Chƣơng 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Khả năng tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ trong hai trạng thái thảm
4.2.3. Phân bố cây gỗ tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang
Phân bố cây theo mặt phẳng nằm ngang là một đặc điểm khá đặc trưng của tái sinh tự nhiên là phân bố cây gỗ tái sinh khơng đều trên mặt đất, nó tạo ra các khoảng trống thiếu tái sinh. Nghiên cứu phân bố cây gỗ tái sinh trên mặt phẳng nằm ngang có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trì nh vận dụng quy luật phân bố cây tái sinh để phục hồi rừng. Sự phân bố cây trên bề mặt đất phụ thuộc vào đặc tính sinh vật học của lồi cây và không gian dinh dưỡng, nguồn gieo giống tự nhiên.
Thực tế cho thấy, có những lâm phần có mật độ cây tái sinh cao, chất lượng và tổ thành cây tái sinh đảm bảo cho quá trình tái sinh, nhưng vẫn phải tiến hành xúc tiến tái sinh do phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất rừng chưa hợp lý. Do đó nghiên cứu hình thái phân bố của cây gỗ tái sinh là cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm thúc đẩy tái sinh theo chiều hướng có lợi.
Để nghiên cứu hình thái phân bố cây gỗ tái sinh, chúng tôi sử dụng phương pháp kiểm tra mức độ sai khác giữa số trung bình khoảng cách từ một cây được chọn ngẫu nhiên với cây gần nhất với trị số bình quân lý thuyết: Sử dụng tiêu chuẩn U của phân bố chuẩn để đánh giá:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn U = 26136 , 0 ). 5 . 0 . (x n Trong đó: n là số lần quan sát.
Nếu U 1,96: Phân bố ngẫu nhiên. U 1,96: Phân bố cách đều U -1,96: Phân bố cụm Kết quả tính tốn: Mật độ cây gỗ trên 1 m2 (cây/m2) = 10000 ) / (cây ha N
Chúng tôi đo khoảng cách từ một cây được chọn ngẫu nhiên đến 6 cây gần nhất (n=6) để lấy trị số trung bình (x)
Ở rừng tái sinh tự nhiên, mật độ cây gỗ là 4573 cây/ha, 0.4573
cây/m2. Tổng khoảng cách từ một cây được chọn đến 6 cây gần nhất là 6,1098m, vậy x = 1,0183m. U = 26136 , 0 6 ) 5 , 0 4573 , 0 0183 , 1 ( = 1,7680
- 1,96 U 1,96 nên rừng tái sinh tự nhiên ở đây có kiểu phân bố ngẫu nhiên.
Ở rừng trồng hỗn giao thông và keo, mật độ cây gỗ là 3284 cây/ha,
3284 , 0
cây/m2. Tổng khoảng cách từ một cây được chọn đến 6 cây gần nhất là 2,8614m, vậy x = 0,4769m U = 26136 , 0 6 ) 5 , 0 3284 , 0 4769 , 0 ( = -2,1245
U -1,96 nên cây gỗ tái sinh ở đây có kiểu phân bố cụm.
Kết quả trên cho thấy phân bố cây gỗ tái sinh trên mặt phẳng nằm ngang ở trạng thái rừng trồng hỗn giao thơng và keo có dạng phân bố cụm cịn ở rừng tái sinh tự nhiên có dạng phân bố ngẫu nhiên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hiện tượng tái sinh lỗ trống rất phổ biến ở rừng tự nhiên nhiệt đới, xảy ra ở những lỗ trống trong rừng, cây tái sinh thường có phân bố cụm. Tuy nhiên, kiểu phân bố cây tái sinh không chỉ phụ thuộc vào những lỗ trống trong rừng mà còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như: tiểu khí hậu, nguồn gieo giống, khả năng tái sinh của từng loài, mật độ cây gỗ tầng cây cao, độ che phủ, điều kiện thổ nhưỡng,… dẫn đến những kiểu phân bố khác ở dưới tán rừng. Như vậy phân bố cây gỗ tái sinh trên bề mặt đất trong hai trạng thái thảm thực vật nghiên cứu ở xã Biển Động huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang có dạng phân bố cụm và phân bố ngẫu nhiên. Kết quả nghiên cứu này cũng giống với nhiều nghiên cứu của Ngô Kim Khôi, (1999) là, thông thường phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất tuân theo quy luật là rừng còn non và rừng nghèo thường có dạng cụm, rừng trung bình có dạng ngẫu nhiên hoặc cụm và rừng giàu hoặc rừng nguyên sinh có dạng phân bố đều.
Do tính chất canh tác là tiến hành trên từng mảnh nhỏ, đồng thời do địa hình dốc và chia cắt mạnh nên mơi trường đất trên tồn bộ diện tích khơng đồng đều có thành phần, cấu trúc và độ phì khác nhau. Trên các mảnh đất đó, khả năng nảy mầm, sinh trưởng, phát triển của thực vật là khác nhau. Đây là nguyên nhân làm cho thảm thực vật rừng tái sinh tự nhiên thường có phân bố cụm. Tuy nhiên, theo thời gian do có sự bổ sung và q trình tự tỉa thưa dẫn đến có sự điều chỉnh lại phân bố cây theo hướng ngẫu nhiên điều đó chứng tỏ hồn cảnh rừng đang tiến tới sự ổn định.
Kiểu phân bố cây gỗ tái sinh cho thấy khi trồng bổ sung cây mục đích ngồi việc bổ sung số lượng cây kế cận, cải thiện tổ thành lồi cây cịn phải chú ý đến điều chỉnh phân bố số cây trên bề mặt đất. Nhằm tạo không gian dinh dưỡng hợp lý cho các cá thể trong quần thể, rút ngắn thời gian phục hồi rừng, cải thiện chất lượng rừng phục hồi.