Nhận xét kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng và tổ chức dạy học tích hợp chủ đề ‘‘ánh sáng” ở trung học phổ thông (Trang 105 - 120)

Kết quả đánh giá điểm quá trình tham gia học tập của học sinh thể hiện trên bảng tổng hợp là khá cao. Có thể lí giải do một số nguyên nhân sau:

- Kết quả đánh giá là đánh giá cả quả trình nên một học sinh có thể làm thí nghiệm chưa tốt nhưng lại có khả năng thuyết trình tốt ở phần dự án. Như vậy quá trình học tập học sinh được trải qua nhiều hình thức hoạt động khác nhau và phát huy được sở trường của bàn thân ở một hoạt động nào đó.

- Kết quả trên đánh giá được toàn bộ hoạt động học tập của học sinh chứ không phải chỉ thiên về mặt kiến thức, đáp ứng được nhu cầu đánh giá toàndiện học sinh. Điều đó cũng phù hợp với tiêu chí đổi mới dạy học ở trường phổ thông, đó là đánh giá việc học của học sinh.

- Các em lớp thực nghiệm làm việc theo nhóm nên có sự hợp tác và tương trợ lẫn nhau chứ không phải cá nhân tự lực giải quyết vấn đề.

Kết luận chương 3

Qua quá trình thực nghiệm dạy học tích hợp chủ đề “ Ánh sáng” trên lớp tôi nhận thấy . Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm và theo dự án đã giúp học sinh hoàn toàn tự chủ trong nhận thức vấn đề, đưa ra chiến lược và giải quyết vấn đề tương ứng với các nhiệm vụ được giao. Hợp tác và cùng giải quyết nhiệm vụ theo nhóm giúp HS phát triển toàn diện năng lực của bản thân: năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng ngôn ngữ và giao tiếp ...

Những số liệu thực nghiệm bước đầu đã khẳng định những giả thuyết nghiên cứu của đề tài là khả thi. DHTH với nhiều hình thức dạy học phong phú sẽ dạy HS hướng tới tư duy bậc cao. Sự nhạy bén trong suy luận, cách thức phân tích và lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề làm cho người học trở nên tích cực hơn. Dạy học không chỉ dừng lại ở việc dạy kiến thức mà dạy cả kĩ năng sống và vận dụng các kiến thức học được vào thực tiễn cuộc sống. Về mặt này thì các phương pháp dạy học truyền thống còn bị hạn chế. Tuy vẫn chưa có một chuẩn mực xác định để đánh giá quá trình học tập của học sinh nhưng kết quả nổi bật vẫn là sự hứng thú và năng động hơn của học sinh sau khi tham gia quá trình học tập.

Kết quả thực nghiệm cho thấy DHTH có thể áp dụng trong các điều kiện sư phạm khác nhau bởi lẽ các vấn đề tìm hiểu xuất phát từ thực tế, các nguồn tài liệu có thể tham khảo ở bất cứ loại hình và phương tiện có trong cuộc sống. Thông qua việc thu thập, tích luỹ tài liệu làm cho khả năng tổng hợp và khái quát hoá thông tin của các em cao hơn .

Với những kiến thức và kĩ năng đạt được của các em HS lớp thực nghiệm tôi nhận thấy trình độ khởi điểm của các em HS lúc đầu không quan trọng. Có thể các em đó có sức học không khá nhưng nếu có được sự hứng thú, cộng với sự giúp đỡ của nhóm, giáo viên và những thành viên khác thì các em sẽ có phương pháp học tập tốt

KT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Sau 3 tuần tiến hành thực nghiệm đã cho những kết quả khả quan khi áp dụng DHTH Ba tuần là thời gian chưa đủ dài để có thể kiểm chứng tất cả những đặc trưng và kết quả của DHTH chủ đề “Ánh sáng”nhưng nó cũng đủ để nhận xét về tính khả thi khi áp dụng hình thức dạy học này vào trường phổ thông ở Việt Nam.

Qua quá trình thực hiện đề tài, những nét thành công nổi bật của phươngpháp này là: * Dạy học tích hợp theo chủ đề đáp ứng được mục tiêu đào tạo con người mới cho xã hội. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi đã tham khảo và chắt lọc những ý tưởng cốt lõi của phương pháp sao cho phù hợp với điều kiện học tập nước ta nói chung và trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai nói riêng.

* Kết quả nổi bật nhất và cũng là đáng mừng nhất, đó là tinh thần, thái độ học tập của HS được thay đổi rõ rệt. Từ chỗ các em ít có động cơ, hứng thú trong giờ vật lí nay các em đã yêu thích hơn, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề có sự chuyển biến theo chiều tích cực. Các em luôn hăng hái tổ chức và tham gia vào các hoạt động học tập, biết cách làm việc nhóm, học được cách ứng xử với bạn bè và luôn có những ý tưởng độc đáo trong cách giải quyết. Như vậy, dạy học tích hợp đã góp phần “khơi

dậy và phát huy tối đa năng lực tự học, sáng tạo của người học”, đáp ứng các mục tiêu trong thời kì đổi mới với chất lượng và hiệu quả tốt hơn.

* Bên cạnh những hiệu quả đối với HS khi áp dụng dạy học tích hợp, bản thân tôi cũng thu được những thành công đáng kể. Đó là khả phân tích vấn đề và xử lí tình huống của tôi cũng được tăng lên. Để có những hướng dẫn cụ thể, chính xác cho HS, bản thân tôi phải thường xuyên trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ cho bản thân. Cách tổ chức các hoạt động học tập được tôi tổ chức ngày càng khoa học hơn.

Một số kiến nghị, đề xuất

Với những thành công như đã nêu, trong quá trình thực nghiệm tôi cũng đã gặp phải những khó khăn và đây cũng là những khó khăn mà dạy học tích hợp chưa đáp ứng được trong bối cảnh giáo dục ở Việt Nam hiện nay. Đó là:

* Quá trình dạy học tích hợp áp dụng hiệu quả cho các nhóm nhỏ, khoảng từ 4 đến 6 HS nhưng sĩ số HS/ lớp đông nên việc chia nhóm cũng gặp khó khăn. Lớp không thể chia thành 8 nhóm vì một mình GV không kiểm soát được, do đó phải chia thành 4 nhóm và số lượng HS trong một nhóm tương đối đông (10HS).

* Phương pháp dạy học này đòi hỏi sự đầu tư rất lớn của giáo viên. Trước hết họ phải có thời gian tìm hiểu về các vấn đềlà những vấn đề thực đang diễn ra xung quanh cuộc sống thường ngày, phân tích, chọn lọc vấn đề phù hợp nhất với nội dung bài học. Để xây dựng được một vấn đề hợp lí, cần phải có sự cộng tác của xã hội. Đối với đề tài của tôi, tôi cần có sự giúp đỡ cộng tác của các thầy cô trong trường, ban giám hiệu nhà trường .

* Khi đã xây dựng được vấn đề, GV phải lên kế hoạch hướng dẫn học sinh, theo sát quá trình học tập của các em để có sự điều chỉnh, định hướng cho phù hợp.Giáo viên còn phải lên kế hoạch đánh giá và xử lí những kết quả đánh giá học sinh… Thêm vào đó là yêu cầu về thi cử hiện nay của nước ta, sự hạn chế về thời gian nên chúng ta không thể áp dụng cách dạy học này cho toàn bộ chương trình mà nên lựa chọn những bài học, những chương học cho phù hợp. Nếu áp dụng phương pháp này cho toàn bộ chương trình thì phải thay đổi chương trình của Bộ,bởi lẽ có những nội dung học không theo kết cấu chương trình SGK hiện nay, thời gian học cũng không phải giới hạn trong vài tiết ở trên lớp mà có thể kéo dài vài tuần. Đó là khó khăn lớn khi áp dụng vào điều kiện Việt Nam hiện nay.

* Tuy kết quả thực nghiệm sư phạm đối với lớp 10A4 đạt kết quả tốt nhưng tôi vẫn băn khoăn về tiêu chuẩn đánh giá HS và GV. Các tài liệu tôi tham khảo về đều có những cách đánh giá khác nhau, chưa có một chuẩn nào xác định.

+ Đối với việc đánh giá học sinh: DHTH giúp HS phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng tìm kiếm, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, … những kĩ năng cần thiết để sau này ra đời. Kiến thức không phải là mục tiêu đánh giá hàng đầu của DHTH, trong khi đó các phương pháp truyền thống lại lấy kiến thức là mục tiêu hàng đầu để đánh giá HS. Điều này cho thấy rằng đánh giá theo phương pháp truyền thống chỉ mang tính nhất thời còn đánh giá HS trong DHTH là đánh giá cả một quá trình lâu dài.

+ Đối với việc đánh giá giáo viên: theo phương pháp truyền thống, việc đánh giá GV được thực hiện theo năm bước lên lớp: ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giảng bài mới, củng cố, dặn dò. Đây là một chu trình khép kín, nó phù hợp với một bài dạy theo khuôn mẫu định trước. Trong khi đó DHTH lại là một chu trình học tập dựa trên quan điểm lấy học sinh làm trung tâm, hoạt động của học sinh là khởi nguồn và điều khiển việc học. Do đó GV không thể đi theo tiến trình năm bước lên lớp như phương pháp truyền thống được vì thế mà vẫn chưa có một tiêu chuẩn nào cụ thể dùng để đánh giá GV.

Dựa vào kết quả thực nghiệm thu được, tôi có những kiến nghị sau:

Nên áp dụng DHTH vào dạy học ở trường phổ thông cho một số bài, một số chương phù hợp với khả năng tìm kiếm thông tin của học sinh cũng như phù hợp với phân phối chương trình của Bộ GD và Đào tạo.

+ Tiêu chuẩn đánh giá HS có thể bước đầu sử dụng những tiêu chí nêu trong luận văn. Cách đánh giá này đảm bảo được tính công bằng vì việc đánh giá lúc này không phải chỉ của riêng GV mà HS cũng có quyền tham gia vào đánh giá. Với sự hỗ trợ đánh giá của HS, GV sẽ có được những phản hồi nhanh chóng, chính xác và việc đánh giá sẽ toàn diện hơn.

+ Tiêu chuẩn đánh giá giáo viên: Do việc đánh giá HS là một quá trình lâu dài nên đánh giá GV cũng phải là một quá trình. Theo tôi nên đánh giá những mặt sau: kế hoạch giảng dạy của GV, những hướng dẫn của GV, thái độ tham gia học của HS, kiến thức, kĩ năng tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin.

Do thời gian nghiên cứu có hạn, có thể còn có những vấn đề tôi chưa có cơ hội tìm hiểu nên đề tài còn có thể bị hạn chế. Sau khi hoàn thành luận văn này, với những kiến thức có được, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu xây dựng và áp dụng DHTH vào các chủ đề mới trong chương trình vật lí THPT nhằm đổi mới phương pháp dạy học một cách tích cực và hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang, Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2012),” Vật Lí 11”, Nxb Giáo dục.

2. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang, Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2012),”Sách Giáo ViênVật Lí 11”, Nxb Giáo dục.

3. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang, Nguyễn Thượng Chung, Tô Giang, Trần Chí Minh, Ngô Quốc Quýnh (2012),”Vật Lí 12”, Nxb Giáo dục.

4. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang, Nguyễn Thượng Chung, Tô Giang, Trần Chí Minh, Ngô Quốc Quýnh (2012),”Sách Giáo ViênVật Lí 12”, Nxb Giáo dục

5. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về CT và quá trình DH, Nxb

Giáo Dục

6. Nguyễn Thành Đạt ( Tổng chủ biên), Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh (2012), “

Sinh Học 11”, Nxb Giáo Dục.

7. Nguyễn Thành Đạt ( Tổng chủ biên), Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh (2012), “

Sách Giáo Viên Sinh Học 11”, Nxb Giáo Dục.

8. Nguyễn Văn Khải (11/2007), “Vận dụng tư tưởng sư phạm TH trong DH Vật lí để

nâng cao chất lượng GD HS”, Tạp chí GD, (176), tr.29-30.

9. Nguyễn Văn Khải (2011), “Tài liệu hướng dẫn dạy học tích hợp trong dạy học Vật

ở trường THPT”, Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ trọng điểm.

10. Mai Thị Đắc Khuê (2013), Nghiên cứu các chủ đề hội tụ trong chương trình vật lí

thcs ở pháp và đề xuất vận dụng vào chương trình vật lí thcs ở Việt nam,luận văn thạc sĩ GD, Đại học Sư Phạm TPHCM.

11. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học sư phạm.

12. Vũ Quang ( Tổng chủ biên) Đoàn Duy Hinh ( Chủ biên), Nguyễn Văn Hòa, Ngô Mai Thanh, Nguyễn Đức Thâm (2013), “Vật lí 9”, Nxb Giáo dục.

13. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam Khóa XI, kỳ họp thứ 7 (06/2005), Luật GD, Nxb Chính trị Quốc gia.

14. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), “Phương pháp DH Vật lí ở trường PT”Nxb Đại học Sư Phạm.

15. Lê Thông (Tổng chủ biên), Trần Trọng Hà, Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Trọng Hiếu, Phạm Thu Phương, Đỗ Ngọc Tiến, Nguyễn Viết Thịnh,(2012) “Địa lí

10”, Nxb Giáo dục.

16. Lê Thông (Tổng chủ biên), Trần Trọng Hà, Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Trọng Hiếu, Phạm Thu Phương, Đỗ Ngọc Tiến, Nguyễn Viết Thịnh,(2012) “Sách

Giáo Viên Địa lí 10”, Nxb Giáo dục.

17. Đỗ Hương Trà, (2012), “Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông”, Nxb ĐH Sư phạm.

18. Đỗ Hương Trà (Chủ biên), Nguyễn Văn Biên, Trần Khánh Ngọc, Trần Trung Ninh, Trần Thị Thanh Thúy, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Vũ Bích Hiền, (2015), “Dạy Học tích hợp phát triển năng lực học sinh- Quyển 1: Khoa học tự

nhiên”, Nxb ĐH Sư phạm.

19. Xavier Roegiers (1996- bản dịch), “Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để

phát triển các năng lực ở nhà trường”, Nxb Giáo dục, Hà Nội (Người dịch: Đào Trọng Quang, Nguyễn Ngọc Nhị)

20. http://giaoducthoidai.vn/channel/2741/201106/Doi-moi-chuong-trinh-SGK 21. http://vndoc.com/giao-trinh-thien-van-hoc-dai-cuong-ebook/) 22. http://meohaybotui.com/cach-lam-lo-thuy-tinh-phat-sang-tu-bot-son-da-quang/ 23.http://suckhoedoisong.vn/ban-can-biet-ve-y-hoc/o-nhiem-anh-sang-doi-voi-suc- khoe-con-nguoi-20110812105024606.htm 24. http://tailieu.vn/doc/quan-diem-day-hoc-tich-hop-1412883.html 25. http://thamvantamly.net/52/1113/tu-van-tam-ly-suc-khoe/Anh-sang-co-loi-nhu- the-nao-doi-voi-suc-khoe-con-nguoi.htm

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm : ... Lớp: ...

Nhiệm vụ 1 : Em hãy điền từ phù hợp cho hoàn chỉnh các đoạn văn sau : - Nguồn sáng: Là các vật ... phát ra ánh sáng.

- Vật sáng: Bao gồm ... và các vật ......lại ánh sáng chiếu

tới nó.

- Tia sáng: Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một ... có hướng .

- Chùm sáng: Gồm ... hợp thành. Khi vẽ chùm sáng ta chỉ vẽ

hai tia sáng ngoài cùng trong mỗi chùm sáng.

- Trong môi trường trong suốt và đồng tính , ánh sáng truyền theo ...

...

- Tia phản xạ nằm ……… mặt phẳng tới . Góc phản xạ ……… góc tới - Tia khúc xạ nằm……… mặt phẳng tới( tạo bởi tia tới và pháp tuyến) và

…………. pháp tuyến so với tia tới.

Nhiệm vụ 2 : Em hãy vẽ hình biểu diễn : - Một tia sáng:

- Chùm sáng song song

- Chùm sáng hội tụ - Chùm sáng phân kì

Nhiệm vụ 4:Thí nghiệm tìm quy luật về mối quan hệ giữa góc khúc xạ và góc tới. - Bố trí thí nghiệm như hình .

- Đo các cặp góc tới và góc khúc xạ tương ứng, ghi vào bảng

Góc tới (i) 00 300 450 600

Góc khúc xạ (r)

(AS từ KK vào thủy tinh) Tỉ số n =

Góc khúc xạ (r’)

(AS từ thủy tinh vào KK) Tỉ số n’ =

- Nêu nhận xét về các tỉ số vừa tìm được? So sánh hai tỉ số đó. Nêu quy luật về mối liên hệ giữa góc tới và góc khúc xạ?

Không khí

Phụ lục 2 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm : ………. Lớp: ………..

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về bản chất của ánh sáng.

Đọc thông tin về bản chất ánh sáng ( phụ lục 4) và trả lời câu hỏi: 1,2,3. Câu hỏi 1. Bản chất của ánh sáng trong tự nhiên là gì?

... ...

Câu hỏi 2. Những hiện tượng nào thể hiện tính sóng của ánh

sáng?... ... Câu hỏi 3. Những hiện tượng nào thể hiện tính lượng tử của ánh

sáng?... ...

Nhiệm vụ 2: Giải thích hiện tượng tán sắc ánh sáng.

Câu hỏi 4: Em hãy vẽ hình mô tả thí nghiệm tán sắc ánh sáng khi cho ánh sáng trắng qua lăng kính:

Câu hỏi 5. Vận dụng bản chất sóng ánh sáng em hãy giải thích vì sao ánh sáng trắng

Một phần của tài liệu Xây dựng và tổ chức dạy học tích hợp chủ đề ‘‘ánh sáng” ở trung học phổ thông (Trang 105 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)