chia nhóm tôi có chú ý đến tỉ lệ nam nữ, khả năng sử dụng các chương trình ứng dụng trên máy tính, trình độ học sinh.

- Giới thiệu sơ lược về dạy học dự án cũng như cách thức kiểm tra đánh giá cho học sinh. Giới thiệu một số tài liệu tham khảo, hướng dẫn học sinh cách thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

3.3.2.2. Tiến hành hoạt động dy hc trên lp

Sau khi đã chuẩn bị các nội dung cần thiết, giáo viên tiến hành thực hiện giảng dạy theo kế hoạch đã được xây dựng và thông qua.

- Các giờ học được tiến hành tại phòng thực hành Vật lí của trường. Đây là phòng có đầy đủ cơ sở vật chất cần thiết như máy tính, máy chiếu, màn hình .. và đặc biệt dễ dàng triển khai các thí nghiệm trong bài học.

- Thời gian và công việc thực nghiệm sư phạm được tôi thực hiện theo bảng 3.1 Bảng 3.1: Thời gian và công việc thực nghiệm sư phạm

Thi gian Công vic

Thứ 2, ngày 5/10/2015 - Giới thiệu với học sinh về chủ đề Ánh sáng.

- Chia nhóm và xây dựng nội qui hoạt động nhóm.

- Giới thiệu dạy học dự án - Phỏt sổ theo dừi dự ỏn.

- Chuyển giao nhiệm vụ dự án “ Hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất” và “ Hệ quả của chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất”

- Hướng dẫn HS các tài liệu có liên quan để tìm hiểu thông tin.

- Thảo luận nhóm để trả lời bộ câu hỏi định hướng - Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án, phân công công

việc của cá nhân trong nhóm

Thứ 6, ngày 9/10/2015 - Tổ chức dạy học bài “ Sự truyền ánh sáng ”.

- Trong đó GV tổ chức các hoạt động trên lớp.

- HS Làm việc nhóm và cá nhân theo phiếu học tập số 1.

- Báo cáo các dự án .

- HS và GV cùng đánh giá quá trình và kết quả học tập thông qua các tiêu chí đánh giá, phiếu học tập.

Thứ 2, Ngày 12/10/2015 - Chuyển giao nhiệm vụ dự án “ Làm lọ thủy tinh phát sáng”

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các thông tin cho dự án và cho bài học sắp tới.

- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi định hướng, xây dựng kế hoạch thực hiện dự án

Thứ 6, ngày 16/10/2015 - Tổ chức DH bài “ Bản chất ánh sáng”

- Trong đó GV tổ chức các hoạt động trên lớp.HS:

+ Làm việc nhóm và cá nhân theo phiếu học tập số 2.

+ Báo cáo dự án .

- HS và GV cùng đánh giá quá trình và kết quả học tập thông qua các tiêu chí đánh giá, phiếu học tập.

Thứ 2, ngày 19/10/2015 - Chuyển giao dự án “Thuyết trình về ảnh hưởng của ánh sáng đến đời sống sinh vật và con người”

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các thông tin cho dự án và cho bài học sắp tới.

- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi định hướng, xây dựng kế hoạch thực hiện dự án

Thứ 6, ngày 23/10/2015 - Tổ chức dạy học bài “ Ánh sáng với đời sống sinh vật ” - Trong đó GV tổ chức các hoạt động dạy học theo nhóm trên lớp. HS tìm hiểu và xây dựng các kiến thức về quang hợp ở cây xanh.

+Làm việc nhóm và cá nhân theo phiếu học tập số 2.

+Báo cáo các dự án .

- HS và GV cùng đánh giá quá trình và kết quả học tập thông qua các tiêu chí đánh giá, phiếu học tập.

Thứ 2, ngày 26 / 10/2015 - Tổng kết quá trình và kết quả làm việc của các nhóm trong chủ đề.

*Trong các tiết học, chúng tôi nhận thấy

- Giỏo viờn phải quan sỏt, theo dừi hoạt động của cỏc nhúm để kịp thời hỗ trợ và chấn chỉnh nội dung và hướng giải quyết vấn đề cho phù hợp.

- Ngoài việc trao đổi trong nhóm các nhóm có thể trao đổi ,tranh luận cùng nhau để đưa ra giải pháp, kiến thức hợp lí nhất.

- Giáo viên nhận xét, tóm tắt ngắn gọn lại những kĩ năng và kiến thức học sinh đạt được sau mỗi tiết học, trên cơ sở đó đưa ra kết quả đánh giá học sinh chính xác.

3.3.2.3. Kết quả và đánh giá kết qu thc nghim.

Để đánh giá kết quả học tập của học sinh, tôi đánh giá quá trình học tập gồm : - Học sinh tự đánh giá: Nhóm trưởng đánh giá quá trình tham gia học tập của các bạn sau khi đã thống nhất trong nhóm.

- Học sinh tự đánh giá bản thân

- Giáo viên đánh giá dựa vào quan sát biểu hiện cụ thể của từng học sinh trong quá trình tham gia thực hiện các nhiệm vụ học tập, kết quả làm việc trên phiếu học tập và báo cáo dự án của từng nhóm.

a) Đánh giá định tính

Qua theo dừi và quan sỏt học sinh học tập trờn lớp cũng như quỏ trỡnh thực hiện các dự án , tôi nhận thấy:

- Đa số học sinh đã tích cực ôn tập kiến thức cũ và tìm hiểu kiến thức mới.

- Chủ động nghiên cứu và thực hiện đúng các thao tác thí nghiệm. Các kết quả thí nghiệm có độ tin cậy cao.

- Tham gia hợp tác, thảo luận giải quyết các vấn đề chung của nhóm rất sôi nổi.

Hình 3.1. Một số hình ảnh hoạt động nhóm

Trong toàn bộ các dự án, tất cả các nhóm đều chủ động tiến hành:

- Xác định các vấn đề cần giải quyết trong vấn đề thực tiễn được nêu, chia vấn đề thành những nội dung nhỏ để tìm hiểu.

- Lên kế hoạch tìm kiếm thông tin, phân công nhiệm vụ và giới hạn thời gian cho từng nhiệm vụ.

- Lựa chọn thông tin trình bày, hoàn thiện và trình bày sản phẩm .

* Bài ” Sự truyền ánh sáng ”

Phần hoạt động nhóm để ôn tập lại những cách thức ánh sáng truyền trong tự nhiên và các định luật liên quan, học sinh phát biểu và thảo luận sôi nổi chứng tỏ các em đã ôn tập rất kĩ kiến thức theo yêu cầu.

Quá trình làm thí nghiệm để xây dựng định luật khúc xạ ánh sáng , đa số các nhóm đều biết xác định góc tới , góc khúc xạ, làm thí nghiệm nhanh, chính xác, chỉ có nhóm The Earth vần còn lúng túng, cần có sự hỗ trợ thêm của giáo viên.

Về mặt dự án

- Sau khi nhận nhiệm vụ dự án thuyết trình về ”Hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất ” và ” Hệ quả của chuyển động quanh Mặt Trời” các nhóm đều chủ động .

- Xác định vấn đề chính của hai dự án là trình bày về những hiện tượng xảy ra khi ánh sáng truyền từ Mặt Trời đến Trái Đất.

Hình 3.2. Một số hình ảnh các nhóm làm thí nghiệm

- Lên kế hoạch: Xác định các nguồn thông tin, phân công nhiệm vụ cho các cá nhân...

- Thực hiện kế hoạch: Tìm kiếm thông tin qua các nguồn hỗ trợ, chắt lọc thông tin và lựa chọn những thông ngắn gọn nhất để đưa vào trong sản phẩm.

*Bài . Bản chất ánh sáng.

Các em đã nắm bắt nhanh nội dung của vấn đề ở đây là :Ánh sáng có lưỡng tính sóng - hạt . Trên cơ sở đó giải thích các hiện tượng : tán sắc ánh sáng, giao thoa ánh sáng, màu sắc ánh sáng bằng tính chất sóng của ánh sáng, giải thích các hiện tượng quang điện , hiện tượng quang phát quang bằng tính lượng tử của ánh sáng.

- Phần tán sắc ánh sáng được các em tái hiện khá nhanh trên phiếu học tập số 2 và cơ bản đã giải thích được vì sao ánh sáng trắng sau khi đi qua lăng kính bị phân tích thành một dải màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

- Hiện tượng giao thoa ánh sáng sau khi quan sát video clip mô phỏng hiện tượng.

Các em đã nhanh chóng vẽ lại được đường truyền của ánh sáng khi đi qua hai khe I- âng và chỉ ra được nguyên nhân có các vạch sáng , tối xen kẽ nhau trên màn .

- Phần thí nghiệm để giải thích màu sắc của ánh sáng được các nhóm tiến hành nhanh chóng và khẩn trương

Hình 3.3. Sản phẩm dự án: ” Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất”

- Hiện tượng quang điện ngoài, quang điện trong : HS sau khi xem video clip về hiện tượng quang điện ngoài về cơ bản đã biết được thế nào là hiện tượng quang điện, trên cơ sở thuyết lượng tử giải thích hiện tượng. Đặc biệt các nhóm rất sôi nổi khi trình bày về các ứng dụng của hiện tượng quang điện mà các em tìm hiểu được.

- Phần trình bày dự án: Lọ thủy tinh phát sáng: cả 4 nhóm đều hoàn thành tốt nhiệm vụ khi vừa có sản phẩm khá đẹp,có tính thẩm mĩ, vừa tìm hiểu được đầy đủ về hiện tượng quang , phỏt quang cũng như giải thớch khỏ rừ ràng về hiện tượng này.

* Bài. Ánh sáng với đời sống sinh vật .

- Phần quang hợp ở thực vật. Sau khi xem video clip về quang hợp ở thực vật và tỡm hiểu kiến thức từ thụng tin tham khảo trong bài học cỏc nhúm nhận thức rừ vấn đề chính ở đây là :Thực vật quang hợp như thế nào? Tác dụng của ánh sáng trong quá trình quang hợp ở thực vật?. Đây là nội dung kiến thức mới nên giáo viên phải hỗ trợ cho các nhóm nhiều hơn ở các phần nội dung kiến thức khác. Bốn nhóm đã nỗ lực để hoàn thành tốt những yêu cầu của phiếu học tập số 3.

- Phần trình bày dự án thuyết trình về ” Ảnh hưởng của ánh sáng đến đời sống sinh vật và con người” Các nhóm đã

+ Xác định vấn đề chính của dự án là trình bày về những ảnh hưởng của ánh sáng tới sự nhìn của mắt, tới đời sống của động, thực vật và đặc biệt là sức khỏe của con người.Ở đây có một phần kiến thức nằm ngoài khuôn khổ SGK tuy nhiên tôi nhận thấy đây lại phần HS rất hào hứng khi trình bày những kiến thức tìm hiểu thêm được của mình.

+ Trong bài báo cáo các em đã có những hình ảnh minh họa rất đẹp và sống động.

b) Đánh giá định lượng

Việc đánh giá định lượng được tôi thực hiện thông qua

- Đánh giá của Giáo viên gồm:Phiếu đánh giá năng lực GQVĐ thực tiễn trong quá trình thực hiện các dự án, phiếu học tập trong quá trình học tập, phiếu đánh giá trình bày của các nhóm trong từng bài.

- Đánh giá của học sinh gồm: Phiếu tự đánh giá cá nhân, Phiếu đánh giá hoạt động nhóm của từng nhóm. ( Các tiêu chí đánh giá đã được xây dựng ở Phần 2)

Kết quả đánh giá thông qua phiếu đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh được tổng hợp trong các bảng sau:

Kết quả đánh giá về năng lực giải quyết vấn đềcủa học sinh qua từng bài học

Thể hiện qua bảng 3.1; 3.2; 3.3; 3.4

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá năng lực GQVĐ của các nhóm HS. Bài số 1.

Tiêu chí

Nhóm

Nhận biết và phát hiện

vấn đề.

Tổ chức đánh giá thông tin

Đề xuất chiến lược

giải quyết vấn đề

Thực hiện kế hoạch

Trình bày kết quả.

The Sun Mức độ 4 Mức độ 3 Mức độ 3 Mức độ 4 Mức độ 4 Ánh Sáng Mức độ 3 Mức độ 3 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 3 The Earth Mức độ 4 Mức độ 3 Mức độ 3 Mức độ 2 Mức độ 4 Diệp lục Mức độ 3 Mức độ 3 Mức độ 3 Mức độ 3 Mức độ 3

Bảng 3.3. Kết quả đánh giánăng lực GQVĐ của các nhóm HS. Bài số 2.

Tiêu chí

Nhóm

Nhận biết và phát hiện

vấn đề.

Tổ chức đánh giá thông tin

Đề xuất chiến lược

giải quyết vấn đề

Thực hiện kế hoạch

Trình bày kết quả.

The Sun Mức độ 3 Mức độ 3 Mức độ 4 Mức độ 4 Mức độ 3 Ánh Sáng Mức độ 3 Mức độ 3 Mức độ 3 Mức độ 2 Mức độ 3 The Earth Mức độ 4 Mức độ 4 Mức độ 3 Mức độ 3 Mức độ 4 Diệp lục Mức độ 3 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 2 Mức độ 3

Bảng 3.4. Kết quả đánh giá năng lực GQVĐ của các nhóm HS. Bài số 3.

Tiêu chí

Nhóm

Nhận biết và phát hiện

vấn đề.

Tổ chức đánh giá thông tin

Đề xuất chiến lược

giải quyết vấn đề

Thực hiện kế hoạch

Trình bày kết quả.

The Sun Mức độ 3 Mức độ 3 Mức độ 3 Mức độ 3 Mức độ 4 Ánh Sáng Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 3 Mức độ 3 Mức độ 3 The Earth Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 Mức độ 3 Mức độ 4 Diệp lục Mức độ 3 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 2 Mức độ 3

Tổng hợp đánh giá năng lực qua ba bài chúng tôi có được kết quả chung của cả quá trình như bảng 3.4

Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả đánh giá năng lực GQVĐ của các nhóm HS Tiêu chí

Nhóm

Nhận biết và phát hiện

vấn đề.

Tổ chức đánh giá thông tin

Đề xuất chiến lược

giải quyết vấn đề

Thực hiện kế hoạch

Trình bày kết quả.

The Sun Mức độ 3 Mức độ 3 Mức độ 3 Mức độ 4 Mức độ 4 Ánh Sáng Mức độ 3 Mức độ 3 Mức độ 3 Mức độ 3 Mức độ 3 The Earth Mức độ 3 Mức độ 3 Mức độ 3 Mức độ 3 Mức độ 4 Diệp lục Mức độ 3 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 2 Mức độ 3

Kết quả đánh giá phiếu học tập: Làm tương tự với đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trên ta có phiếu tổng hợp như bảng 3.5 sau:

Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả đánh giá phiếu học tập của nhóm HS Tiêu chí

Nhóm

Trả lời câu hỏi lí thuyết ( điểm)

Làm thí nghiệm ( điểm)

Giải thích hiện tượng ( điểm)

The Sun 9 9 8

Ánh Sáng 9 8 9

The Earth 10 7 8

Diệp lục 10 8 8

Kết quả đánh giá trình bày dự án của các nhóm. được tổng hợp theo bảng 3.6:

Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả đánh giá dự án của nhóm HS Tiêu chí

Nhóm

Đặt vấn đề.

( điểm)

Nội dung ( điểm)

Bố cục ( điểm)

Hình thức ( điểm)

Ngôn ngữ ( điểm)

Cách tchức ( điểm)

The Sun 9 8 9 9 8 8

Ánh Sáng 8 7 7 8 7 8

The Earth 8 8 9 8 8 7

Diệp lục 7 8 8 7 8 8

Kết quả đánh giá các thành viên trong nhóm:

Kết quả này được các nhóm tự thảo luận , thống nhất và cho điểm các thành viên của nhóm mình dựa trên các tiêu chí : sự đóng góp , hợp tác trong nhóm...

Hình 3.4 Tự đánh giá của các thành viên của nhóm The Sun:

Kết quả tự đánh giá của các cá nhân

Học sinh tự đánh giá về bản thân mình thông qua các tiêu chí cho trước. Kết quả này mang tính chủ quan của cá nhân học sinh, tuy nhiên ở mặt tích cực nó giúp học sinh rèn luyện tính trung thực , cũng như tự kiểm điểm lại quá trình học tập của bản thân để học tập tốt hơn những chủ đề sau.

Hình 3.5. Bản tự đánh giá cá nhân của 1 học sinh nhóm Diệp lục:

3.5.2.6. Bảng đánh giá tổng hợp:

Điểm đánh giá cá nhân = (Điểm TB của nhóm + Điểm TB đánh giá cá nhân)/2 Tôi thu được kết quả điểm của HS từng nhóm theo tỉ lệ % của cả lớp như sau:

Điểm Điểm <= 6 6-> =7 7-> =8 8-> =9 <= 10

The Sun 0 2.5 12,5 7,5 2,5

Ánh Sáng 0 2,5 7.5 12,5 2.5

The Earth 0 2,5 10 12.5 0

Diệp lục 0 2,5 15 5 2.5

Tổng 0 10 45 37,5 7.5

Một phần của tài liệu Xây dựng và tổ chức dạy học tích hợp chủ đề ‘‘ánh sáng” ở trung học phổ thông (Trang 94 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)