Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu DANH mục các ký HIỆU CHỮ VIẾT tắt (Trang 40 - 44)

Chƣơng 1 :TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3.1.Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Lục Ngạn là huyện trung du miền núi nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Bắc Giang, thuộc vùng Đơng Bắc Việt Nam. Có toạ độ vị trí địa lý: từ 210 16’ 00’’- 210 34’ 40’’ vĩ độ Bắc và 1060 26’ 30’’- 1060 52’ 00’’ kinh độ Đơng.

Phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng và huyện Chi Lăng của tỉnh Lạng Sơn. Phía Đơng giáp huyện Sơn Động của tỉnh Bắc Giang và huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn.

Phía Tây và Nam giáp huyện Lục Nam của tỉnh Bắc Giang.

Trung tâm huyện lỵ nằm cách thành phố Bắc Giang 40 km về phía Đơng, cách Hà Nội 90 km về phía Đơng Bắc và cách cửa khẩu Lạng Sơn 120 km về phía Nam. Có trục đường Quốc lộ 31, 279 và nhiều trục đường tỉnh lộ đi qua, tương đối thuận lợi cho giao lưu kinh tế với các vùng miền khác.

Huyện Lục Ngạn có tổng diện tích tự nhiên là 101728,20 ha gồm 29 xã, 1 thị trấn (thị trấn Chũ) và trung tâm huấn luyện Cấm Sơn (không thuộc xã nào).

Xã Biển Động là một xã cách trung tâm huyện Lục Ngạn 21 km về phía đơng với tổng diện tích là 1854,22 ha, gồm 10 thơn với tổng số dân là 8364 dân. Xã Biển Động có danh giới như sau:

Phía Đơng giáp xã Cẩm Đàn huyện Sơn Động. Phía Tây giáp xã Tân Hoa.

Phía Nam giáp xã Phú Nhuận. Phía Bắc giáp xã Kim Sơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.2. Địa hình

Lục Ngạn là một bồn địa được bao bọc bởi 2 dải núi lớn là Bảo Đài ở phía Bắc và Yên Tử, Huyền Định ở phía Nam và Đơng Nam. Địa hình chia thành 2 vùng rõ rệt là vùng cao và vùng thấp.

Vùng thấp bao gồm những dãy đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng có độ cao trung bình từ 100 – 150m so với mực nước biển, độ dốc < 200

, rất thuận lợi cho phát triển cây ăn quả và trồng rừng, đặc biệt là xây dựng những mơ hình vườn rừng, đồi rừng, trang trại lâm nghiệp…

Vùng cao bao gồm những dãy núi có độ dốc trung bình từ 25 – 300 , độ cao trung bình > 300m so với mực nước biển. Vùng này diện tích đất chưa sử dụng cịn khá lớn, có thể dùng cho sản xuất kinh doanh rừng trồng.

Vì vậy, có thể nói Lục Ngạn có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế đồi rừng cũng như đẩy mạnh phát triển sản xuất lâm nghiệp.

Xã Biển Động có địa hình đồi núi là chủ yếu, đất ruộng ít, những vùng đất bằng phẳng phục vụ cho nông nghiệp rất nhỏ. Đây cũng là xã có tiềm năng phát triển sản xuất lâm nghiệp.

3.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng

Lục Ngạn có nhiều loại đất khác nhau nhưng chủ yếu là đất Feralit vàng đỏ và nâu xám phát triển trên 3 loại đá mẹ chủ yếu là: sa thạch, phiến thạch và phấn xa. Thành phần cơ giới từ trung bình đến sét nặng, có kết cấu viên, độ xốp lớp đất mặt từ 50 – 70%, khả năng thấm và giữ nước trung bình, hàm lượng mùn trong đất khoảng 4%, đạm từ 0,01 - 0,4%, rất thích hợp cho các lồi cây lâm nghiệp, cây ăn quả và cây cơng nhiệp. Tuy nhiên, do có độ dốc tương đối lớn kiểu bát úp lên cần phải chú ý đến những biện pháp chống xói mịn và rửa trơi đất.

Ngồi ra, cịn có diện tích nhỏ đất phù sa được bồi tụ hàng năm ở ven sông, suối được người dân sử dụng trồng lúa nước, hoa màu và cây ăn quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với tiềm năng đất đai lớn và phù hợp cho sản xuất lâm nghiệp cũng như cây ăn quả, Lục Ngạn đang là một huyện đứng đầu tỉnh Bắc Giang về công tác bảo vệ rừng và trồng rừng cũng như phát triển kinh tế đồi rừng.

Đất của xã Biển Động được hình thành từ đá mẹ như đá phiến thạch sét, đá mắc ma axit, một số ít được hình thành từ đá mắc ma trung tính và đá biến chất. Vì vậy có thể chia đất thành các loại sau:

- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ. - Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa.

- Đất nâu đỏ phát triển trên đá mắc ma bazo và trung tính. - Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sa thạch.

- Đất đỏ vàng phát triển trên đá biến chất.\

Nhìn chung, đất đai của xã chua, hàm lượng mùn, kali, lân ở mức nghèo. Mùn tổng số nhỏ hơn 1,0%.

3.1.4. Khí hậu thủy văn

Theo số liệu của Trạm khí tượng thuỷ văn huyện Lục Ngạn, thời tiết khí hậu khu vực huyện Lục Ngạn năm 2010 như sau:

Nhiệt độ trung bình năm là 23,50 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C, nhiệt độ cao nhất tập trung vào tháng 5, 6, 7; nhiệt độ thấp nhất tập trung vào tháng 12 và tháng 1, tháng 2 năm sau. Độ ẩm khơng khí trung bình năm là 75,5%. Số giờ nắng bình quân trong n ă m 1.525 giờ, tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8, 9.

Lục Ngạn chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu Đơng Bắc Bộ khá rõ nét với đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè; hanh khô kéo dài và lạnh về mùa đơng. Với khí hậu đa dạng như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp. Tuy nhiên lượng mưa lớn về mùa hè làm cho nhiều nơi bị xói mịn, lở đất …điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.5. Hiện trạng sử dụng đất đai và tài nguyên rừng

* Hiện trạng sử dụng đất đai

Tổng diện tích tự nhiên tồn huyện 101.728,20 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 37354,80 ha, chiếm 36,72% diện tích đất tự nhiên. Trong tổng số 37354,80 ha đất có rừng thì diện tích rừng trồng phịng hộ là 9723,18 ha (chiếm 26,03%), đất trồng rừng sản xuất 27631,62 ha (chiếm 73,97%). Diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp là 8826,89 ha. Qua đây chúng ta có thể thấy diện tích đất trống cịn lớn, đây là cơ hội và tiềm năng cho phát triển rừng.

* Thực vật rừng

+ Rừng tự nhiên: Tổ thành loài khá phong phú với nhiều loài cây gỗ. Tuy nhiên, do khai thác quá mức và không hợp lý trong nhiều thập kỷ qua nên hiện nay chỉ còn tập trung chủ yếu tại rừng phòng hộ Cấm Sơn và vùng cao giáp huyện Sơn Động trong đó có xã Biển Động.

+ Rừng trồng: Các lồi cây trồng rừng chủ yếu là những loài cây nhập nội, sinh trưởng nhanh, cung cấp nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ hoặc Bạch đàn, Thông, Keo…

Một phần của tài liệu DANH mục các ký HIỆU CHỮ VIẾT tắt (Trang 40 - 44)